Mua thiết bị sao chép (HDD, USB..) phải trả tiền tác quyền?

buonbannet08
14/8/2008 7:54Phản hồi: 18
Mua thiết bị sao chép (HDD, USB..) phải trả tiền tác quyền?
Sắp tới, khi mua những công cụ sao chép như đĩa quang (đĩa trắng), đĩa cứng, USB, máy photocopy… người tiêu dùng sẽ phải trả thêm một khoản phí là phí tác quyền. Thông tin này đang gây xôn xao dư luận khi Cục Tác giả bản quyền văn học và nghệ thuật đưa ra dự thảo về vấn đề này.​

Phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả văn học và nghệ thuật về vấn đề này.​


Thực hư chuyện sẽ thu phí tác quyền đối với một số loại máy công nghệ số như: đĩa quang, usb, đĩa cứng, máy photocopy, máy quay phim, chụp ảnh mà Cục Bản quyền tác giả văn học-nghệ thuật sắp đưa ra là thế nào, thưa ông?​

Ông Vũ Mạnh Chu: Đúng vậy, sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành thu phí tác quyền của một số loại máy công nghệ số như đĩa quang, đĩa cứng, usb, máy photocopy… Đó là những công cụ có thể sao chép, lưu giữ tác phẩm văn học-nghệ thuật, các tài liệu liên quan đến tổ chức nhân sự, các số liệu kinh tế của các doanh nghiệp…, do đó chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền (hay còn gọi là tiền đền bù) các tác giả là điều đương nhiên.​

Xin ông cho biết mức thu phí này dự kiến sẽ được tính như thế nào đối với mỗi sản phẩm?​

Hiện nay mức thu phí đĩa quang ở mỗi nước đều khác nhau, ví dụ như ở Singapore, Indonesia, Phillipine… họ tính theo công thức: Tỷ lệ phần trăm giá tiền đền bù nhân với số lượng đĩa trắng, nhân với phần trăm giá bán đĩa trắng. Tiền tác quyền đó sẽ chia đều cho tác giả và các bên liên quan còn ở Thuỵ Sĩ thì tiền tác quyền sẽ trả cho tác giả nhiều hơn các bên liên quan. Tuy nhiên, nếu người sử dụng công cụ sao chép đó với mục đính cá nhân sẽ được hoàn trả lại tác quyền.​

Vậy làm thế nào để người sử dụng chứng minh được việc sử dụng công cụ sao chép này là mục đích cá nhân, thưa ông?​

Muốn vậy, người sử dụng phải mang công cụ đó đến cơ quan có chuyên trách để họ kiểm tra nội dung.​

Mang các công cụ cá nhân đến cơ quan chuyên trách để kiếm tra như vậy thì làm sao có thể đảm bảo việc bảo vệ những thông tin cá nhân?​

Chúng tôi dự kiến sẽ thành lập Hiệp hội công nghiệp ghi âm, cơ quan này sẽ có trách nhiệm thực hiện mọi quyền lợi cho người tiêu dùng.​

Ngay cả điều luật về tác quyền âm nhạc của ta được đưa ra từ rất lâu, đến nay đã tỏ ra nhiều bất cập và “bị” “người trong cuộc” mỗi người hiểu và làm một kiểu. Vậy thì việc thu phí tác quyền ở vấn đề mới như thế này, liệu có thực thi hay không, thưa ông?​

Không thể nói là thực thi hay không mà chúng ta phải quyết tâm làm được nó. Những điều mà trước đây chúng ta chưa làm được là do chúng ta yếu kém, cần phải sửa chữa, còn những việc sẽ phải thực hiện trong thời gian tới phải kiên quyết hơn. Điều quan trọng nhất là vấn đề đưa ra thu tác quyền phải đúng, phải hợp tình hợp lý. Nhất là trong thời điểm hiện nay, chúng ta đã hội nhập thế giới, thì phải thực hiện mọi thông lệ quốc tế đã tồn tại từ lâu chỉ có điều người Việt Nam có chấp nhận văn hoá tiến bộ này hay không. Thậm chí những điều lúc đầu chúng ta tưởng khó thực thi như thu tác quyền tại quán karaoke, quán bar mà chúng ta đã thực hiện tốt trong thời gian qua.​

Dự kiến, bao lâu nữa điều luật này sẽ có hiệu lực, thưa ông?​

Hiện nay chúng tôi đang tiến hành dự thảo để trình lên Chính Phủ, cũng không lâu nữa sẽ được thực thi.​

Xin cảm ơn ông!​

18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ôi dào ơi mấy cái ông ấy ngồi mát ăn bát vàng nên nghĩ ra lắm cái vớ vẩn thế? Bây giờ mình mua USB rồi copy dữ liệu cá nhân (văn bản, bài hát tự thu âm ...) vào thì cũng phải trả tiền ah? Văn bản mình tự type, thuộc quyện sở hữu của mình mà lại phải trả tiền cho người khác, đúng là dở hơi
Trên đời có nhiều thằng dở hơi.
Quả này quyết chuyển nghề làm tác giả, chả làm gì vẫn được lĩnh tiền đều đều.
Mấy thằng này quá rảnh,đưa ra luật tầm bậy tầm bạ!Hết nói nổi 😔
Sao nó ko thêm thg dtdd, mtxt, pc máy in nữa cho đủ bộ. toàn công cụ sao chép lưu giữ tác phẩm văn học-nghệ thuật, các tài liệu liên quan đến tổ chức nhân sự, các số liệu kinh tế của các doanh nghiệp…, do đó chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền (hay còn gọi là tiền đền bù) các tác giả là điều đương nhiên.
mai làm mấy cái flash xong xin đăng ký lấy lại % tiền tác giả phát nhi?
Đưa thì dễ, nhưng lấy lại thì hơi khó nhá bạn , chưa kể mất thời gian đi lên xuống (xăng lên giá 18k)
Hôm trước mình chuyển tiền từ Hải Quan KV1 sang HQ KV3, rốt cuộc mất thời gian làm đơn, rồi trình bày, tìm chữ ký, mất gần 6 tháng mới xong, nhưng cũng không lấy được tiền ngay,phải đợi lô hàng sau mới trừ đó
Đúng roài, tiền chưa thấy đâu nhưng mà bình xăng thì cứ cạn dần đấy
Luật này ban ra suy ngược lại là người dùng mua đĩa CD trắng đồng nghĩa với việc đã trả tiền bản quyền.
Tất nhiên họ có quyền sao chép nội dung tùy ý mà không phải xin phép ;)
Wasimodo
ĐẠI BÀNG
16 năm
Thấy trên báo tuổi trẻ tin này, a e mua đĩa trắng trữ trước đi hén.
vớ vẫn vừa thôi!...mấy ông này toàn làm mấy cái chuyện gì đâu ko àh...:growl5cj::growl5cj:....dẹp cái trò này đi...:mad::mad:...toàn đưa ra mấy cái ko đáng :mad::mad:..xăng ăn chưa no nữa hả...:growl5cj::growl5cj:..ko kể đến sinh viên họ ko có nhiều tiền mãi mới mua đc 1 cái phục vụ cho học hành mà cũng phải trả phí vớ vẩn....các ông giết dân hết rồi..:no6xn:
malcom
ĐẠI BÀNG
16 năm
Cái này phải bổ sung thêm mua giấy trắng cũng phải trả phí bản quyền, mà bất cứ giấy nào mà chưa có ghi gì trên hết cũng phải trả luôn ???? Kể cả giấy mà ai cũng biết là giấy gì đó luôn , , , , ,:no6xn::no6xn::no6xn:
đúng là VN,ngồi ko ko bít làm gì nên nghĩ ra cách rút tiền dân,cái thứ không hiểu rõ chữ bản quyền mà lại đòi thu tiền bản quyền,vớ vẫn hết sức
fptvn
ĐẠI BÀNG
16 năm
hehe, tui thấy luật này rất hay, và rất có lợi cho tất cả những người xài IT. Các bác nóng vội quá, không suy nghĩ kỹ. Luật này nó có một kẻ hở rất là lớn, đó là thu tiền bản quyền từ đĩa trắng. Có nghĩa là, chúng ta có thể làm bất cứ thứ gì với nó, vì trên luật pháp Vn, chúng ta đã trả tiền bản quyền. Vd một đĩa trắng, giá 7000 ngàn vnd đi, thì bây giờ, cho nó lên 10000 ngàn vnd. Tôi cho giá ví dụ thôi nhé. Thì chỉ bỏ thêm 3000 nữa, chúng ta có thể có ung dung bản quyền của một số software hoặc đĩa nhạc, chúng ta có thể buôn bán nó thoải mái. Nếu bị ý kiến, cứ lôi cái luật bản quyền này ra mà tính.

Một đĩa XP Vista hay Office giá vài trăm usd. Copy đem bán, bị ý kiến, thì không thể bắt chúng ta, vì chúng ta đã trả bản quyền thông qua đạo luật này. sao gọi là chúng ta không trả tiền bản quyền. Cơ quan chính phủ đưa ra đạo luật này, phải là nơi chịu trách nhiệm trả tiền cho Microsoft, chứ ko phải chúng ta. Vì họ đã thu tiền của chúng ta mà. hehehe

Tui thấy luật này ra, thì đĩa lậu còn phát triển mạnh, và ung dung tung hoành trên thị trường VN. Việc này đồng nghĩa với thị trường âm nhạc và DVD sẽ chết ngắc sớm.

Luật này có lợi chứ không có hại, nó hợp thức hóa tác quyền cho chúng ta một cách rẻ mạt.
chả lẻ mua cái HDD chưa biết là làm gì mà phải nạp thuế bản quyền, để dc quyền chép dử liệu của mình vào đó. vui nhỉ.
giống mua con chó phải nộp thuế để dc quyền cho con chó đó ăn vậy lolz.
Trời ạ,hết mũ bảo hiểm rùi đến cái này😁
Đây là xã hội chủ nghĩa:D
tamock
TÍCH CỰC
16 năm
Trời ạ :D bác nói vậy là không đúng rồi. Cả hai thứ đều đích thị là thuộc về tư bản chủ nghĩa đấy ạ.
máy ông đó tư tưởng cao siêu quá, ăn ở không chịu ko nổi, nghỉ ra cách để tăng thêm thu nhập bòn rút càng nhiều càng tốt. Mốt mua giấy cuộn cũng phải đóng tiền bản quyền sáng chế nữa đó, h hãy mua giấy cuộn tàn trử trước cơ hội làm giàu đó.
xEza
TÍCH CỰC
16 năm
Mấy thằng cha này đầu óc nửa nạc nửa mỡ - cổ kim lẫn lộn nên đưa ra những sáng kiến không nuốt nổi...
Càng đọc lại càng thấy buồn cho đất nước ta có những người lãnh đạo suy nghĩ không lường hết mọi việc mà đã phát biểu trước báo chí. Lại càng buồn hơn khi giới lãnh đạo tiếp tục có những đường lối chủ trượng như vậy. Sẽ tiến hành góp ý trực tiếp qua báo điện tử

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019