Xem truyền hình qua ĐTDĐ là một xu hướng tất yếu của thị trường giải trí. Công nghệ mobile TV sẽ sớm được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng muốn nắm bắt tin tức thời sự ngay cả khi đi trên đường. World Cup 2006 được coi là cơ hội thúc đẩy cho sự phát triển của truyền hình di động trên toàn thế giới. Chỉ riêng trong dịp này, doanh thu từ truyền hình di động đã mang lại trên 300 triệu USD.
Mặc dù tín hiệu truyền tới màn hình điện thoại lâu hơn tới 20 giây so với TV thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ khẳng định đó chỉ là rắc rối nhỏ vì Mobile TV không phải thiết bị được dùng để xem ở nhà mà là để phục vụ cho những "tín đồ mobile" muốn tiếp cận nội dung đa phương tiện ở mọi nơi, mọi lúc.
Trong khi đó tại Trung Quốc, hai công nghệ truyền hình di động là T-MMB (viết tắt của Terrestrial-Mobile Multimedia Broadcasting) và StiMi (Satellite and Terrestrial interaction Multimedia) cũng đang cạnh tranh với những công nghệ Mobile TV khác (bao gồm cả T-DMB và DVB-H) để truyền tải hình ảnh thế vận hội Bắc Kinh 2008 tới các thuê bao di động.
Châu Âu đang gấp rút hoàn thành kế hoạch triển khai các dịch vụ truyền hình di động (mobile TV) và hy vọng sẽ hoàn tất để bắt đầu thương mại hóa vào đúng giải đấu bóng đá châu Âu năm 2008. Theo các dự báo của các công ty khảo sát thị trường, châu Âu sẽ có 100 triệu thuê bao dịch vụ mobile TV vào năm 2010. Thị trường toàn cầu sẽ đạt mức doanh thu 15,2 tỷ USD vào năm 2009.
Mặc dù tín hiệu truyền tới màn hình điện thoại lâu hơn tới 20 giây so với TV thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ khẳng định đó chỉ là rắc rối nhỏ vì Mobile TV không phải thiết bị được dùng để xem ở nhà mà là để phục vụ cho những "tín đồ mobile" muốn tiếp cận nội dung đa phương tiện ở mọi nơi, mọi lúc.
Tại châu á, các dịch vụ truyền hình di động đã khá phổ biến trong vài năm trở lại đây ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Được hỗ trợ bởi hạ tầng mạng có băng thông lớn, các dịch vụ Mobile TV rõ ràng đã được đông đảo khách hàng đón nhận khi số lượng các nhà dịch vụ tiếp tục gia tăng với những tên tuổi lớn như TU Media, SK Telecom...
Trong khi đó tại Trung Quốc, hai công nghệ truyền hình di động là T-MMB (viết tắt của Terrestrial-Mobile Multimedia Broadcasting) và StiMi (Satellite and Terrestrial interaction Multimedia) cũng đang cạnh tranh với những công nghệ Mobile TV khác (bao gồm cả T-DMB và DVB-H) để truyền tải hình ảnh thế vận hội Bắc Kinh 2008 tới các thuê bao di động.
Châu Âu đang gấp rút hoàn thành kế hoạch triển khai các dịch vụ truyền hình di động (mobile TV) và hy vọng sẽ hoàn tất để bắt đầu thương mại hóa vào đúng giải đấu bóng đá châu Âu năm 2008. Theo các dự báo của các công ty khảo sát thị trường, châu Âu sẽ có 100 triệu thuê bao dịch vụ mobile TV vào năm 2010. Thị trường toàn cầu sẽ đạt mức doanh thu 15,2 tỷ USD vào năm 2009.
Tập đoàn truyền thông lớn nhất nước Anh, BBC vừa đưa ra thông báo, các kênh truyền hình và radio của hãng sẽ được "phủ sóng" thử nghiệm trên một số thiết bị di động mới. Thuê bao di động đăng ký dịch vụ có có thể xem được những chương trình BBC One, bản tin BBC 24, BBC Three, cùng một số các môn thể thao và chương trình khác.
Dù mới được cung cấp ở một vài quốc gia tiên tiến nhưng dịch vụ truyền hình trên ĐTDĐ hiện đã có đến 4 chuẩn chính đang được các nhà khai thác cung cấp, gồm: truyền hình mặt đất DVB-H (Digital Video Broastcast - Handheld), truyền hình vệ tinh DMB (Digital Multimedia Broadcasting), Media- Flo và 3G (hoặc CDMA 2000 1x EV-DO). Hiểu nôm na là THDĐ hiện có 2 chiều hướng, một là xem truyền hình như bạn vẫn xem trên tivi ở nhà (công nghệ DVB-H và DMB) và vào mạng Internet xem tivi trên máy tính (Media- Flo và 3G).
Nói một cách đơn giản, xét về kỹ thuật với công nghệ DVB-H và DMB chỉ cần có đài phát và thiết bị thu là có thể xem tivi, trong khi với Media- Flo và CDMA 2000 1x EV-DO thì người dùng phải phụ thuộc vào đường truyền dữ liệu (không phụ thuộc băng tần). Tại Việt Nam cả hai hình thức xem tivi nêu trên đều đã được triển khai: DVB-H của Nokia và VTC; CDMA 2000 1x EV-DO của S-Fone.
Mobile TV ở Việt Nam: vì sao chưa có nhiều "thượng đế"
Việt Nam là nước đầu tiên tại châu á và là nước thứ 2 trên thế giới (sau Phần Lan) được Nokia triển khai dịch vụ truyền hình di động. Từ tháng 11/2006, VTC đã đạt được thoả thuận với Nokia cung cấp dịch vụ Mobile TV (công nghệ DVB-H) tại 4 địa phương là Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng và Quảng Ninh. trước khi triển khai trên toàn quốc vào năm 2008. Bên cạnh dịch vụ truyền hình qua di động của VTC, người sử dụng có thể tham gia gói dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp của S-Fone (chuẩn CDMA2000 1x EV-DO), được tung ra vào đầu tháng 10/2006.
Cả hai nhà cung cấp dịch vụ VTC và S-Fone đều không công khai công bố số lượng thuê bao Mobile TV tuy nhiên những con số này chắc chắn vẫn chưa nhiều. Theo ý kiến người đã sử dụng, hạn chế là mức phí dịch vụ còn khá cao và bất tiện cho các thuê bao muốn đăng ký sử dụng dịch vụ lâu dài, chất lượng hình ảnh của cả hai dịch vụ chưa thực sự tốt.
Ngoài ra, còn hạn chế về lựa chọn thiết bị đầu cuối để sử dụng dịch vụ như Nokia N92 cho VTC giá trên 12.000.000đ và Samsung F363 cho S-Fone mới được "down" giá xuống 5.390.000đ, cũng làm không ít người yêu thích Mobile TV...phải quay lưng với dịch vụ"
Ngay cả khi S-Fone đã "cải thiện" mức cước cũ (5.000đ/phút) bằng cách phát hành gói cước dữ liệu (chỉ dùng cho dữ liệu không cho thoại) thì cước mobile TV của S-Fone là 1.200 đồng/phút vẫn bị nhiều người cho là quá cao. Nhìn sang Hàn Quốc, một trong những quốc gia mà Mobile TV phổ dụng nhất toàn cầu (dùng công nghệ DMB), người dùng dịch vụ này của SK Telecom chỉ phải trả cước thuê bao 13 USD (khoảng 200.000 đồng) để xem truyền hình trong 1 tháng mà không phải trả bất cứ khoản tiền nào khác.
Quảng cáo
Ngoài ra, hiện tại màn hình điện thoại di động còn quá nhỏ, khó mang lại cảm giác thích thú cho người xem để tạo ra khả năng lôi cuốn họ. Các nhà cung cấp dịch vụ Mobile TV đang phải đối mặt với mâu thuẫn không dễ giải quyết liên quan tới kích cỡ của thiết bị đầu cuối (ĐTDĐ). Làm sao để "dế" thực sự nhỏ gọn (đảm bảo yếu tố di động) trong khi lại có màn hình đủ lớn để không làm khách hàng phải "toét mắt" khi xem?
Các nhà phân tích dự đoán vào năm 2010 sẽ có trên 74 triệu người trên toàn cầu sử dụng truyền hình di động với công nghệ DVB-H. Trong khi đó các chuyên gia trong nước lạc quan về tỷ lệ từ 30 - 50% thuê bao di động Việt Nam sẽ có nhu cầu xem truyền hình di động vào năm 2010. Tương lai có vẻ rất sáng lạn tuy nhiên không phải lúc nào "đón đầu" công nghệ cũng mang lại hiệu quả kinh doanh cao như mong đợi.
(Theo XHTT)