Thứ tư, 21/02/2007
Khi trình diễn những sản phẩm đầu tay, nhóm Kzack phải cố tình chụp hình cả gạch nền đá hoa, vỏ bao thuốc Vinataba … để chứng minh rằng: sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam chứ không phải nước ngoài.
Sản phẩm đầu tay của Kzack trên chiếc Sony Vaio. Ảnh: Kzack.
Mê mẩn thú vẽ sơn phun, 5 chàng trai "thế hệ 8x" Hà Nội cùng nhau tự học môn nghệ thuật này. Nguồn thông tin chủ yếu là chương trình về American Chopper, tay độ xe nổi tiếng nhất nước Mỹ, trên kênh Discovery và website trên Internet. Sau gần 2 năm “luyện tập”, Kzack mới dám nhận “thi công” trên chiếc laptop đầu tiên.
“Đó là chiếc Sony Vaio của một người bạn”, Hùng, một thành viên của Kzack, nói. “Anh này muốn có một món quà tặng đặc biệt cho ngày sinh nhật của cô bạn gái. Vì thế, hắn lấy 1 tấm hình ngộ nghĩnh của cô cháu đang học mẫu giáo, mượn laptop của bạn gái và nhờ tụi mình ‘chuyển thể’ lên đó làm quà tặng”.
Khi trình diễn những sản phẩm đầu tay, nhóm Kzack phải cố tình chụp hình cả gạch nền đá hoa, vỏ bao thuốc Vinataba … để chứng minh rằng: sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam chứ không phải nước ngoài.
Sản phẩm đầu tay của Kzack trên chiếc Sony Vaio. Ảnh: Kzack.
Mê mẩn thú vẽ sơn phun, 5 chàng trai "thế hệ 8x" Hà Nội cùng nhau tự học môn nghệ thuật này. Nguồn thông tin chủ yếu là chương trình về American Chopper, tay độ xe nổi tiếng nhất nước Mỹ, trên kênh Discovery và website trên Internet. Sau gần 2 năm “luyện tập”, Kzack mới dám nhận “thi công” trên chiếc laptop đầu tiên.
“Đó là chiếc Sony Vaio của một người bạn”, Hùng, một thành viên của Kzack, nói. “Anh này muốn có một món quà tặng đặc biệt cho ngày sinh nhật của cô bạn gái. Vì thế, hắn lấy 1 tấm hình ngộ nghĩnh của cô cháu đang học mẫu giáo, mượn laptop của bạn gái và nhờ tụi mình ‘chuyển thể’ lên đó làm quà tặng”.
Thông tin “phản hồi” về sản phẩm đầu tay khá tích cực: đôi uyên ương đang sắp làm đám cưới. Khởi đầu khá suôn sẻ là động lực cho cả nhóm quyết định chuyển hẳn sang chuyên ngành “trang điểm” cho máy tính xách tay. Hàng loạt mẫu ra đời sau đó ra đời nhưng chủ yếu vẫn phục vụ anh em bạn bè là chủ yếu. Hoàn tất mỗi tác phẩm cả nhóm đều chụp hình lại và “show hàng” trên các diễn đàn CNTT.
“Hồi đầu, nhiều người xem xong tưởng tụi em nhập mẫu đề can về bán”, Đào Đức Hải, thành viên của nhóm Kzack, tâm sự. "Dù sao đó cũng là tín hiệu đáng mừng vì khẳng định được chất lượng sản phẩm".
Theo lời của những tay hoạ sĩ laptop này, để đưa mỗi “tác phẩm” lên máy mất tối thiểu 4-5 ngày nếu gặp thời tiết tốt. Nguyên nhân vì sơn lên laptop trải qua nhiều bước: xử lý làm sạch “nền”, bả ma-tít, đánh bóng, rồi cuối cùng mới phun sơn theo hoạ tiết lên. Trời ẩm sẽ cần nhiều thời gian hơn để hong lớp bả ma-tít và lớp sơn kịp khô. Riêng việc xử lý bề mặt mỗi loại laptop cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm vì chất liệu chế tạo của từng hãng, từng model khác nhau, từ vỏ nhựa đến hợp kim, sợi carbon, các loại hợp chất bảo vệ bề mặt chống xước... Bất cứ một công đoạn nào có sơ suất sẽ phải làm lại từ đầu.
Bộ sưu tập mẫu mới nhất của Kzack. Ảnh: Hưng Hải.
“Laptop đối với đa số người Việt Nam vẫn là thứ đồ xa xỉ nên ‘thi công’ trên vật liệu này có sức ép tâm lý đặc biệt. Khi vẽ trên giấy hoặc vải, nếu mình không hài lòng với tác phẩm thì có thể vẽ lại, thậm chí bỏ hẳn tờ giấy đó đi. Nhưng vẽ laptop thì phải tập trung hoàn toàn, từng nét phun chính xác tuyệt đối vì không thể tẩy sửa”, Nguyễn Trịnh Anh, hoạ sĩ chính của nhóm, nói. Hai năm nghiên cứu đã giúp nhóm tự phát triển thêm một số kỹ thuật vẽ súng phun mới như tạo hiệu ứng, phủ mờ, gợn vân cho trời mây hoặc sắc cạnh cho những chi tiết đường nét nhỏ như sợi râu tóc…
“Bút sơn phun chỉ cho ra duy nhất 1 dạng nét điểm tròn viền mờ, mỗi lần ‘bắn’ là ra điểm mảnh nhất cũng phải 3-4 mm. Nếu không có những kỹ thuật xử lý riêng thì không thể tạo được những bức hình như ý. Cũng vì nguyên nhân này mà việc tính tiền cho mỗi ‘sản phẩm’ đôi khi gặp rắc rối. Có khi hình nhỏ lại đắt hơn hình lớn vì quá nhiều chi tiết”, Trịnh Anh nói.
Đã đặt bút là chỉ tập trung vẽ. Ảnh: Hưng Hải.
Theo anh, phun sơn có lợi thế trong việc tạo mảng màu, nhưng khó trong việc xử lý đường nét. Việc pha màu cũng khác so với cách vẽ truyền thống. Trước khi đặt bút, người hoạ sĩ phải "định dạng" tất cả trong đầu, từ bố cục, màu sắc. Nếu đã bấm nút "bắn" điểm đầu tiên là phải vẽ liên tục. Nếu dừng lại hoặc mất tập trung, ý tưởng có thể "bay" mất. Cũng chính vì thế mà “xưởng vẽ” của nhóm trước đây được đặt trên tầng 3 căn nhà sâu trong một con ngõ nhỏ tại phố Bạch Mai (Hà Nội) để “lánh xa bụi trần”.
Quảng cáo
Đến nay, số máy tính qua tay xử lý của nhóm Kzack đã đến hàng trăm chiếc, chủ yếu vẫn là bạn bè, người quen giới thiệu cho nhau. Theo đánh giá của Kzack, thú "trang điểm" cho laptop ở thời điểm hiện tại chưa phổ biến. Một phần vì laptop vẫn là vật dụng đắt tiền, người dùng thậm chí còn ngại ngần bóc từng cái tem quảng cáo nhà sản xuất dán trên máy. Tuy nhiên, điều đó sẽ không kéo dài vì giá máy tính ngày càng hạ.
Mỗi tấm hình là một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kzack.
"Nhiều bạn trẻ hiện nay đã được trang bị máy tính xách tay để học tập, làm việc. Laptop giờ đây không phải gắn với các doanh nhân thành đạt, mà là những người trẻ tuổi, năng động. Họ sẽ cá tính hoá 'con lappy' của mình theo sở thích giống như điện thoại, máy tính bàn, máy nghe nhạc MP3...", Nguyễn Tiến Hoàng, thành viên "máu kinh doanh nhất nhóm Kzack", phân tích.
Hoàng cho biết nếu xem một vài chiếc laptop của "dân xì-tin" sẽ dễ dàng bắt gặp những mẩu đề-can nhỏ nhỏ, hình chụp kiểu Hàn Quốc dán trên đó. Một số khác dùng đề-can in hoa văn bộ sưu tập điện thoại De Amour của Nokia (loại to, thường dán xe máy) để trang điểm.
"Chơi đề-can thì nhanh và rẻ, nhưng dễ đụng hàng và chỉ có thể chọn những mẫu in sẵn. Nhiều bạn trẻ muốn có 1 cái gì đó thực sự riêng mình trên vật dụng thường nhật và đó là khách hàng tương lai của Kzack", Đào Đức Hải nói.
Theo VnExpress