Chỉ trong vài tháng, một cái chai nhựa sau khi bị vứt xuống sông có thể trôi cách xa đó 3.000 km, theo một thử nghiệm gần đây của các nhà khoa học Anh. Emily Duncan đến từ Đại học Exeter (Vương quốc Anh) và các cộng sự của cô đã sử dụng công nghệ GPS và vệ tinh để theo dõi đường đi của 25 chai nhựa khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã thả những chiếc chai dọc theo sông Hằng ở Ấn Độ và Bangladesh, đây là con sông lớn thứ hai gây ô nhiễm nhựa ngoài đại dương.
Quan tâm về các chai nhựa, mời bạn xem thêm bài "Hành trình của những chiếc chai nhựa", bấm vào xem
Họ phát hiện thấy trung bình, mỗi cái chai sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 1 km một ngày. Một số đi đến Vịnh Bengal (nằm ở Nam Á, phía đông bắc Ấn Độ Dương) và di chuyển trung bình 6 km mỗi ngày trên biển. Từ vịnh này, một chai đã tiếp tục trôi nổi vòng quanh bờ biển phía đông Ấn Độ trong suốt 94 ngày, tổng hành trình ghi nhận được khoảng 3.000 cây số.
Khoảng 40% lượng chai được thả xuống bị mắc kẹt lại ở các bờ sông. Khi dòng chảy thay đổi, chúng có thể bị đẩy ngược trở ra biển. Tất nhiên, không phải thí nghiệm này chỉ được thực hiện cho vui. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả thu được giúp họ đánh giá được tình trạng ô nhiễm, đồng thời xác định được thời gian và địa điểm phù hợp để tiến hành các đợt thu gom rác trên các dòng sông khác nhau trên khắp thế giới.
Năm 2010, ước tính có khoảng 5-13 triệu tấn rác thải nhựa đã tràn vào các đại dương trên thế giới. Trong khi đó, các con sông được đánh giá là con đường quan trọng nhất gây ô nhiễm nhựa đại dương. Vì lẽ đó, hiểu biết hơn về dòng chảy và cách di chuyển của rác có thể giúp ích rất nhiều cho việc ngăn chặn ô nhiễm đại dương tiếp tục xảy ra.
Nguồn: NS
Quan tâm về các chai nhựa, mời bạn xem thêm bài "Hành trình của những chiếc chai nhựa", bấm vào xem
Họ phát hiện thấy trung bình, mỗi cái chai sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 1 km một ngày. Một số đi đến Vịnh Bengal (nằm ở Nam Á, phía đông bắc Ấn Độ Dương) và di chuyển trung bình 6 km mỗi ngày trên biển. Từ vịnh này, một chai đã tiếp tục trôi nổi vòng quanh bờ biển phía đông Ấn Độ trong suốt 94 ngày, tổng hành trình ghi nhận được khoảng 3.000 cây số.
Khoảng 40% lượng chai được thả xuống bị mắc kẹt lại ở các bờ sông. Khi dòng chảy thay đổi, chúng có thể bị đẩy ngược trở ra biển. Tất nhiên, không phải thí nghiệm này chỉ được thực hiện cho vui. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả thu được giúp họ đánh giá được tình trạng ô nhiễm, đồng thời xác định được thời gian và địa điểm phù hợp để tiến hành các đợt thu gom rác trên các dòng sông khác nhau trên khắp thế giới.
Năm 2010, ước tính có khoảng 5-13 triệu tấn rác thải nhựa đã tràn vào các đại dương trên thế giới. Trong khi đó, các con sông được đánh giá là con đường quan trọng nhất gây ô nhiễm nhựa đại dương. Vì lẽ đó, hiểu biết hơn về dòng chảy và cách di chuyển của rác có thể giúp ích rất nhiều cho việc ngăn chặn ô nhiễm đại dương tiếp tục xảy ra.
Nguồn: NS