Đây là con số được chia sẻ trong buổi tập huấn cung cấp thông tin về các tác hại của đồ uống có cồn, thuốc lá và cả đồ uống có đường vừa diễn ra tại Ninh Bình trong 2 ngày 5 và 6/7.
Qua đó tỷ lệ uống đồ uống có cồn tại Việt Nam tăng rất mạnh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Tăng ở cả 3 tiêu chí là a) Mức tiêu thụ bình quân/người khi quy đổi ra lượng cồn nguyên chất, b) T lệ sử dụng rượu bia ở cả 2 giới và c) Sử dụng quá nhiều vượt mức gây hại. Hiện chúng ta đang đứng thứ 2 tại Đông Nam Á, thứ 3 tại Châu Á trong bảng thống kê mức sử dụng bình quân bia rượu/ đầu người. Chỉ số đáng lo ngại là sử dụng vượt mức gây hại cho cơ thể ở người đã trưởng thành đã tăng gần gấp đôi, từ 25,1% năm 2010 lên 44,2%
Kết quả của việc này theo Cục Y tế dự phòng cảnh báo là mỗi năm có hơn 40 nghìn ca tử vong có liên quan đến bia rượu, chiếm 7,5% trong tổng số gần 550 nghìn các ca tử vong do ung thư, bệnh tim, tâm thành, tiêu hóa... hay 1 số các bệnh khác. Việc uống xỉn còn là nguyên nhân gây ra các vụ gây rối trật tự xã hội hay bạo hành gia đình. Trong đó nguyên nhân do rượu bia chiếm 30% và 33,7% các vấn đề xã hội nói trên. Điểm đáng chú ý là sự phân chia về giới trong sử dụng bia rượu, số nam giới đã có dùng đồ uống có cồn trong năm 2019 là 24,6% ở nhóm trẻ vị thành niên nam (giảm khá nhiều so với con số 33,2% hồi 2013). Tuy nhiên ở giới nữ con số này lại tăng lên, từ 17,6% năm 2013 lên 20% năm 2019. Cũng đã có 22,1% nam giới được hỏi đã có lần uống say xỉn, vượt quá ngưỡng có hại đối với cơ thể, với nữ giới là 19,3% thừa nhận đã có ít nhất 1 lần uống say.
Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn thì rất rõ ràng rồi, ngoài các vấn đề về sức khỏe thì đây còn là yếu tố có nguy cơ đứng thứ 2 trong tổng số 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong tại Việt Nam.
Nguồn suckhoedoisong
Qua đó tỷ lệ uống đồ uống có cồn tại Việt Nam tăng rất mạnh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Tăng ở cả 3 tiêu chí là a) Mức tiêu thụ bình quân/người khi quy đổi ra lượng cồn nguyên chất, b) T lệ sử dụng rượu bia ở cả 2 giới và c) Sử dụng quá nhiều vượt mức gây hại. Hiện chúng ta đang đứng thứ 2 tại Đông Nam Á, thứ 3 tại Châu Á trong bảng thống kê mức sử dụng bình quân bia rượu/ đầu người. Chỉ số đáng lo ngại là sử dụng vượt mức gây hại cho cơ thể ở người đã trưởng thành đã tăng gần gấp đôi, từ 25,1% năm 2010 lên 44,2%
Kết quả của việc này theo Cục Y tế dự phòng cảnh báo là mỗi năm có hơn 40 nghìn ca tử vong có liên quan đến bia rượu, chiếm 7,5% trong tổng số gần 550 nghìn các ca tử vong do ung thư, bệnh tim, tâm thành, tiêu hóa... hay 1 số các bệnh khác. Việc uống xỉn còn là nguyên nhân gây ra các vụ gây rối trật tự xã hội hay bạo hành gia đình. Trong đó nguyên nhân do rượu bia chiếm 30% và 33,7% các vấn đề xã hội nói trên. Điểm đáng chú ý là sự phân chia về giới trong sử dụng bia rượu, số nam giới đã có dùng đồ uống có cồn trong năm 2019 là 24,6% ở nhóm trẻ vị thành niên nam (giảm khá nhiều so với con số 33,2% hồi 2013). Tuy nhiên ở giới nữ con số này lại tăng lên, từ 17,6% năm 2013 lên 20% năm 2019. Cũng đã có 22,1% nam giới được hỏi đã có lần uống say xỉn, vượt quá ngưỡng có hại đối với cơ thể, với nữ giới là 19,3% thừa nhận đã có ít nhất 1 lần uống say.
Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn thì rất rõ ràng rồi, ngoài các vấn đề về sức khỏe thì đây còn là yếu tố có nguy cơ đứng thứ 2 trong tổng số 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong tại Việt Nam.
Nguồn suckhoedoisong