Myanmar
Quân đội vừa làm cuộc đảo chính (có thể bạn không nghĩ thế, họ cũng không nhận thế) bắt nhốt hết chính quyền dân sự.
Mình qua Myanmar năm 2013, khá thích đường xá ở đây vì nó rộng lớn chứ không lí nhí như ở Việt Nam. Tiếp theo là thích cái cách mà người ta sống, tôn giáo... nói chung nó còn rất sơ khai, chưa bị cái thị trường làm cho mọi thứ vì tiền như kiểu ở VN hiện nay.
Lúc đó mình vẫn khuyên bạn bè rảnh thì đi Myanmar vì nó sắp mở cửa, lúc đó có khi mấy cái nét văn hoá lại mất.
Lúc mình qua thì cũng rụch rịch rồi, nhiều cty Việt Nam cũng qua làm ăn rồi.
Nhưng những năm qua thì gần như Myanmar cho dù dưới sự điều hành của chính quyền dân sự, bầu cử như thật... với lãnh đạo là người bị cầm tù nhiều năm cũng không thay đổi được gì nhiều.
Sự kiện nổi bật nhất gần đây mà anh em biết về Myanmar có lẽ là việc quân đội họ tấn công qua hẳn biên giới TQ trong mấy lần xung đột nhỏ.
Rồi gần đây hơn là việc chính quyền Myanmar đã để xảy ra việc quân đội tấn công người dân tộc Rohingya buộc họ phải chạy tị nạn qua Banglades. Vụ này uy tín của chính phủ xuống trầm trọng, đặc biệt là bà Aung San Suu Kyi vốn trước đó được ca ngợi thậm chí là được đó phim...
Quân đội nắm quyền gần như toàn thời gian sau khi Myanmar độc lập khỏi Anh từ năm 1962. Mới cách đây khoảng 10 năm thôi thì chính quyền không còn năm trong tay quân đội hoàn toàn.
Giờ thì quân đội lại nắm quyền. Quân đội cho rằng cuộc bầu cửa vừa diễn ra không công bằng, sai trái nên họ lại đòi lại chính quyền. Nói chung thằng nào có súng thì nó nói gì cũng phải nghe.
Những nước kiếm được lợi nhiều nhất khi quân đội hay độc tài lắm quyền hay chính quyền yếu kém lắm quyền thì chắc chắn là ở phe phản văn minh rồi. Do đó trong game này thì TQ sẽ có lợi. Sự lộn xộn của Myanmar thì cũng béo các công ty đến từ các nước mà có thể thoả thuận với chính quyền như Nhật, Hàn, TQ.
Mỹ đang lên án vụ đảo chính này, chính quyền Biden cũng có vẻ là khá quan tâm. Tuy nhiên đã lâu rồi Mỹ chẳng có lợi ích hay thiệt hại gì từ trạng thái của Myanmar cả.
Theo mình thì Biden nên bỏ qua Myanmar