Vào năm 1960, Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tập trận mang tính bước ngoặt trong lịch sử chiến tranh tàu ngầm. Con tàu ngầm hạt nhân USS Triton đã lặn một vòng quanh Trái Đất, qua đó chứng minh rằng tàu ngầm có thể hoạt động hoàn toàn chìm dưới nước, trái ngược với cách thức hoạt động của đa phần tàu ngầm lúc đó là bán chìm.
Điều này có được nhờ vào năng lượng hạt nhân - thứ mang lại nguồn năng lượng không giới hạn cho tàu ngầm.
Điều này có được nhờ vào năng lượng hạt nhân - thứ mang lại nguồn năng lượng không giới hạn cho tàu ngầm.
Tàu ngầm diesel-điện lớp Gato - USS Cavalla (SS-244) - nổi tiếng khi phóng ngư lôi đánh chìm tàu sân bay Shokaku của Hải quân đế quốc Nhật Bản năm 1944 trong trận chiến trên biển Philippine, thế chiến thứ 2.
Có một sư thật thú vị về những con tàu ngầm thời điểm đó là trong nhiều thập niên, chúng dành phần lớn thời gian hoạt động trên mặt biển thay vì bên dưới. Từ những con tàu ngầm đầu tiên cho đến những chiếc được đóng thời hậu chiến tranh, chúng đều hoạt động bằng động cơ diesel "thở" tức là tàu ngầm vẫn cần phải lấy không khí từ bên ngoài cho động cơ đốt trong cũng như xả khí thải từ hoạt động của động cơ. Những con tàu dùng động cơ diesel nó cũng giống như xe hybrid ngày nay, khi động cơ hoạt động thì chúng nạp năng lượng vào pin và khi lặn thì năng lượng từ pin sẽ vận hành mô-tơ điện làm quay chân vịt.
USS Diodon (SS-349) - tàu ngầm diesel-điện lớp Balao - cải tiến từ lớp Gato hoạt động từ năm 1946 đến 1971.
Chúng cơ bản sẽ hoạt động trên mặt biển như tàu mặt với động cơ diesel và một khi tìm được mục tiêu, tàu sẽ chìm xuống và dùng pin (ắc quy) axit chì để thực hiện một cuộc tấn công bằng ngư lôi. Các tàu ngầm lúc đó được chế tạo với vận tốc mặt nhanh hơn vận tốc lặn, thường là 20 knot khi lướt trên mặt biển và 10 knot khi lặn nên thiết kế thân tàu thời kỳ này hao hao như thân tàu mặt với phần mũi thon về sau để rẽ sóng, khác hẳn với thiết kế hình ống tròn như ngày nay.
USS Nautilus (SSN-571) - tàu ngầm hạt nhân đầu tiên đi vào hoạt động trong biên chế của Hải quân Mỹ. Ảnh chụp năm 1958 khi tàu vào cảng New York. Hiện USS Nautilus được bảo tồn và phục vụ như một bảo tàng lịch sử tàu ngầm được quản lý bởi Bộ tư lệnh di sản và lịch sử Hải quân Hoa Kỳ. Nautilus nằm tại một bến cảng gần căn cứ tàu ngầm hải quân New London, Connecticut, thu hút hơn 250 ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.
Và rồi năng lượng hạt nhân đã thay đổi mọi thứ. Nó không cần không khí để đốt nhiên liệu trong động cơ và cũng không cần xăng dầu - những thứ lưu trữ có hạn trên tàu. Nó hoạt động dựa trên một lõi nhiên liệu hạt nhân được làm giàu, thường là Uranium và phản ứng phân rã sẽ cung cấp nhiệt lượng cho các turbine khí từ đó làm quay chân vịt. Kết quả là tàu ngầm có thể hoạt động chìm hoàn toàn dưới mặt nước trong thời gian dài và hình dạng của những con tàu cũng nhanh chóng thay đổi từ dạng U-boat sang dạng tuýp vỏ trơn giống như cá ngừ từ đó tăng đáng kể hiệu quả thủy động lực học. Kết hợp giữa thiết kế thân tàu hiệu quả hơn và năng lượng hạt nhân thì tàu ngầm đã có thể vận hành im lặng, tốc độ di chuyển dưới nước nhanh hơn gấp 3 lần so với các loại tàu tiền nhiệm.
USS Triton (SSRN-586) tại cảng New London trước khi thực hiện chiến dịch Sandblast năm 1960.
Chiến dịch Sandblast năm 1960 là cơ hội để Mỹ biểu dương sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân. USS Triton (SSRN-586) là tàu ngầm hạt nhân chuyên dùng để mở rộng khả năng do thám bằng radar, nó dài 136 m và là tàu ngầm lớn nhất vào lúc đó. Con tàu được thiết kế để có thể lặn đến các khu vực gần Liên Xô và sử dụng hệ thống radar siêu mạnh của mình để tìm kiếm các dấu hiệu tấn công hạt nhân. Triton cũng là tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất từng được chế tạo.
Con tàu rời cảng nhà New London, bang Connecticut vào ngày 16 tháng 2 năm 1960 và đi theo một hải trình dựa trên con đường của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha - Ferdinand Magellan - người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Triton đã đi vòng quanh địa cầu trong 60 ngày và trở lại cảng New London vào ngày 25 tháng 4 cùng năm. Hải trình vòng quanh thế giới của Triton dài tổng cộng 26.723 hải lý và đây chỉ là một phần của 85 ngày hoạt động của tàu Triton kể từ khi rời cảng với tổng hải trình 36.000 hải lý. Triton chỉ trồi lên 1 lần duy nhất để sơ tán một thủy thủ bị ốm trong suốt hành trình.
Quảng cáo
Thuyền trưởng Edward L. Beach đang vẽ lại đường đi vòng quanh thế giới của tàu ngầm hạt nhân Triton.
Bên cạnh nhiệm vụ vòng quanh thế giới thì Triton còn thả các chai thủy văn để nghiên cứu về các dòng hải lưu trên thế giới cũng như vẽ bản đồ đáy đại dương bằng máy đo độ sâu bằng sóng âm và sonar.
USS Triton chỉ phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ 11 năm bởi ý tưởng về tàu ngầm thăm dò mang radar siêu mạnh không còn thực tế. Triton sau đó được cho nghỉ vào năm 1968 và phần kính tiềm vọng của Triton đã được bảo tồn và hiện đang được trưng bày tại Benton, Washington.
Theo: Popular Mechanics