Hiện tại Trung Quốc đang triển khai kế hoạch Made in China 2025, qua đó đặt mục tiêu hoàn toàn tự chủ công nghệ sản xuất chip bán dẫn, trở thành cường quốc chip xử lý với những công nghệ tối tân nhất, không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai. Còn phía Mỹ thì có mục tiêu không khác quá nhiều về mặt bản chất, đó là vừa giảm phụ thuộc chip bán dẫn Đài Loan, vừa tìm cách chặn đứng tốc độ tự chủ chip bán dẫn của Trung Quốc.
Điều đó đưa chúng ta đến với động thái mới nhất của chính phủ Mỹ. Họ đang làm việc cùng những người đồng cấp thuộc chính phủ Hà Lan để tìm cách cấm mọi giao dịch bán thiết bị in thạch bản do ASML sản xuất cho các khách hàng ở Trung Quốc.
Trước đó, vì sản phẩm có ứng dụng công nghệ do người Mỹ phát triển, ASML của Hà Lan đã bị cấm bán trang thiết bị in thạch bản EUV (extreme ultraviolet) cho Trung Quốc. Còn bây giờ, phía Mỹ đang tìm cách để chặn những giao dịch bán máy in thạch bản công nghệ DUV (deep ultraviolet) giữa ASML với bất kỳ công ty nào có trụ sở tại Trung Quốc.
Nếu như EUV được dùng để tạo ra những chip xử lý ở những tiến trình hiện đại, hiệu năng mạnh nhất thị trường, thì DUV lại phổ biến hơn, khi đó là công nghệ tạo ra những chip xử lý phục vụ nhiều ngành nghề hơn: Đồ gia dụng, máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị điện tử, xe tự hành cũng như robot.
Điều đó đưa chúng ta đến với động thái mới nhất của chính phủ Mỹ. Họ đang làm việc cùng những người đồng cấp thuộc chính phủ Hà Lan để tìm cách cấm mọi giao dịch bán thiết bị in thạch bản do ASML sản xuất cho các khách hàng ở Trung Quốc.
Trước đó, vì sản phẩm có ứng dụng công nghệ do người Mỹ phát triển, ASML của Hà Lan đã bị cấm bán trang thiết bị in thạch bản EUV (extreme ultraviolet) cho Trung Quốc. Còn bây giờ, phía Mỹ đang tìm cách để chặn những giao dịch bán máy in thạch bản công nghệ DUV (deep ultraviolet) giữa ASML với bất kỳ công ty nào có trụ sở tại Trung Quốc.
Nếu như EUV được dùng để tạo ra những chip xử lý ở những tiến trình hiện đại, hiệu năng mạnh nhất thị trường, thì DUV lại phổ biến hơn, khi đó là công nghệ tạo ra những chip xử lý phục vụ nhiều ngành nghề hơn: Đồ gia dụng, máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị điện tử, xe tự hành cũng như robot.
Thuyết phục chính phủ Hà Lan cấm bán gần như toàn bộ những trang thiết bị quan trọng nhất của ngành chip bán dẫn sẽ là nhiệm vụ rất khó đối với phía Mỹ. Lý do rất đơn giản: Tiền.
Tính tổng cộng, những đối tác sản xuất chip bán dẫn của ASML, từ TSMC, Samsung, SK Hynix cho đến những cái tên ở Trung Quốc như SMIC, YMTC hay Hua Hong chiếm 16% tổng doanh thu của ASML trong năm 2021, và đó là khoản tiền không hề nhỏ đối với GDP của Hà Lan.
Phía ASML thì cho rằng, cấm họ bán máy sản xuất chip cho Trung Quốc, vẫn còn những đơn vị khác tạo ra những thiết bị DUV scanner tương tự như Canon và Nikon. Dù vậy, nếu Mỹ thành công trong việc thuyết phục chính phủ Hà Lan, thì phía Trung Quốc vẫn sẽ rất khó vì các công ty khác sản xuất DUV scanner sẽ không thể kịp hoàn tất đơn hàng máy móc, để Trung Quốc hoàn thành mục tiêu “Made in China 2025” như họ đã đặt ra.
Hơn nữa, các chính trị gia Mỹ cho rằng không bán máy sản xuất chip cho Trung Quốc sẽ khiến nước này dậm chân tại chỗ trong quá trình phát triển và sản xuất những con chip vô cùng phức tạp, qua đó tăng tốc nghiên cứu siêu máy tính, rồi sau cùng là hoàn thiện công nghệ quân sự.
Nhắc lại chuyện cũ, Mỹ đã cho vìa công ty như Huawei vào danh sách đen giữa thời điểm chiến tranh thương mại bùng nổ dữ dội nhất. Danh sách đen này cấm những tập đoàn Trung Quốc tiếp cận công nghệ, giải pháp, phần mềm và phần cứng do các công ty Mỹ phát triển. Hệ quả là mảng phát triển chip HiSilicon của Huawei suýt chút nữa sập tiệm. Đánh thẳng tới tận nguồn, là những cỗ máy dùng trong quá trình gia công chip, theo chính phủ Mỹ, sẽ là giải pháp hoàn hảo để chặn đứng tốc độ phát triển của Trung Quốc.
Ở một khía cạnh khác có khả năng gây ra tình trạng gậy ông đập lưng ông, là việc rất nhiều fab sản xuất chip bán dẫn ở Trung Quốc đang sản xuất chip cho những hãng như Samsung hay SK Hynix. Cấm bán máy của ASML cho các đối tác như thế này rất có thể sẽ tạo ra tác động ngược trở lại đối với chính thị trường chip xử lý hay thiết bị công nghệ tại Mỹ, đặc biệt là tình hình giá những chip nhớ DRAM và 3D NAND.
Theo Tom's Hardware
Quảng cáo