Số lượng giấy phép leo núi Everest được cấp trong mùa năm nay đã lên mức kỷ lục, làm dấy lên những lo ngại về tình trạng tắc đường và quá tải ở khu vực tử thần trước khi các nhà chinh phục chạm tay lên đỉnh núi cao nhất thế giới này. Tình trạng quá tải và số lượng lớn những nhà leo núi thiếu kinh nghiệm được xem là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn khiến 9 người thiệt mạng hồi tháng 5/2019.
Tháng 5 được xem là mùa leo núi thích hợp nhất bởi thời tiết thuận lợi hơn những tháng khác trong năm. Mùa leo núi thứ 2 diễn ra vào tháng 9 đến tháng 11 nhưng không phổ biến bằng. Bất cứ ai muốn leo lên đỉnh Everest trong những mùa này đều cần phải có giấy phép của chính phủ Nepal. Chỉ trong 2 tháng đăng ký, Nepal đã trao 463 giấy phép, một con số kỷ lục đánh bại 409 giấy phép được cấp hồi năm 2021.
“Thách thức mà các nhà leo núi phải đối mặt là khả năng tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường leo núi. Đặc biệt là trong trường hợp nếu điều kiện thời tiết đẹp ít mà còn cách xa nhau. Điều này có thể dẫn đến việc những nhà leo núi hết oxy và đối mặt với tình trạng kiệt sức, gục ngã phơi mình trong vùng tử thần.”
Tháng 5 được xem là mùa leo núi thích hợp nhất bởi thời tiết thuận lợi hơn những tháng khác trong năm. Mùa leo núi thứ 2 diễn ra vào tháng 9 đến tháng 11 nhưng không phổ biến bằng. Bất cứ ai muốn leo lên đỉnh Everest trong những mùa này đều cần phải có giấy phép của chính phủ Nepal. Chỉ trong 2 tháng đăng ký, Nepal đã trao 463 giấy phép, một con số kỷ lục đánh bại 409 giấy phép được cấp hồi năm 2021.
“Thách thức mà các nhà leo núi phải đối mặt là khả năng tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường leo núi. Đặc biệt là trong trường hợp nếu điều kiện thời tiết đẹp ít mà còn cách xa nhau. Điều này có thể dẫn đến việc những nhà leo núi hết oxy và đối mặt với tình trạng kiệt sức, gục ngã phơi mình trong vùng tử thần.”
Vùng tử thần là 1 phần trong quãng đường leo núi mà các nhà thám hiểm phải chinh phục. Nằm ở độ cao hơn 8000m, không khí ở đây cực kỳ loãng và rất khó để con người có thể tồn tại được lâu mà không có oxy tiếp thêm.
Bậc thang Hillary - 1 phần nằm trong vùng tử thần cũng là 1 trong những thử thách khó nhằn nhất đối với các nhà leo núi. Đó là 1 bề mặt đá dốc 12m, chỉ thấp hơn đỉnh núi 180m.
Nepal là quê hương của 8 trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới. Nơi đây thường xuyên bị nhiều người chỉ trích vì cấp phép cho bất kỳ ai có thể trả phí 11.000 USD để leo lên núi Everest. Năm nay, số lượng các nhà leo núi Trung Quốc nhận được giấy phép là nhiều nhất với con số là 96 người. Theo sau đó là các nhà leo núi đến từ Mỹ với con số là 87, Ấn Độ là 40.
Hoạt động leo núi được xem là nguồn thu nhập chính của Nepal, nơi có khoảng 500.000 người đang làm việc trong ngành du lịch và dịch vụ leo núi. Chỉ tính trong vài tháng đầu năm nay, với 1.046 giấy phép được cấp cho 24 đỉnh núi ở Nepal, chính phủ đã thu về 5,6 triệu USD, trong đó 5 triệu USD là đến từ đỉnh núi Everest.
Ang Tshering Sherpa đến từ công ty tổ chức thám hiểm Nepal Asian Trekking cho biết, mỗi nhà leo núi cần chi ít nhất 26.700 USD cho 1 chuyến thám hiểm ở Nepal. Khoản phí đã bao gồm phí giấy phép, xăng, thực phẩm, HDV và du lịch địa phương.
Năm nay là lần đầu tiên, chính phủ Nepal sẽ cho 1 đoàn đóng quân tại trại căn cứ Everest để quản lý các hoạt động leo núi trong suốt mùa giải. “Chúng tôi lo ngại cho sự an toàn của các du khách và đã chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ để đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Chúng tôi chỉ nhận thấy rủi ro nếu những người leo núi bị cạn kiệt oxy. Vì thế việc cấp thiết ở đây là cung cấp oxy đúng thời điểm.
Quảng cáo
Yubaraj Khatiwada, Giám đốc Sở Du lịch Nepal cũng cho biết chính phủ đang xem xét đưa ra yêu cầu đối với những người leo núi, cần phải chinh phục được ít nhất 1 đỉnh núi cao 6000m ở Nepal trước khi leo Everest.
Theo Sight