Theo nguồn tin Nikkei, tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị ký một sắc lệnh, sớm nhất là ngay trong tháng này, qua đó tăng tốc triển khai những chuỗi cung ứng chip bán dẫn cũng như những sản phẩm chiến lược khác, giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào Trung Quốc, với sự trợ giúp của các nước đồng minh thân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc hay cả Đài Loan.
Thông qua sắc lệnh này, nước Mỹ sẽ phát triển một chiến lược thiết kế chuỗi cung ứng của quốc gia, và sẽ tìm kiếm những giải pháp tạo ra chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng quá mạnh vì những tác động bên ngoài như thiên tai hay các quốc gia thù địch cấm vận. Những chiến lược này sẽ tập trung vào những công nghệ chip bán dẫn, pin dành cho xe điện, các nguyên tố đất hiếm cũng như các sản phẩm y tế.
Bản nháp của sắc lệnh này trong tay của Nikkei tuyên bố rằng “làm việc với các đồng minh sẽ tạo ra được những chuỗi cung ứng mạnh và bền vững,” qua đó phần nào mô tả kế hoạch này sẽ tập trung rất nhiều vào đối ngoại. Washington có thể sẽ theo đuổi kế hoạch này bằng cách thuyết phục Seoul hay Tokyo để các nước này cùng hợp tác sản xuất chip bán dẫn, cũng như hợp tác với các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương như Úc để bảo đảm nguồn đất hiếm phục vụ sản xuất thiết bị công nghệ.
Bản thân tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn xảy ra từ năm ngoái tới nay cũng đã tạo ra một phần khiến Mỹ phải đẩy nhanh tốc độ triển khai kế hoạch của mình.
Theo Boston Consulting, nước Mỹ đã tụt hậu khá sâu so với những quốc gia khác về năng suất sản xuất chip bán dẫn. Nếu như năm 1990, tổng doanh số chip bán dẫn của Mỹ chiếm 37% toàn ngành, thì giờ con số này chỉ là 12%. Đài Loan đang đứng đầu với 22% ở thời điểm hiện tại, dù vậy Boston Consulting cũng đưa ra dự đoán rằng, với khoản đầu tư kích thích phát triển từ chính phủ Trung Quốc trị giá lên đến 100 tỷ USD, họ sẽ sớm trở thành cường quốc về chip bán dẫn vào năm 2030.
Bản thân việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc với những sản phẩm chiến lược như chip bán dẫn cũng có khả năng tạo ra nguy cơ tiềm ẩn về an ninh. Bắc Kinh thường sử dụng những bộ luật của họ để gây áp lực với các đối tác kinh doanh, ví dụ như cấm vận Nhật Bản đối với mặt hàng đất hiếm vào năm 2010, khi hai nước này xảy ra căng thẳng về vấn đề đảo Senkaku, nơi Trung Quốc nhận chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Về phần Mỹ, hiện tại họ nhập khẩu khoảng 80% lượng đất hiếm từ Trung Quốc, và phụ thuộc vào Trung Quốc khoảng 90% đối với một số sản phẩm y tế.
Điều chỉnh lại chuỗi cung ứng sẽ tốn một khoảng thời gian, nhất là đối với ngành công nghiệp chip bán dẫn. Vì số lượng những nhà chế tác chip bán dẫn hàng đầu thế giới có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nên họ đủ quyền lực để thực sự đưa ra quyết định liệu có đi theo kế hoạch của Mỹ hay không. Để kế hoạch này thực sự thành công, cần rất nhiều sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau từ các bên có liên quan.
Nguồn tin thuộc chính phủ Nhật Bản cho rằng: “Mỹ sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, để biết rõ họ phụ thuộc những nước nào, và phụ thuộc tới đâu trong những ngành như chip bán dẫn và đất hiếm. Sau đó họ mới triển khai những chiến lược cụ thể đối với từng nước đồng minh.”
Washington hiện giờ đã có nền móng cho kế hoạch, khi kể từ mùa thu năm ngoái, họ đã bắt đầu kêu gọi những đồng minh mạnh về công nghệ và tài nguyên cùng hợp sức để giảm bớt quyền lực của chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh khi ấy có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Nikkei
Thông qua sắc lệnh này, nước Mỹ sẽ phát triển một chiến lược thiết kế chuỗi cung ứng của quốc gia, và sẽ tìm kiếm những giải pháp tạo ra chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng quá mạnh vì những tác động bên ngoài như thiên tai hay các quốc gia thù địch cấm vận. Những chiến lược này sẽ tập trung vào những công nghệ chip bán dẫn, pin dành cho xe điện, các nguyên tố đất hiếm cũng như các sản phẩm y tế.
Bản nháp của sắc lệnh này trong tay của Nikkei tuyên bố rằng “làm việc với các đồng minh sẽ tạo ra được những chuỗi cung ứng mạnh và bền vững,” qua đó phần nào mô tả kế hoạch này sẽ tập trung rất nhiều vào đối ngoại. Washington có thể sẽ theo đuổi kế hoạch này bằng cách thuyết phục Seoul hay Tokyo để các nước này cùng hợp tác sản xuất chip bán dẫn, cũng như hợp tác với các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương như Úc để bảo đảm nguồn đất hiếm phục vụ sản xuất thiết bị công nghệ.
Bản thân tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn xảy ra từ năm ngoái tới nay cũng đã tạo ra một phần khiến Mỹ phải đẩy nhanh tốc độ triển khai kế hoạch của mình.
Theo Boston Consulting, nước Mỹ đã tụt hậu khá sâu so với những quốc gia khác về năng suất sản xuất chip bán dẫn. Nếu như năm 1990, tổng doanh số chip bán dẫn của Mỹ chiếm 37% toàn ngành, thì giờ con số này chỉ là 12%. Đài Loan đang đứng đầu với 22% ở thời điểm hiện tại, dù vậy Boston Consulting cũng đưa ra dự đoán rằng, với khoản đầu tư kích thích phát triển từ chính phủ Trung Quốc trị giá lên đến 100 tỷ USD, họ sẽ sớm trở thành cường quốc về chip bán dẫn vào năm 2030.
Bản thân việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc với những sản phẩm chiến lược như chip bán dẫn cũng có khả năng tạo ra nguy cơ tiềm ẩn về an ninh. Bắc Kinh thường sử dụng những bộ luật của họ để gây áp lực với các đối tác kinh doanh, ví dụ như cấm vận Nhật Bản đối với mặt hàng đất hiếm vào năm 2010, khi hai nước này xảy ra căng thẳng về vấn đề đảo Senkaku, nơi Trung Quốc nhận chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Về phần Mỹ, hiện tại họ nhập khẩu khoảng 80% lượng đất hiếm từ Trung Quốc, và phụ thuộc vào Trung Quốc khoảng 90% đối với một số sản phẩm y tế.
Điều chỉnh lại chuỗi cung ứng sẽ tốn một khoảng thời gian, nhất là đối với ngành công nghiệp chip bán dẫn. Vì số lượng những nhà chế tác chip bán dẫn hàng đầu thế giới có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nên họ đủ quyền lực để thực sự đưa ra quyết định liệu có đi theo kế hoạch của Mỹ hay không. Để kế hoạch này thực sự thành công, cần rất nhiều sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau từ các bên có liên quan.
Nguồn tin thuộc chính phủ Nhật Bản cho rằng: “Mỹ sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, để biết rõ họ phụ thuộc những nước nào, và phụ thuộc tới đâu trong những ngành như chip bán dẫn và đất hiếm. Sau đó họ mới triển khai những chiến lược cụ thể đối với từng nước đồng minh.”
Washington hiện giờ đã có nền móng cho kế hoạch, khi kể từ mùa thu năm ngoái, họ đã bắt đầu kêu gọi những đồng minh mạnh về công nghệ và tài nguyên cùng hợp sức để giảm bớt quyền lực của chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh khi ấy có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Nikkei