TTBC2024

TTBC2024


Nền tảng AMD B550 có gì thú vị: khả năng hỗ trợ CPU, PCIe 4.0 và nên mua khi nào

bk9sw
17/6/2020 16:54Phản hồi: 44
Nền tảng AMD B550 có gì thú vị: khả năng hỗ trợ CPU, PCIe 4.0 và nên mua khi nào
Cuối cùng thì AMD cũng đã ra mắt dòng chipset B550, cách thời gian ra mắt X570 khá xa và vai trò của nền tảng này cũng không còn đơn thuần là thay thế cho B450 mà nó là một nền tảng "chờ" với nhiều công nghệ của X570 được đưa xuống, giá thành dễ chịu hơn và chắc chắn sẽ hỗ trợ Ryzen 4000 series dự kiến xuất hiện vào cuối năm nay đầu năm sau.



Trong khi thế hệ chipset 400 series như X470 hay B450 chỉ dừng lại ở Ryzen 3000 series (Zen 2) thì X570 và B550 cùng với socket AM4 sẽ chắc suất "đá cặp" với Ryzen 4000 series. B550 vẫn hỗ trợ Ryzen 3000 series nhưng là dòng CPU không tích hợp GPU (Matisse) và không hỗ trợ các thế hệ Ryzen cũ hơn như Ryzen 2000 series như X570. Như vậy anh em xài Ryzen 3 3200G và Ryzen 5 3400G sẽ không thể xài được với B550 - đây là điều cần lưu ý khi chọn mua các bo mạch chủ B550.

AMD B550 CPU support.jpg
Không giống như những lần ra mắt trước đây khi mà nền tảng chipset cao cấp dòng X và B thường được công bố cùng lúc thì lần này B550 mãi tới giờ mới xuất hiện và nó mang một sự mạng rất khác biệt so với X570.

B550 dù trên lý thuyết thay thế cho B450 nhưng khi nhìn những chiếc bo mạch B550 của các hãng, những trang bị và tầm giá thì mình nghĩ rằng B550 đang được định vị ở phân khúc cận cao cấp, dưới X570 nhưng đắt hơn nhiều so với B450.

Slogan của AMD đối với dòng B550 này là đưa PCIe 4.0 đến với mọi người dùng và đây cũng là thứ khiến B550 đắt hơn và khác biệt hơn so với B450. PCIe 4.0 là thế hệ thứ tư của giao tiếp này và chúng ta đã biết nó cho băng thông mỗi lane gấp đôi so với PCIe 3.0 (1 GB/s mỗi lane). Những con vi xử lý Ryzen 3000 series mặc định đã hỗ trợ PCIe 4.0 nhưng trước đây để khai thác PCIe 4.0 thì anh em chỉ có thể xài với bo mạch chủ X570 - giá bán lúc ra mắt rất cao và giá bán cũng chính là thứ khiến X570 không được anh em mặn mà nâng cấp mà chấp nhận ở lại với X470 hay B450. Vậy nên B550 lần này với giá bán theo quan sát của mình thấp hơn tầm 15 - 20% so với giá bán ban đầu của X570 thì nó đã dễ tiếp cận hơn.

AMB B550 chipset.jpg
Chipset B550 không kết nối với CPU bằng 4 lane PCIe 4.0 như X570 mà vẫn là 4 lane PCIe 3.0 và bản thân nó cũng không cấp các lane PCIe 4.0, chỉ là 10 lane PCIe 3.0 (mình thấy AMD chia thành 4 lane PCIe 3.0 và 8 lane PCIe 2.0, vậy 2 lane còn lại đã được dành cho SATA và số cổng SATA hỗ trợ mặc định tăng lên 4 cổng thay vì 2 trên B450). Trong khi đó, chipset X570 cấp đến 16 lane PCIe 4.0. Vậy nên việc hỗ trợ PCIe 4.0 hoàn toàn phụ thuộc vào số lane được cấp bởi CPU - 20 lane. Với 20 lane này thì anh em có thể sử dụng cho card đồ họa AMD Radeon RX 5000 series mới để khai thác hoàn toàn 16 lane PCIe 4.0 + 1 ổ SSD PCIe 4.0 x4. Số lane PCIe 3.0 được chipset cấp sẽ dành cho ổ SSD PCIe 3.0 x4 thông thường cũng như các loại card add-in khác.

Một tính năng cũ nhưng lại mới đối với các chipset dòng B của AMD đó là hỗ trợ thiết lập đa GPU như Nvidia SLI hay AMD CrossFire. Với việc CPU cho 16 lane PCIe 4.0 thì khi anh em gắn 2 card đồ họa thì 2 card sẽ có thể chạy theo thiết lập PCIe 4.0 x8 + x8, mỗi card ăn 8 lane và PCIe 4.0 x8 = PCIe 3.0 x16. Như vậy nếu anh em xài card đồ họa của Nvidia hay AMD đời trước chỉ dùng PCIe 3.0 x16 thì cả 2 card sẽ có thể chạy tối đa hiệu năng mà không bị giảm băng thông đi. Tuy nhiên, việc hỗ trợ Nvidia SLI sẽ còn tùy thuộc vào hãng làm bo mạch chủ, có hãng sẽ hỗ trợ cả 2 công nghệ SLI + CrossFire, có hãng chỉ hỗ trợ CrossFire.

Một số điều mình phát hiện trên các bo mạch chủ B550 như Gigabyte B550 Aorus Master, ASUS ROG Strix B550-E Gaming, MSI MAG B550M Mortar và ASRock B550M Steel Legend đó là dàn VRM của những chiếc bo này rất xịn chớ không lèo tèo như B450 và thậm chí ngang ngửa hoặc tốt hơn cả một số bo X570.

B550 Aorus Master (2).jpg
Chẳng hạn như Gigabyte B550 Aorus Master là chiếc bo B550 xịn nhất trong dòng AORUS B550 và nó có thiết lập VRM 14+2 không doubler, MOSFET 70A và dàn heatsink của nó cũng rất khủng, không khác gì mấy con X570 cao cấp. Tuy nhiên, cần lưu ý là chiếc bo này Gigabyte không hỗ trợ đa GPU.

ROG Strix B550-E Gaming (1).jpg
Tiếp theo là con ASUS ROG Strix B550-E Gaming, con này đầu bảng dòng B550 của ASUS với thiết kế VRM 14+2 không doubler, thiết kế đẹp mắt và hỗ trợ đầy đủ món ăn chơi với Nvidia SLI 2-way hoặc CrossFireX 3-way.

Quảng cáo



MAG B550 Tomahawk (1).jpg
MSI MAG B550M Mortar cũng là một chiếc khá chất lượng với dàn VRM 8+2+1, MOSFET 60A, không doubler. Dòng B450M Mortar trước đó là dòng bo bán rất chạy và rất thành công của MSI và hy vọng lần này B550M Mortar cũng làm được điều tương tự.

B550M Steel Legend (5).jpg
Riêng chiếc bo ASRock B550M Steel Legend thì mình đã gắn vào dàn máy màu trắng này. Đây cũng là chiếc bo giá hạt dẻ nhất trong số 4 chiếc mình mượn được với thiết kế VRM 8+2, có doubler và nó phù hợp với đa phần người dùng không có nhu cầu OC nhiều.

3 điểm sáng đáng chú ý trên những chiếc bo B550 này đó là:

ROG Strix B550-E Gaming (2).jpg
Heatsink cho PCH không còn quạt như các bo mạch X570. Cũng dễ hiểu thôi khi mà chipset B550 bên dưới chỉ cấp lane PCIe 3.0, tín hiệu PCIe 4.0 mạnh và đòi hỏi độ sạch của tín hiệu cao nên chipset X570 rất nóng, cần quạt tản nhiệt chủ động. Việc bỏ đi quạt tản nhiệt giúp giảm giá thành dòng B550.

Quảng cáo


ROG Strix B550-E Gaming (6).jpg
Tiếp theo là sự xuất hiện của các header 5V RGB (Addressable RGB) bên cạnh header 12V RGB. Trên những chiếc bo B450 trước đây thì không nhiều mẫu bo được trang bị header 5V RGB nên nó hạn chế khả năng "lên đèn" theo sở thích của anh em, nhiều linh kiện như tản nhiệt, quạt … đều đã chuyển sang 5V RGB.

Cuối cùng là header USB 3.2 Gen2 đấu ra cổng USB-C trên thùng máy. Đây là thứ mình chỉ thấy trên những chiếc bo dòng X570 cao cấp, giờ thì bo B550 cũng có và những anh em xài thùng máy có cổng USB-C (USB 3.1 Gen2 10 Gbps) tại mặt trước điển hình như con NZXT H510 hoặc có ý định gắn thêm card đấu ra USB-C để khai thác tốc độ truyền tải nhanh hơn thì nay giải pháp đã có.

B550M Steel Legend (1).jpg
Đến lúc này thì anh em đã biết phải chọn B550 khi nào rồi hen. Thực tế mình nghĩ B550 là một lựa chọn bo mạch "chờ" và sẽ mang lại giá trị về lâu dài với Ryzen 4000 series kiến trúc Zen 3. Nếu anh em mua lúc này thì cần phải xác định mình có muốn xài với các phần cứng khai thác băng thông của PCIe 4.0 như card đồ họa hay SSD hay không. B550 đã hỗ trợ PCIe 4.0 và nó vừa đủ. Thêm vào đó việc các hãng làm bo đầu tư VRM ngon hơn trên B550 cũng mang lại cho nền tảng này tiềm năng OC tốt hơn so với nhiều mẫu bo X570 trước đây. Vậy nên mình nghĩ anh em cũng có thể chọn B550 nếu muốn đưa con Ryzen 3000 của mình lên mức xung cao hơn.

Gigabyte B550 Aorus Master:



ASUS ROG Strix B550-E Gaming:



MSI MAG B550M Mortar:



Và dàn máy trắng mình ráp vội với ASRock B550M Steel Legend:
  • CPU: Ryzen 5 3600X
  • MOBO: ASRock B550M Steel Legend
  • GPU: ASUS TUF 3 RX5600XT O6G EVO GAMING
  • RAM: 4 x 8 GB G.Skill TridentZ Neo DDR4-3600 CL16
  • SSD: Plextor 256 GB M.2 SATA + 512 GB M.2 SATA
  • PSU: FSP Hydro K 600 W 80 Plus
  • WiFi: ASUS USB-AC68 Wireless AC1900
  • Cooler: IDCooling SE-224-W
  • Fans: 4 x NZXT RF-FX122-HP 120mm 2000 rpm
  • Case: Xigmatek Gemini Arctic
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ước
Dạo gần đây mình hay chơi game PC, thấy thú vị nên cũng quan tâm mấy món này.
Hehe. Thanks mod đã update
ok hay qua
Tks ad, nhg mình đọc lại bài viết 1 lần nữa cũng chỉ thấy thông tin B550 hỗ trợ PCIe 3.0 thôi, chứ đâu hỗ trợ PCIe 4.0 như AMD cung cấp 😔
@bacanhtai 4.0 là cpu cấp, ko phải chipset nên khi muốn gắn ssd và gpu thì gắn cổng gần cpu là có 4.0 nhé. Chỉ được 4.0 một cái cổng thôi. Cpu 3000 mới có 4.0
@bacanhtai Bài viết có đoạn này viết rất rõ mà “Vậy nên việc hỗ trợ PCIe 4.0 hoàn toàn phụ thuộc vào số lane được cấp bởi CPU - 20 lane. Với 20 lane này thì anh em có thể sử dụng cho card đồ họa AMD Radeon RX 5000 series mới để khai thác hoàn toàn 16 lane PCIe 4.0 + 1 ổ SSD PCIe 4.0 x4. Số lane PCIe 3.0 được chipset cấp sẽ dành cho ổ SSD PCIe 3.0 x4 thông thường cũng như các loại card add-in khác.”
Và trong specification thì AMD có ghi là 20x PCIe 4.0 có thể xài được với 3rd AMD Ryzen
Ngoài X570 thì chỉ còn board có chipset B550 chơi được PCIe 4.0 thôi.
1219EE32-EF30-4FE6-9FD5-FDC44118EE50.png
bvateam
TÍCH CỰC
4 năm
@bacanhtai Nếu xài B550 cùng với Ryzen 3000 thì sẽ vừa có 20 lane Pcie 4.0 (CPU cấp) vừa có 8 lane Pcie 3.0 ( chipset cấp)
chứ ko phải là ko có
@bvateam Tks cả nhà. Mình hiểu sơ sơ về khái niệm này nên đọc k đc rõ. May mà dc các b giải thik thêm 😅
Vẫn trung thành với B450, nhìn đẹp muốn lên nhưng nhu cầu lại không dùng hết, thôi ngắm thôi vậy
Khoái mấy cái case trắng như này. 😁
@xuantruong1992 Trắng ngoài thôi trắng bên trong mình thấy vẫn Ko bằng đen,
Mình chỉ quan tâm tới main dòng A và H 😆))
Đang xài asus crosshair viii hero với 3700x. Thấy b550 ngon quá. Chả kém gì. Hơn mỗi cái nhiều usb 3.2, chipset 4.0 mà ko chạy card đôi cũng ko cần. B550 rẻ mà đẹp hơn nhiều con x570, dư sức chạy 3950x với dàn vrm này.
Giá đâu
@bomduc Giá gì?
@Hentai Ouji Giá bán đó 😆
Trong các main b550 thì thấy giga b550 vision đẹp nhất. Tinh tế và đơn giản 😄
Đợi cuối năm mua cho rẻ, cuối năm còn ra rtx 3080 mà
masterss0
TÍCH CỰC
4 năm
thấy cái quạt có bao nhiêu tiền đâu mà fai cắt bỏ để giảm giá thành nhỉ
@masterss0 Mình toàn tự mua quạt 8mm gắn vào chipset. Đảm bảo mát 😎 lạnh
Thôi tình hình này tôi chờ cố Ryzen 4000, trông XT lên được có tí xung...
@P.W Bác đang xài main amd với cpu nào?
Hệ thống sẽ ổn định hơn là điều chắc chắn, vì AMD sẽ càng ngày càng cải tiến nhiều hơn nữa.
Không hiểu AMD làm ăn kiểu gì nữa. Sản xuất bo mạch chủ trước cpu cả vài tháng trời là sao? Chơi đểu người tiêu dùng à?
@dlv.pro.thick.game Bạn nói đến CPU nào vậy? CPU có hết rồi mà
@Hentai Ouji Cái bo mạch có những tính năng dành cho thế hệ cpu tiếp theo.
@dlv.pro.thick.game Tính năng gì cho cpu tiếp theo? Mình không rõ.
axyzoptions
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dlv.pro.thick.game nền tảng đi trước giải pháp theo sau. Đơn giản vậy thôi.
_oct31st_
TÍCH CỰC
4 năm
I wish...
Thích mấy con main của MSI thật
qua2007
TÍCH CỰC
4 năm
ngon
Nhìn tên mã chipset là thấy toàn dòng thấp

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019