Trong động thái có phần bất ngờ, NASA mới đây đã hoan hỉ công bố rằng Trái đất của chúng ta trong năm 2019 xanh hơn 20 năm về trước, nghĩa là những năm 2000. Họ cho biết, công lao lớn dành cho hai quốc gia Ấn Độ và Trung Quốc. Hai đất nước tỷ dân này đã có những chương trình tái phủ xanh đồi núi trọc với kết quả hết sức tích cực. Cá biệt vào năm 2017, Ấn Độ đã phá vỡ kỷ lục thế giới về số lượng cây xanh trồng được trong 12 giờ đồng hồ. 800 nghìn người Ấn Độ đã chung tay trồng 66 triệu mầm cây chỉ trong vòng 1 ngày. Kỷ lục trước đó được thiết lập tại Pakistan khi chỉ có 847.275 cây được trồng trong vòng 24 giờ đồng hồ mà thôi.
Theo NASA, diện tích Trái đất được bao phủ bởi cây xanh đã dần tăng trong những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng ở thời điểm đó, chưa có gì để chứng minh việc Trái đất “xanh hơn” là thành quả của nỗ lực từ bàn tay con người. Giờ đây với một hệ thống mới, sử dụng hai vệ tinh nhân tạo có tên MODIS (Máy quang phổ hình ảnh độ phân giải trung bình), NASA có thể thu thập dữ liệu với độ chi tiết rất cao, tính theo đơn vị 500 mét trong vòng 2 thập kỷ qua.
Nhờ đó, các nhà khoa học nhận ra rằng, diện tích rừng trồng mới từ bàn tay con người trên toàn thế giới trong gần 20 năm qua bằng với diện tích toàn bộ khu vực rừng nhiệt đới Amazon ở Nam Mỹ. Con số này cụ thể hơn là 5,2 triệu km vuông diện tích rừng trồng mới, so với số liệu đầu thập niên 2000.
“Ban đầu, khi việc Trái đất xanh hơn được ghi nhận, chúng tôi tưởng rằng đây là hệ quả của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ ấm hơn, độ ẩm cao và lượng khí carbon dioxide tăng kích thích cây xanh ở những cánh rừng phía bắc phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên giờ đây khi có dữ liệu từ MODIS, chúng tôi có thể nghiên cứu sự thay đổi ở diện tích rất nhỏ, và nhận ra rằng con người có những đóng góp không hề nhỏ,” Rama Nemani, một nhà nghiên cứu tại NASA cho biết.
Bản thân Trung Quốc và Ấn Độ cũng có những chiến lược phủ xanh khác nhau. Trung Quốc trong nhiều năm qua cố gắng sửa chữa và bảo tồn những cánh rừng già đang có sẵn, và tạo ra những cánh rừng mới để chống lại lở đất, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Trong khi đó Ấn Độ thì trồng nhiều cây hơn đơn giản để giải quyết vấn đề thiếu lương thực. Các nhà khoa học đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về cách thứ hai, khi nó hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm vốn được dùng để tưới tiêu cho những cánh đồng lương thực ở Ấn Độ.
Theo NASA, diện tích Trái đất được bao phủ bởi cây xanh đã dần tăng trong những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng ở thời điểm đó, chưa có gì để chứng minh việc Trái đất “xanh hơn” là thành quả của nỗ lực từ bàn tay con người. Giờ đây với một hệ thống mới, sử dụng hai vệ tinh nhân tạo có tên MODIS (Máy quang phổ hình ảnh độ phân giải trung bình), NASA có thể thu thập dữ liệu với độ chi tiết rất cao, tính theo đơn vị 500 mét trong vòng 2 thập kỷ qua.
Nhờ đó, các nhà khoa học nhận ra rằng, diện tích rừng trồng mới từ bàn tay con người trên toàn thế giới trong gần 20 năm qua bằng với diện tích toàn bộ khu vực rừng nhiệt đới Amazon ở Nam Mỹ. Con số này cụ thể hơn là 5,2 triệu km vuông diện tích rừng trồng mới, so với số liệu đầu thập niên 2000.
“Ban đầu, khi việc Trái đất xanh hơn được ghi nhận, chúng tôi tưởng rằng đây là hệ quả của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ ấm hơn, độ ẩm cao và lượng khí carbon dioxide tăng kích thích cây xanh ở những cánh rừng phía bắc phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên giờ đây khi có dữ liệu từ MODIS, chúng tôi có thể nghiên cứu sự thay đổi ở diện tích rất nhỏ, và nhận ra rằng con người có những đóng góp không hề nhỏ,” Rama Nemani, một nhà nghiên cứu tại NASA cho biết.
Bản thân Trung Quốc và Ấn Độ cũng có những chiến lược phủ xanh khác nhau. Trung Quốc trong nhiều năm qua cố gắng sửa chữa và bảo tồn những cánh rừng già đang có sẵn, và tạo ra những cánh rừng mới để chống lại lở đất, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Trong khi đó Ấn Độ thì trồng nhiều cây hơn đơn giản để giải quyết vấn đề thiếu lương thực. Các nhà khoa học đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về cách thứ hai, khi nó hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm vốn được dùng để tưới tiêu cho những cánh đồng lương thực ở Ấn Độ.
Tham khảo Interesting Engineering