Trên kênh YouTube chính thức, NASA đang tường thuật trực tiếp sự kiện phóng tên lửa và tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng - Artemis 1. Nếu không có gì thay đổi và các điều kiện thời tiết thuận lợi thì trong vòng 3 tiếng nữa, Mỹ sẽ quay trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên sau 50 năm. Đây là sứ mệnh được trông chờ bởi cả dân Mỹ lẫn những người yêu thiên văn và khoa học trên toàn cầu. Sứ mệnh đầu tiên trong chuỗi nhiệm vụ 3 giai đoạn này đã gặp một vài trục trặc nhỏ khiến cho nó bị hoãn lại.
Vụ phóng lẽ ra đã được thực hiện hôm thứ 2 (29/8) thế nhưng khi mặt trời mọc, cảnh báo áp suất quá cao vang lên và các hoạt động buộc phải bị dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn. May mắn là không có thiệt hại nào xảy ra và sứ mệnh được cho tiếp tục. Tuy nhiên, vài phút sau, nhiên liệu hydro bắt đầu rò rỉ từ phần động cơ đặt dưới đáy tên lửa. Lúc bấy giờ, NASA chính thức quyết định tạm dừng sứ mệnh để tìm hiểu và khắc phục vấn đề.
Trước khi vụ phóng diễn ra, các cảm biến đã báo cáo về nhiệt độ của một trong 4 động cơ thật sự quá nóng để vụ phóng diễn ra an toàn. Tuy nhiên sau khi kiểm tra thì cảm biến được cho là bị lỗi và các nhà khoa học đã dựa vào những thiết bị khác để đảm bảo xác định chính xác nhiệt độ của các động cơ. Trước lúc khởi động, các động cơ chính cần phải được duy trì ở nhiệt độ tương đương với nhiệt độ của nhiên liệu hydro lỏng, vốn ở mức âm 250ºC. Nếu không, các thiệt hại có thể khiến cho động cơ bị ngắt đột ngột và gây nguy hiểm. Các chuyên gia cũng phát hiện ra một vài vết nứt trên lớp bọt cách nhiệt của tên lửa, nhưng mức rủi ro mà vấn đề này tạo ra là rất thấp.
Các nhiệm vụ Artemis sẽ sử dụng tên lửa mạnh nhất hiện nay của NASA là SLS (Space Launch System), mạnh hơn 15% so với tên lửa Saturn V. Trong Artemis 1, SLS đưa tàu vũ trụ Orion chứa 3 hình nộm lên quỹ đạo của Mặt trăng trong khoản thời gian 42 ngày, nhằm thử nghiệm tác động của bức xạ vũ trụ và trọng lực tác động lên các con ma-nơ-canh, sau đó trở lại Trái đất.
Trong thần thoại Hy Lạp, Artemis là người chị em song sinh của Apollo - cái tên mà NASA đặt cho chương trình đưa con người lên Mặt trăng từng thực hiện vào những năm 1960.
Vụ phóng lẽ ra đã được thực hiện hôm thứ 2 (29/8) thế nhưng khi mặt trời mọc, cảnh báo áp suất quá cao vang lên và các hoạt động buộc phải bị dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn. May mắn là không có thiệt hại nào xảy ra và sứ mệnh được cho tiếp tục. Tuy nhiên, vài phút sau, nhiên liệu hydro bắt đầu rò rỉ từ phần động cơ đặt dưới đáy tên lửa. Lúc bấy giờ, NASA chính thức quyết định tạm dừng sứ mệnh để tìm hiểu và khắc phục vấn đề.
Trước khi vụ phóng diễn ra, các cảm biến đã báo cáo về nhiệt độ của một trong 4 động cơ thật sự quá nóng để vụ phóng diễn ra an toàn. Tuy nhiên sau khi kiểm tra thì cảm biến được cho là bị lỗi và các nhà khoa học đã dựa vào những thiết bị khác để đảm bảo xác định chính xác nhiệt độ của các động cơ. Trước lúc khởi động, các động cơ chính cần phải được duy trì ở nhiệt độ tương đương với nhiệt độ của nhiên liệu hydro lỏng, vốn ở mức âm 250ºC. Nếu không, các thiệt hại có thể khiến cho động cơ bị ngắt đột ngột và gây nguy hiểm. Các chuyên gia cũng phát hiện ra một vài vết nứt trên lớp bọt cách nhiệt của tên lửa, nhưng mức rủi ro mà vấn đề này tạo ra là rất thấp.
Các nhiệm vụ Artemis sẽ sử dụng tên lửa mạnh nhất hiện nay của NASA là SLS (Space Launch System), mạnh hơn 15% so với tên lửa Saturn V. Trong Artemis 1, SLS đưa tàu vũ trụ Orion chứa 3 hình nộm lên quỹ đạo của Mặt trăng trong khoản thời gian 42 ngày, nhằm thử nghiệm tác động của bức xạ vũ trụ và trọng lực tác động lên các con ma-nơ-canh, sau đó trở lại Trái đất.
Trong thần thoại Hy Lạp, Artemis là người chị em song sinh của Apollo - cái tên mà NASA đặt cho chương trình đưa con người lên Mặt trăng từng thực hiện vào những năm 1960.