Nếu gắn lens của máy FF vào máy APS-C thì có bị vấn đề gì không anh em? :D

protk2
18/2/2021 2:53Phản hồi: 3
Cùng ngàm thì gắn được không có vấn đề gì. Đa số các lens full-frame đều xài được cho cảm biến APS-C có cùng ngàm. Lưu ý (tuy không liên quan): với Canon DSLR, dù kích thước ngàm như nhau nhưng lens APS-C không gắn được lên máy full-frame, vì đuôi lens sẽ chạm vào gương lật.

Về chất lượng thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Có vài lưu ý:
- Việc gắn ống kính full-frame lên máy APS-C, về cơ bản là vứt bỏ đi một lượng lớn diện tích vùng ánh sáng mà ống kính hội tụ được, vì cảm biến APS-C chỉ lấy phần trung tâm của vùng ánh sáng hội tụ mà thôi.
- Mỗi ống kính có một thuộc tính gọi là "độ phân giải quang học", nghĩa là khả năng tái tạo chi tiết của hình ảnh sau khi chùm sáng đã đi qua hệ thấu kính. Ống kính full-frame được thiết kế để đạt độ phân giải quang học tương ứng với số lượng, kích thước và mật độ điểm ảnh trên cảm biến full-frame; khi đem chiếc ống kính đó xài cho cảm biến APS-C, do mật độ và kích thước điểm ảnh thay đổi (số lượng điểm ảnh có thể y như nhau hoặc khác) cộng với việc một lượng lớn ánh sáng hội tụ bị vứt bỏ, nhược điểm nếu có của ống kính sẽ lộ rõ trên cảm biến APS-C.
- Ví dụ nôm na như thế này, không chính xác, nhưng cho dễ hiểu vấn đề: một ống kính full-frame hội tụ được 24 triệu chùm sáng nhỏ cho cảm biến 24 triệu điểm ảnh trên diện tích 36x24mm (full-frame); đem ống kính đó xài cho cảm biến 24 triệu điểm ảnh diện tích 23.6x15.7mm (APS-C) thì do chỉ sử dụng được phần trung tâm nên thực tế số lượng chùm sáng đi đến cảm biến chỉ còn đâu đó 10.3 triệu; và 10.3 triệu chùm ánh sáng còn lại phải chia chác cho 24 triệu điểm ảnh trên diện tích nhỏ xíu của cảm biến APS-C, thì chất lượng ảnh thu được về mặt quang học không còn như lúc đầu, độ chi tiết cũng giảm bớt.
- Có những ngoại lệ: một số ống kính được thiết kế với độ phân giải quang học rất lớn, chuyên để sử dụng cho cảm biến full-frame độ phân giải cao (mấy chiếc 36 Mpx, 42 Mpx...v.v). Những ống kính này nếu đem lên xài trên cảm biến APS-C, dù chỉ lấy khoảng 43% diện tích ánh sáng hội tụ nhưng độ chi tiết vẫn rất tốt, vì ban đầu hình ảnh nó thu được đã có độ chi tiết quá cao rồi.

Cho nên có một quan niệm rất sai lầm mà nhiều người vẫn tin: rằng cứ gắn lens full-frame lên APS-C là sẽ "nét"! Đừng tin vào điều đó! Vì kết quả thực tế thu được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quang học của lens, lens đó được thiết kế cho cảm biến độ phân giải bao nhiêu, v.v.
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cùng ngàm thì gắn được không có vấn đề gì. Đa số các lens full-frame đều xài được cho cảm biến APS-C có cùng ngàm. Lưu ý (tuy không liên quan): với Canon DSLR, dù kích thước ngàm như nhau nhưng lens APS-C không gắn được lên máy full-frame, vì đuôi lens sẽ chạm vào gương lật.

Về chất lượng thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Có vài lưu ý:
- Việc gắn ống kính full-frame lên máy APS-C, về cơ bản là vứt bỏ đi một lượng lớn diện tích vùng ánh sáng mà ống kính hội tụ được, vì cảm biến APS-C chỉ lấy phần trung tâm của vùng ánh sáng hội tụ mà thôi.
- Mỗi ống kính có một thuộc tính gọi là "độ phân giải quang học", nghĩa là khả năng tái tạo chi tiết của hình ảnh sau khi chùm sáng đã đi qua hệ thấu kính. Ống kính full-frame được thiết kế để đạt độ phân giải quang học tương ứng với số lượng, kích thước và mật độ điểm ảnh trên cảm biến full-frame; khi đem chiếc ống kính đó xài cho cảm biến APS-C, do mật độ và kích thước điểm ảnh thay đổi (số lượng điểm ảnh có thể y như nhau hoặc khác) cộng với việc một lượng lớn ánh sáng hội tụ bị vứt bỏ, nhược điểm nếu có của ống kính sẽ lộ rõ trên cảm biến APS-C.
- Ví dụ nôm na như thế này, không chính xác, nhưng cho dễ hiểu vấn đề: một ống kính full-frame hội tụ được 24 triệu chùm sáng nhỏ cho cảm biến 24 triệu điểm ảnh trên diện tích 36x24mm (full-frame); đem ống kính đó xài cho cảm biến 24 triệu điểm ảnh diện tích 23.6x15.7mm (APS-C) thì do chỉ sử dụng được phần trung tâm nên thực tế số lượng chùm sáng đi đến cảm biến chỉ còn đâu đó 10.3 triệu; và 10.3 triệu chùm ánh sáng còn lại phải chia chác cho 24 triệu điểm ảnh trên diện tích nhỏ xíu của cảm biến APS-C, thì chất lượng ảnh thu được về mặt quang học không còn như lúc đầu, độ chi tiết cũng giảm bớt.
- Có những ngoại lệ: một số ống kính được thiết kế với độ phân giải quang học rất lớn, chuyên để sử dụng cho cảm biến full-frame độ phân giải cao (mấy chiếc 36 Mpx, 42 Mpx...v.v). Những ống kính này nếu đem lên xài trên cảm biến APS-C, dù chỉ lấy khoảng 43% diện tích ánh sáng hội tụ nhưng độ chi tiết vẫn rất tốt, vì ban đầu hình ảnh nó thu được đã có độ chi tiết quá cao rồi.

Cho nên có một quan niệm rất sai lầm mà nhiều người vẫn tin: rằng cứ gắn lens full-frame lên APS-C là sẽ "nét"! Đừng tin vào điều đó! Vì kết quả thực tế thu được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quang học của lens, lens đó được thiết kế cho cảm biến độ phân giải bao nhiêu, v.v.
@Penguin Pingu Độ phân giải quang học bạn giải thích chung chung nên có khả năng gây hiểu nhầm cho anh em. Nó có một định nghĩa riêng về Airy disk hay các thứ liên quan.
Túm váy là ngoài cái lens thì cái pixels trên con cảm biến hấp thụ màu theo công nghệ nào + thuật toán nữa. Cái pixel to như hạt cát của full frame ko phải dở hơn cái hạt bụi trên crop đâu vì đại lượng ánh sáng nó hấp thụ trọn vẹn hơn....
- Máy ảnh gia thì thiếu gì, quan trọng là thích thì chơi thôi! Đừng gò vào mấy cái thông số.
bác có gắn được vào hay không?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019