Một số nguỵ biện thường gặp trong cuộc sống

tuanlionsg
13/4/2016 11:35Phản hồi: 6
Một số nguỵ biện thường gặp trong cuộc sống
Có lẽ không ai trong chúng ta thi thoảng lại không được đọc, được nghe những "ý kiến", "phát biểu", "lập trường", "quan điểm" thiếu nhất quán, mâu thuẫn, ngang phè... Đó là sản phẩm của những bộ óc có tư duy, lý luận không logique. Nhưng, không logique cũng có nhiều cách:
  • Có người biết mình sai vẫn nói, vẫn phát biểu vì xem thường người khác.
  • Có người vì mục đích mờ ám nên nguỵ biện, bất hợp lý.
  • Có người không được học logique nên khi suy nghĩ, nói năng, viết lách không mạch lạc, hợp lý, không logique.
Những lý luận không hợp quy tắc logique gọi là nguỵ biện theo nghĩa hẹp. Lối nói quanh co, ngoắt ngoéo làm cho người khác không phân biệt được đúng sai, bị sa bẫy, mắc lừa mà không biết, đó là nguỵ biện theo nghĩa rộng. Nguỵ là giả dối, biện là giảng giải. Nguỵ biện là dùng lời lẽ làm cho người khác nhận thức sai lầm.

Đây là một số nguỵ biện mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày:

1 - Dựa vào vũ lực:


Dựa vào vũ lực là lý luận của kẻ mạnh, kẻ nắm quyền lực, là một loại lý luận "bằng gậy" (argumentum ad baculum").

Kết luận được rút ra không phải từ tiền đề đúng, mà là sự đe doạ (thân thể hoặc quyền lợi của người đưa ra kết luận). Chân lý (kết luận) không được rút ra từ tiền đề một cách tất yếu mà chỉ là kết quả của sự đàn áp, bạo quyền. Người đưa ra kết luận (công tố viên, thẩm phán, báo chí, viện kiểm sát...) vì quyền lợi, vì yên thân, hoặc cúi đầu tuân lệnh mà phải chấp nhận kết luận không phù hợp với những gì xảy ra.

Ví dụ: Quan chức bị tố cáo: "Tham nhũng, thu chi tuỳ tiện, vi phạm nguyên tắc tài chính, thu vén cá nhân, độc tài..." Những việc này là có thật (Tiền đề). Ban thanh tra sau khi làm việc, do áp lực từ các lãnh đạo, đã kết luận: "Những tố cáo trên là không đúng sự thật." Báo chí đăng tin, trấn an dư luận. Kết luận đó không tất yếu được rút ra từ tiền đề, mà là "nguỵ biện" dựa vào bạo quyền hoặc vũ lực.​


2 - Dựa vào tình cảm:


Là cách để kết luận được công nhận, cần phải dựa vào sự cảm thông, mủi lòng của dân chúng, sự xúc động ... của người khác.

Ví dụ: Một đoạn trong báo: "Qua thẩm tra, có lẽ toà đã biết cụ X là một người rất hiền hậu, sống trong xóm được yêu mến, chơi trên mạng được nhiều người yêu, sinh hoạt trên phây-bút được nhiều lai. Đặc biệt, ông là người có công lớn trong thời chiến, vào sinh ra tử và có công lớn xây dựng cách mạng. Thế mà những ngày qua, ông tiều tuỵ sầu não, đến tội nghiệp. Chẳng lẽ một người như thế lại có thể tham nhũng tiền của dân để rơi vào cảnh bi luỵ đến thương tâm như chúng ta đang chứng kiến sao?"

Đó là những tiền đề đầy nước mắt, nhưng không phải là những tiền đề đủ để dẫn đến một kết luận có thể tiêu huỷ tội hối lộ tham nhũng của công của bị cáo. Nói cách khác, kết luận trên (ông X không tham nhũng) không được rút ra từ mấy thứ tiền đề "ba lăng nhăng" (hiền lành, có công cách mạng, tiều tuỵ...).​


3 - Dựa vào con người:


Thay vì phải dựa vào tiền đề (có xác thực hay không), và kết luận được rút ra từ tiền đề có logic hay không, thì kết luận đưa người nghe/đọc dựa vào một người nào đó. (agumentum ad hominem).

Quảng cáo


Ví dụ: "Ông A đã phát biểu trong kỳ đại hội abc như thế, nên đúng." (vì ống A là người đang tin, có "uy tín"...). Ở đây, ông A trở thành tiền đề chớ không phải những chứng lý xác đáng. Kết luận đáng tin vì nó là của ông A. Hoặc ngược lại: "Một người dân nào đó nói như thế, nhất định không thể tin được." (vì người dân "chả ra gì").

Đề cao hay hạ thấp đề có thể sai lầm. Không phải người giàu có, có quyền lực, danh giá... bao giờ cũng nói đúng; ngược lại những người hèn "vô danh tiểu tốt" bao giờ cũng nói sai. Nếu "cái áo không làm nên thầy tù thì người ngu nói ngàn điều sai cũng có thể có điều đúng. Vậy, giá trị của suy luận (đúng hay sai) không thể dựa vào "giá trị" của người phát biểu mà phải dựa vào những chứng lý khách quan, xác đáng.​


4 - Dựa vào quần chúng:


Khi không đủ lý lẽ thuyết phục, người ta tìm cách tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng, của quần chúng, của Fan... Lợi dụng ý kiến của số đông (mà không xác thực giá trị của ý kiến đó) là một lối nguỵ biện. Hậu quả là một kết luận của đám đông, dù không đúng, cũng sẽ có áp lực, sức nặng, sức mạnh, sức ép nào đó đối với người khác hoặc đối phương.

Đó là cách mua chuộc / áp lực báo chí, đoàn thể, cộng đồng... để tạo nên một "dư luận", nhằm làm tiền đề cho một kết luận nào đó có lợi. Tất cả những mánh khoé đó không phải là tiền đề để có thể dẫn đến một kết luận hợp lý khách quan. Trong đời sống, có rất nhiều biến tướng khác nhau tinh vi vô lường, của cả chính quyền lẫn các nhà quảng cáo.​


5 - Uy quyền đặt sai chỗ:

Quảng cáo


Dựa vào uy quyền của nhà chuyên môn là điều cần. Nhưng chuyên môn nào thì có uy quyền trong ngành đó. Uy quyền của ngành chuyên môn này không thể là uy quyền của ngành chuyên môn khác.

Ví dụ: Có sự lạm dụng uy quyền (như lấy ý kiến về y tế, y học từ một kiến trúc sư, lấy ý kiến về giáo dục của các nhà thiên văn học, lấy ý kiến các nha sĩ về quy hoạch giao thông ...v.v...) logic gọi là uy quyền đặt sai chỗ.​

_DSC3253b.jpg
"Quanh co" - Ảnh @tuanlionsg - Nikon D810 - 24-70 f/2.8​
6 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kaitokid1248
ĐẠI BÀNG
8 năm
đời mà, sống phải dựa vào cái miệng thui, hhihi, cái miệng đ trước là người khôn ngoan mà
"Có người biết mình sai vẫn nói, vẫn phát biểu vì xem thường người khác." - hầu hết chuyên gia là phụ nữ
Vào mục tag " tuanlionsg" dò ra được bài này của anh .
Soidatinh
TÍCH CỰC
8 năm
Vâng, tất cả chỉ là ngụy biện.
Có vẻ như hầu hết ai cũng phải "dựa" vào một cái gì đó 😔
Có người biết mình sai vẫn nói, vẫn phát biểu vì xem thường người khác.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019