Mỗi ngày trên thế giới có trung bình 150 vụ chim uy hiếp an toàn bay, nghĩa là rủi ro này không hề hiếm, sự cố máy bay bị hư hại nghiêm trọng gây chết người khi đụng trúng chim rất hiếm xảy ra, trừ một số trường hợp may mắn suýt chết.
Báo cáo sơ bộ của vụ tai nạn máy bay làm chết 179 ở sân bay quốc tế Muan, Hàn Quốc, cho thấy có máu và lông chim trong cả 2 động cơ máy bay. Người ta xác định đó là những gì còn sót lại của loài vịt di cư Baikal, một loài vịt sinh sống ở Siberia. Bằng chứng cho thấy máy bay đụng trúng chim trong những phút cuối cùng.
Xem lại: 3 phút cuối cùng của chuyến bay Jeju Air 7C2216 (Boeing 737-800)
Hiện tại vẫn chưa xác định được những con chim đụng trúng máy bay góp bao nhiêu % nguyên nhân gây ra tai nạn cho máy bay của Jeju Air. Tuy nhiên nguyên nhân máy bay bị tai nạn do chim được coi là trọng tâm của cuộc điều tra.
Theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, từ năm 2016 - 2021 có hơn 270.000 vụ báo cáo máy bay va chạm với động vật hoang dã. Tuy nhiên chỉ có 3% số vụ là máy bay bị hư hại một số bộ phận.
Báo cáo sơ bộ của vụ tai nạn máy bay làm chết 179 ở sân bay quốc tế Muan, Hàn Quốc, cho thấy có máu và lông chim trong cả 2 động cơ máy bay. Người ta xác định đó là những gì còn sót lại của loài vịt di cư Baikal, một loài vịt sinh sống ở Siberia. Bằng chứng cho thấy máy bay đụng trúng chim trong những phút cuối cùng.
Xem lại: 3 phút cuối cùng của chuyến bay Jeju Air 7C2216 (Boeing 737-800)
Hiện tại vẫn chưa xác định được những con chim đụng trúng máy bay góp bao nhiêu % nguyên nhân gây ra tai nạn cho máy bay của Jeju Air. Tuy nhiên nguyên nhân máy bay bị tai nạn do chim được coi là trọng tâm của cuộc điều tra.
Theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, từ năm 2016 - 2021 có hơn 270.000 vụ báo cáo máy bay va chạm với động vật hoang dã. Tuy nhiên chỉ có 3% số vụ là máy bay bị hư hại một số bộ phận.
Tương tự, FAA của Mỹ cũng theo dõi các vụ máy bay đụng trúng động vật hoang dã và hơn 90% vụ máy bay không bị hư hại gì.
Nguồn khảo sát của FAA cho biết từ 1990 - 2024, hơn 90% vụ đụng trúng động vật hoang dã không gây hư hỏng máy bay.
Báo cáo của ICAO và FAA đều chỉ ra thời điểm máy bay gặp xác suất đụng trúng chim cao nhất là khi hạ cánh và cất cánh, khi máy bay đang ở độ cao mà chim thường bay.
Hơn 90% vụ va chạm xảy ra khi máy báy cất cánh, hạ cánh, lấy độ cao hoặc lúc tiếp cận (thời điểm máy bay hạ độ cao để tiếp cận sân bay, chuẩn bị hạ cánh).
Khi máy bay đang ở độ cao hành trình thì xác suất đụng trúng chim rất thấp, chỉ có 1%.
Các tai nạn hàng không nghiêm trọng vì đụng trúng chim
Avisure, tổ chức cố vấn an toàn bay có trụ sở ở Úc, đã có bài thống kê độc lập về các sự cố máy bay đụng trúng động vật hoang dã, gây ra tử vong hoặc hư hại máy bay, hoặc cả hai.Vụ tai nạn đầu tiên có dữ liệu ghi lại là trên bầu trời Long Beach ở California, xảy ra ngày 3/4/1912 khi phi công đang lái chiếc Calbraith Perry Rodgers.
Sau vụ năm 1912 thì hàng chục vụ tai nạn máy bay quân sự, đến ngày 30/4/1953 mới xảy ra thêm 1 vụ máy bay dân sự đụng trúng chim. Hậu quả là 1 người chết, 22 người may mắn sống sót.
Quảng cáo
Ông Phil Shaw, CEO kiêm sáng lập Avisure cho biết các máy bay chở khách cỡ lớn có khả năng an toàn hoặc ít thương vong khi đụng trúng chim, nhưng phần lớn là nhờ may mắn.
Ví dụ, vụ tai nạn máy bay trên sông Hudson, New York, xảy ra ngày 15/1/2009 có thể đã gặp kết cục thảm khốc nếu như không có sự xử lý tuyệt vời của phi công, và có con sông ở đó để cơ trưởng Sully đáp xuống.
Chiếc Airbus A320, chuyến bay 1549 của hãng hàng không US Airways lúc đó đã đụng trúng ngỗng canada ngay khi vừa cất cánh, toàn bộ động cơ bị mất lực đẩy. Các phi công đã quyết định hạ cánh xuống sông Hudson ở Manhattan, toàn bộ hành khách đều an toàn sống sót.
Tương tự, vụ chiếc Airbus A321, chuyến bay 178 của Ural Airlines chở 233 người gặp nạn ở Moscow, Nga, cũng đụng trúng đàn ngỗng Canada và bị hư cả 2 động cơ. Phi công cho máy bay đáp xuống một cánh đồng bắp ở cách sân bay 5km, toàn bộ hành khách đều sống sót.
Vụ tiêu biểu thứ 3 là chiếc Boeing 747 chở hàng của Kalitta Air, chuyến bay 207, đã đụng trúng chim cắt lưng hung châu Âu khi đang cất cánh. Phi công đã hủy lệnh cất cánh nhưng chiếc máy bay vẫn trượt dài hết đường băng và gãy làm 3, may mắn là toàn bộ người trên máy bay đều sống sót.
Vị trí chim va chạm với máy bay
Số lượng chim và kích thước chim có thể làm tăng hư hại khi đụng trúng máy bay, và vị trí xảy ra va chạm cũng ảnh hưởng trực tiếp.Quảng cáo
Theo báo cáo của ICAO, hầu hết các vụ va chạm đều xảy ra ở 4 vị trí gồm đầu, 2 cánh, động cơ và cánh quạt của động cơ. Các vị trí này chiếm 71% tổng số vụ va chạm. Đa số các loại máy bay có thể tạm thời bay được nếu chỉ còn 1 động cơ, nhưng nếu cả 2 động cơ đều bị hư thì mức độ nghiêm trọng của hậu quả sẽ càng cao.
Các loài chim và động vật hoang dã có nguy cơ đụng trúng máy bay
Có nhiều loài vật được báo cáo là từng va chạm với máy bay. Tuy nhiên phần lớn là chim (vì chúng bay được) và xác suất này tăng cao ở các sân bay ven biển, ở gần vùng đất ngập nước hoặc dọc theo các tuyến đường di trú của động vật, ví dụ như sân bay Muan của Hàn Quốc.Muan là sân bay có tỷ lệ máy bay đụng trúng chim cao nhất nhì ở Hàn Quốc vì chim thường xuất hiện quanh vùng.
Sân bay Muan báo cáo có 9 vụ máy bay va chạm với chim trong 5 năm từ 2019-23, tuy nhiên đây là sân bay có tỷ lệ đụng trúng chim cao thứ nhì trên mỗi 1000 chuyến bay.
Tỷ lệ cao nhất là sân bay Sacheon cũng của Hàn Quốc, theo số liệu Reuters khảo sát các chuyến bay có báo cáo va chạm với chim, giai đoạn 2019-23.
Những loài chim thường xuất hiện ở sân bay Muan
Sân bay Muan vừa nằm ven biển, vừa xung quanh có các vùng đất ngập nước, là môi trường sống lý tưởng cho các loài chim. Báo cáo của chính phủ Hàn Quốc cho biết nơi đây là nơi sinh sống chính của các loài chim như chim Sẻ cây, chim Ác là mỏ đen, và các loài chim di cư như vịt trời và diệc xám.Một sự cố xảy ra năm 2004 khi 1 con hươu cao cổ xuất hiện tại đường băng Santawani ở Botswana, chiếc máy bay Cessna 172 đã đụng trúng nó và bị hư nặng, con hươu chết tại chỗ.
Động vật có vú như dơi, hươu nai, và bò sát như rùa, cá sấu chiếm 5% số vụ va chạm với máy bay.
Số vụ máy bay đụng trúng chim tăng cao vào mùa Hè
Số vụ báo cáo tăng cao từ mùa Xuân tới mùa Thu, đỉnh điểm vào mùa Hè, khi các loài chim di trú về phía bắc bán cầu ấm áp hơn, khi nam bán cầu vào mùa lạnh.Các biện pháp đuổi chim của sân bay Muan
Sân bay Muan đã áp dụng các biện pháp truyền thống như loa phát thanh, pháo hơi, súng vv để đuổi chim. Các nhà chức trách cho biết ngoài phương pháp truyền thống thì còn cần phải khảo sát địa lý xung quanh sân bay để ghi nhận các nơi chim làm tổ, cũng như khơi thông cống thoát nước và các thảm thực vật xung quanh sân bay, hạn chế có nơi cho chim làm tổ.Các chuyên gia cho rằng ngành hàng không vẫn còn chưa đào tạo bài bản cho sân bay cách ứng phó khi có tai nạn máy bay đụng trúng chim. Rất hiếm khi có tổ chức buổi đào tạo cho phi công và ATC về mô phỏng việc máy bay va chạm với chim. Ngoài ra cải thiện cảm biến và các công cụ truyền thông cũng giúp nâng cao cảnh báo trong thời khắc nguy hiểm.
Các loài chim phổ biến được thống kê có va chạm với máy bay là diều hâu, đại bàng và kền kền chiếm tổng 28% số vụ, chim sẻ chiếm 27%, các loài chim sống ven biển chiếm 18%, còn lại 22%.
Theo Reuters