[Ngày này năm xưa] 15/04/1912 - Thảm họa hàng hải Titanic - con tàu chìm dưới biển Atlantic

Vua Lười
15/4/2017 9:44Phản hồi: 73
[Ngày này năm xưa] 15/04/1912 - Thảm họa hàng hải Titanic - con tàu chìm dưới biển Atlantic
Cách đây hơn 1 thế kỷ, vào ngày 15/04/1912, con tàu lớn nhất thế giới thời điểm đó - còn được mệnh danh là con tàu không thể chìm - tên gọi là RMS Titanic, đã chìm vào vùng nước băng giá của Bắc Đại Tây Dương sau khi đâm trúng một tảng băng trôi trong chuyến đi đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó, giết chết 1.517 người.

tinhte.onthisday.titanic.jpg

Con tàu này được đóng bởi hãng đóng tàu White Star Line - thuộc vương quốc Anh - và sau khi đóng xong thì nó trở thành chiếc tàu du lịch sang trọng nhất thế giới. Con tàu này cũng mang theo tham vọng của hãng đóng tàu, với hy vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của Vương Quốc Anh . Chiếc tàu dài 269m và cao hơn 30 mét. Tàu Titanic sử dụng động cơ hơi nước và có thể đạt tốc độ 40km/h, được xem như là con tàu nhanh nhất thế giới thời điểm đó. Con tàu sử dụng 600 tấn than mỗi ngày do 176 người đàn ông xúc than đổ vào lò. Mỗi ngày có đến 100 tấn xỉ than được thải ra biển do quá trình vận hành tàu.

tinhte.onthisday.titanic-2.jpg

Với thiết kế từng khoang chứa kín riêng biệt, Titanic cũng được mệnh danh là con tàu không thể chìm.


tinhte.onthisday.titanic-3.jpg

Trong chuyến đi định mệnh này, bắt đầu từ cảng Southampton, tới New York với các trạm dừng tiếp thức ăn, nhiên liệu ở Cherbourg - Pháp và Queenstowm - Ireland. Trên tàu lúc đó chở theo 2.206 người, trong số đó thuỷ thủ đoàn gồm 898 người. Mùa đông năm 1912 tương đối ấm áp, chính vì sự ấm áp đó khiến băng từ Bắc Cực tan và những tảng băng khổng lồ như những con tàu ma ẩn hiện trên biển. Thuỷ thủ đoàn đã được cảnh báo trước về việc băng tan, thế nhưng họ dửng dưng vì ỷ lại đây là con tàu có thiết kế không thể chìm được. Họ phớt lờ những cảnh báo nguy hiểm và trong cái đêm Chủ Nhật tồi tệ đó, những thông điệp về băng trôi truyền bằng sóng radio từ các tàu khác cũng không đến được với thuyền trưởng của tàu Titanic.


Titanic đã va chạm với tảng băng trôi khổng lồ vào lúc 11h40 đêm ngày 15/04/1912. Mặc dù họ phát hiện ra tảng băng nhưng vì khoảng cách quá gần nên thuỷ thủ đoàn chỉ có thể điều khiển tàu tránh đụng trực diện. Tảng băng va chạm với phần mạn phải của tàu, phá hỏng sáu khoang bên trong. Thiết kế của con tàu chỉ cho phép chịu đựng được bốn khoang bị ngập nước.


Vài phút sau, thuỷ thủ đoàn phát tín hiệu yêu cầu trợ giúp khẩn cấp. Đây là lần đầu tiên tín hiệu SOS được sử dụng. Hành khách được lệnh di chuyển đến xuồng cứu sinh vào lúc 12h10 phút đêm. Nhưng một sự việc không may lại bắt đầu. Số lượng xuồng cứu hộ chỉ có đủ cho một nửa số người trên tàu. Và tất cả hành khách cũng như thuỷ thủ đoàn đều không được hướng dẫn hay thực tập trước cho những tình huống chết người như thế này. Họ bị mất phương hướng, không xác định được vị trí xuồng cứu sinh trên tàu. Và hoảng loạn đã xảy ra trên boong tàu.

Những người phụ nữ trên khoang hạng nhất là những người được đưa lên xuồng cứu hộ sớm nhất. Những hành khách trên khoang hạng ba thậm chí còn không được phép lên boong tàu và phải chấp nhận cái chết dưới làn nước băng giá của Atlantic. Chủ tịch hãng đóng tàu khi đó là Bruce Ismay đã nhảy lên chiếc xuồng cứu sinh cuối cùng, mặc dù trên boong tàu vẫn còn phụ nữ và trẻ em đang chờ để được cứu. Điều này đã tạo nên một làn sóng chỉ trích vì đây là một hành động không xứng đáng để là một Gentleman.

Lúc 2 giờ 20 phút sáng, tàu Titanic gãy làm đôi và chìm hẳn xuống biển. Khoảng một giờ sau đó, tàu Carpathia do thuyền trưởng Edward Smith điều khiển đã đến và giải cứu được 705 người từ tàu Titanic. Tất cả những người rơi xuống biển đều chết dưới làn nước băng giá. Nhiệt độ mặt nước lúc đó là -2 độ C, và với nhiệt độ này thì một người bình thường chỉ sống sót được trong vòng 15 phút. Trong số những người đã chết, 1% đã chết trong vòng 2 phút do sốc lạnh.

tinhte.onthisday.titanic-4.jpg

Quảng cáo



Sau vụ tai nạn, toàn bộ tội lỗi được đổ lên thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn tàu Titanic. Nhưng tất cả đều đã chết nên không ai gánh trách nhiệm của sự việc này. Cũng từ thảm họa này, toàn bộ các quy tắc an toàn hàng hải đã được viết lại. Trong đó có quy định số lượng xuồng cứu sinh phải đủ cho số lượng hành khách trên tàu. Thảm hoạ chìm tàu Titanic là một bài học cho việc xem thường các quy tắc an toàn và đặc biệt đó chính là sự nguy hiểm của thói ngạo mạn. Sự giận dữ của công chúng thời điểm đó càng lên cao khi họ biết rằng con tàu chỉ mang theo 16 xuồng cứu sinh bằng gỗ, và 4 xuồng gập có kích thước nhỏ hơn.

Năm 1985, 73 năm sau vụ tai nạn, với nhiều nỗ lực thăm dò tìm kiếm của các tổ chức quốc tế, các thợ lặn cũng đã xác định được chính xác vị trí của tàu Titanic trên biển Bắc Đại Tây Dương, giờ chỉ còn lại những đống đổ nát không thể định hình. Con tàu nằm im lìm dưới độ sâu 3.800m và sẽ mãi mãi nằm lại ở đó.



Các bạn có thể tìm lại bộ phim Titanic của Hollywood dựng lại chuyện tình của một cặp đôi trên tàu Titanic để tìm hiểu thêm về sự kiện này. Diễn viên đóng phim này là Leonardo Dicaprio và Kate Winslet. Bài hát trong bộ phim này: My Heart Will Go On trở thành bài hát nhạc phim hay nhất mọi thời đại, do diva Céline Dion thể hiện.



Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên sự việc chìm tàu Titanic mà mãi sau này mới được giải đáp. Thật ra thì Titanic nếu không chìm thì nó cũng sẽ bốc cháy vì khoang chứa than bắt lửa và đám cháy đang lan rộng dần, đó chính là lý do khiến thuyền trưởng cho tàu chạy hết tốc lực nhằm đến New York sớm hơn dự định và giải quyết vụ cháy.

Quảng cáo



Ngoài ra thì công nghệ bánh lái tàu cũng còn sơ khai. Những năm đầu thế kỷ 20 là giai đoạn chuyển giao giữa tàu sử dụng buồm sang tàu sử dụng động cơ hơi nước. Và cách điều khiển hai loại tàu này ngược với nhau. Có tương truyền rằng tài công của Titanic đã phạm sai lầm dẫn đến con tàu đâm vào tảng băng khi ông này hoảng loạn vì nhìn thấy tảng băng kề cận. Báo cáo năm 1912 nói rằng thuỷ thủ đoàn chỉ có 30 giây để xử lý tình huống kể từ khi nhìn thấy tảng băng trôi. Tuy nhiên những nghiên cứu về sau cho thấy họ có hơn 1 phút để đưa ra quyết định nhưng họ đã phạm sai lầm.

Trong khoảng thời gian tàu chìm, Titanic đã bắn 6 phát pháo sáng màu trắng xin cứu hộ. Chiếc tàu gần nhất cách Titanic dưới 30km nhưng nhân viên điện tín lúc đó đang ngủ, và những thuỷ thủ nhìn thấy pháo sáng từ Titanic không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đến khi Titanic không còn ánh đèn thì họ mới bắt đầu hiểu ra câu chuyện. Titanic chìm lúc 2h20 thì đến hơn 5h con tàu này mới đến ứng cứu. Mọi chuyện đã quá muộn. Đây là lời lý giải hợp lý nhất cho lý do tại sao số lượng thương vong lên đến 1500 người trong thảm hoạ hàng hải lớn nhất mọi thời đại này.
73 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có thể bạn chưa biết
IMG_4839.jpg
@Airblade14 dưới nước mà không đầy nước thì chắc chuyện lạ
Nano Eagle
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Jack Hào Alv bạn đúng là "thông minh" hơn em bé.
thanhtunghsb
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Airblade14 Vãi
@Airblade14 hay lắm đmm =))
Hóng phiên bản Harmony of the Seas.
@cosmos47 khẩu nghiệp này lớn lắm, thêm ông kia "thích" nghiệp nữa
1 Ngàn rưởi người kinh nhở
KHOI82TT
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Ngô Công Pháp toàn người nghèo ở khoang hạng 3 bị nhốt khi tàu gặp nạn thôi, nước văn minh phải cứu người giàu trước mà
đâm trúng "băng lạ" hoặc "băng nước ngoài" :p😁:p:D
@Fbiprohj Drift tuyệt lắm
V_P942
TÍCH CỰC
8 năm
@Fbiprohj cua này ngọt phết :D
Không có thảm họa này thì lấy đâu ra 1 trong những siêu phẩm điện ảnh của mọi thời đại

ị ra biển cả trăm tấn than mỗi ngày nên bị thần neptuyn giận dữ cho chìm đó mà 😁
Cũng từ thảm hoạ này mà điện ảnh đã cho ra đời 2 bộ phim kinh điển: Titanic & Poseidon :cool:
PS: tưởng cu Lười chuyên viết về xe cộ mà nhỉ :rolleyes:
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se 
e nó đã ngủ 1 giấc rất sâu dưới lòng atlantic
arcwin
CAO CẤP
8 năm
😆 sau cái này câu phần nổi tảng băng chìm thêm nổi tiếng.
Trùng hợp quá! Hôm nay cũng là ngày sinh chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) kìa ...
Kymdan
ĐẠI BÀNG
8 năm
Trong bài có lặp lại 2 lần câu "phi hành đoàn", phải là "thủy thủ đoàn" mới đúng.
@Kymdan cảm ơn bạn rất nhiều, mình đã sửa lại bài
@Vua Lười Mình nghĩ là từ tảng băng thì đúng hơn là tản băng đó.
Sâu thẳm
@bud's so deep :v
Asuka.uit
ĐẠI BÀNG
8 năm
Theo kết quả giám định gần đây nguyên Titanic bị chìm là do 1 khoang bị nung nóng, làm kết cấu thành tàu yếu đi và vỡ nứt khi gặp tảng băng lớn, nếu ko có chuyện này với thành tàu rắn cỡ kia đâm ko nhằm nhò j đâu, ae có thể tham khảo thêm.
@Asuka.uit Xem mấy phim tài liệu về thảm hoạ máy bay, tàu vũ trụ, thấy bảo nguyên nhân tai nạn ít khi là 1 nguyên nhân đơn lẻ, mà do nhiều yếu tố khác nhau (người lái, thời tiết, máy móc, vật thể lạ...) kết hợp ngẫu nhiên vào đúng cùng một thời điểm. Hoá ra Titanic này cũng thế.
jtsson
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Asuka.uit cũng ko hẳn, trc đây mình đọc dc bài, thì ra 1 phần do thép thân tàu bị làm mỏng,số đai ốc bị giảm để giảm khối lượng, tăng vận tốc cho tàu, nâng tính cạnh tranh cho tàu biển hồi đó :p
Lạc Trôi - Sơn Tường
Được xem phim titanic cách đây khá lâu rồi. Có dịp phải xem lại mới được
176 người xúc than đổ vào lò chắc là dân da đen 😁

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019