Báo cáo từ Nikkei cho biết chính phủ Mỹ đang đề xuất lệnh cấm đối với phần mềm và phần cứng của Trung Quốc và Nga cho xe có khả năng kết nối. Theo đó, những phương tiện di chuyển sử dụng bánh xe trên đường công cộng, gồm xe hơi, xe tải và xe buýt, nếu có tính năng giao tiếp, kết nối với bên ngoài và cả tính năng lái tự động, trang bị phần cứng và phần mềm có nguồn gốc Trung Quốc hay Nga, sẽ bị cấm.
Đối với các phương tiện không chạy trên đường như xe sử dụng trong nông nghiệp, khai thác mỏ... sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Động thái này của chính phủ Mỹ là bởi các lo ngại về an ninh quốc gia, chủ yếu ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ nước ngoài do những công nghệ này có thể gây ra.
Lệnh cấm nhắm tới các hệ thống thường có trong xe như VCS (Vehicle Connectivity System) sử dụng Wi-Fi và Bluetooth để kết nối xe với đám mây, ADS (Automated Driving Systems) giúp tự lái. Việc đề xuất quy định mới nhằm giải quyết và ngăn chặn các mối đe dọa này trước khi chúng trở nên quá phổ biến ở Mỹ. Hầu như tất cả các loại xe hơi hiện đại của Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này, dù vậy nhà sản xuất vẫn có thể xin phê duyệt nếu họ thực hiện các bước điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro. Công chúng cũng có thời gian cho ý kiến về đề xuất trước khi hoàn thiện quy định. Lệnh cấm này không giới hạn ở xe có nguồn gốc nước ngoài mà bao gồm cả xe sản xuất ở Mỹ, nếu chứa các thành phần từ Trung Quốc hay Nga đều chịu ảnh hưởng.
Thời gian bắt đầu lệnh cấm mới, sớm nhất sẽ là vào năm 2027 đối với phần mềm và năm 2030 đối với phần cứng. Những phương tiện cũ được sản xuất trước thời điểm trên sẽ không sao. Khoảng vài năm cho tới khi lệnh cấm có hiệu lực là để ngành công nghiệp xe có thời gian để thích ứng và thay đổi. Hệ thống lái tự động, những hệ thống có kết nối khác hoạt động trong xe mà không cần con người can thiệp là mục tiêu chính (thường ở cấp độ tự động từ 3 trở lên).
Các thương hiệu như RoboSense, Hesai Technology và Huawei đang thống trị thị trường lidar, chiến tới 65% doanh số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu xe trang bị hệ thống lidar của Seyond - công ty có trụ sở ở Mỹ - thì sẽ an toàn. Phía Trung Quốc đã chỉ trích đề xuất này và tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của mình để đáp trả.
Đối với các phương tiện không chạy trên đường như xe sử dụng trong nông nghiệp, khai thác mỏ... sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Động thái này của chính phủ Mỹ là bởi các lo ngại về an ninh quốc gia, chủ yếu ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ nước ngoài do những công nghệ này có thể gây ra.
Lệnh cấm nhắm tới các hệ thống thường có trong xe như VCS (Vehicle Connectivity System) sử dụng Wi-Fi và Bluetooth để kết nối xe với đám mây, ADS (Automated Driving Systems) giúp tự lái. Việc đề xuất quy định mới nhằm giải quyết và ngăn chặn các mối đe dọa này trước khi chúng trở nên quá phổ biến ở Mỹ. Hầu như tất cả các loại xe hơi hiện đại của Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này, dù vậy nhà sản xuất vẫn có thể xin phê duyệt nếu họ thực hiện các bước điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro. Công chúng cũng có thời gian cho ý kiến về đề xuất trước khi hoàn thiện quy định. Lệnh cấm này không giới hạn ở xe có nguồn gốc nước ngoài mà bao gồm cả xe sản xuất ở Mỹ, nếu chứa các thành phần từ Trung Quốc hay Nga đều chịu ảnh hưởng.
Thời gian bắt đầu lệnh cấm mới, sớm nhất sẽ là vào năm 2027 đối với phần mềm và năm 2030 đối với phần cứng. Những phương tiện cũ được sản xuất trước thời điểm trên sẽ không sao. Khoảng vài năm cho tới khi lệnh cấm có hiệu lực là để ngành công nghiệp xe có thời gian để thích ứng và thay đổi. Hệ thống lái tự động, những hệ thống có kết nối khác hoạt động trong xe mà không cần con người can thiệp là mục tiêu chính (thường ở cấp độ tự động từ 3 trở lên).
Các thương hiệu như RoboSense, Hesai Technology và Huawei đang thống trị thị trường lidar, chiến tới 65% doanh số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu xe trang bị hệ thống lidar của Seyond - công ty có trụ sở ở Mỹ - thì sẽ an toàn. Phía Trung Quốc đã chỉ trích đề xuất này và tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của mình để đáp trả.