NGHÈO TƯ DUY CÓ THỂ DẪN ĐẾN NGHÈO VẬT CHẤT
(MẠN ĐÀM VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ PI NETWORK)
Từ cách suy nghĩ nghèo nàn…
Nhớ đầu những năm 2010, sau khi Bitcoin ra đời một thời gian và được truyền thông Việt Nam nhắc đến, trong tâm thức mình đã tin rằng trên 90% sẽ thành công. Bởi mình tin công nghệ số sẽ là xu hướng bắt buộc của tương lai. Và những gì Bitcoin hướng đến và xây dựng chỉ có thể đến từ một (những) bộ óc thiên tài. Nhưng nhận định chính xác thôi chưa đủ, mình đã bỏ qua Bitcoin vì bị đóng khung trong những kiểu suy nghĩ cứng nhắc: Tiền số có thể là công cụ giúp người ta rửa tiền, giúp khủng bố lách các lệnh trừng phạt quốc tế… không khéo mình lại vô tình ủng hộ cho cái xấu. Hơn nữa, blockchain đối với mình thời điểm đó còn khá xa lạ, mình lại nghĩ mình không thể nào đầu tư nổi các loại máy “đào” đắt tiền. Vậy là, thay vì có cái nhìn đúng đắn hơn, và tìm hiểu về blockchain, tìm mọi giải pháp đầu tư, mình đã bỏ qua cơ hội lớn để cải thiện cuộc sống. Trong khi mình tiếp tục chuỗi ngày làm công nhân để trang trải cuộc sống thì một anh bạn có tầm nhìn đã chớp lấy cơ hội. Chỉ trong vài năm, từ một người bán hàng rong, giờ đây anh ở khu nhà giàu, đi xe hơi, và trở thành người kinh doanh thành đạt… Kiểu suy nghĩ đó còn ở sâu trong tâm trí mình thêm nhiều năm nữa nên mình cũng bỏ qua luôn cơ hội thứ hai là Ethereum.
Chỉ đến khi đồng bitcoin vượt mốc 1 tỷ, còn Ethereum có giá vài trăm triệu, mình mới thực sự quan tâm đến tiền kỹ thuật số. Nhưng thực sự là đã muộn, cơ hội đã qua, chí ít là với 2 đồng bitcoin và Ethereum. Bây giờ, việc khai thác hai đồng nầy là cực khó!
Đến thay đổi lối suy nghĩ và nắm lấy Pi
Nói một cách thực lòng là mình rất biết ơn cánh truyền thông lề phải. Mọi người có tư duy độc lập, phần nhiều đều biết rằng, khi đọc tin của truyền thông lề phải thì bạn nên tin điều ngược lại. Nhờ có những bài đả phá Pi, mình đã tìm hiểu kỹ và quyết định tham gia Pi. Có một sự thật là: trừ những người cực kỳ nhạy bén về tin tức, có tầm nhìn xa, và cả tài chính để đầu tư, còn lại, những người nghèo và chậm chân rất khó để có thể “đổi đời” nhờ Bitcoin và Ethereum. Ta có thể ví von cả 2 như kim cương và vàng vậy. Chỉ có được khi đầu tư máy móc công nghệ, hoặc mua trên sàn, dù thế nào cũng cần tốn không ít tiền. Nhưng Pi thì khác, có thể ví von dự án Pi như việc liên minh Châu Âu phát hành đồng Euro cho các nước trong khối, hay việc Mỹ cùng các đối tác chấp thuận thanh toán giá dầu bằng đồng đô la vậy. Nhưng mục tiêu của Pi cao rộng hơn, không chỉ giới hạn trong một khối hay một lĩnh vực kinh tế, tài chính nào. Pi cố gắng để trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi cho mọi người, cho mọi lãnh vực trên toàn thế giới.
(MẠN ĐÀM VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ PI NETWORK)
Từ cách suy nghĩ nghèo nàn…
Nhớ đầu những năm 2010, sau khi Bitcoin ra đời một thời gian và được truyền thông Việt Nam nhắc đến, trong tâm thức mình đã tin rằng trên 90% sẽ thành công. Bởi mình tin công nghệ số sẽ là xu hướng bắt buộc của tương lai. Và những gì Bitcoin hướng đến và xây dựng chỉ có thể đến từ một (những) bộ óc thiên tài. Nhưng nhận định chính xác thôi chưa đủ, mình đã bỏ qua Bitcoin vì bị đóng khung trong những kiểu suy nghĩ cứng nhắc: Tiền số có thể là công cụ giúp người ta rửa tiền, giúp khủng bố lách các lệnh trừng phạt quốc tế… không khéo mình lại vô tình ủng hộ cho cái xấu. Hơn nữa, blockchain đối với mình thời điểm đó còn khá xa lạ, mình lại nghĩ mình không thể nào đầu tư nổi các loại máy “đào” đắt tiền. Vậy là, thay vì có cái nhìn đúng đắn hơn, và tìm hiểu về blockchain, tìm mọi giải pháp đầu tư, mình đã bỏ qua cơ hội lớn để cải thiện cuộc sống. Trong khi mình tiếp tục chuỗi ngày làm công nhân để trang trải cuộc sống thì một anh bạn có tầm nhìn đã chớp lấy cơ hội. Chỉ trong vài năm, từ một người bán hàng rong, giờ đây anh ở khu nhà giàu, đi xe hơi, và trở thành người kinh doanh thành đạt… Kiểu suy nghĩ đó còn ở sâu trong tâm trí mình thêm nhiều năm nữa nên mình cũng bỏ qua luôn cơ hội thứ hai là Ethereum.
Chỉ đến khi đồng bitcoin vượt mốc 1 tỷ, còn Ethereum có giá vài trăm triệu, mình mới thực sự quan tâm đến tiền kỹ thuật số. Nhưng thực sự là đã muộn, cơ hội đã qua, chí ít là với 2 đồng bitcoin và Ethereum. Bây giờ, việc khai thác hai đồng nầy là cực khó!
Đến thay đổi lối suy nghĩ và nắm lấy Pi
Nói một cách thực lòng là mình rất biết ơn cánh truyền thông lề phải. Mọi người có tư duy độc lập, phần nhiều đều biết rằng, khi đọc tin của truyền thông lề phải thì bạn nên tin điều ngược lại. Nhờ có những bài đả phá Pi, mình đã tìm hiểu kỹ và quyết định tham gia Pi. Có một sự thật là: trừ những người cực kỳ nhạy bén về tin tức, có tầm nhìn xa, và cả tài chính để đầu tư, còn lại, những người nghèo và chậm chân rất khó để có thể “đổi đời” nhờ Bitcoin và Ethereum. Ta có thể ví von cả 2 như kim cương và vàng vậy. Chỉ có được khi đầu tư máy móc công nghệ, hoặc mua trên sàn, dù thế nào cũng cần tốn không ít tiền. Nhưng Pi thì khác, có thể ví von dự án Pi như việc liên minh Châu Âu phát hành đồng Euro cho các nước trong khối, hay việc Mỹ cùng các đối tác chấp thuận thanh toán giá dầu bằng đồng đô la vậy. Nhưng mục tiêu của Pi cao rộng hơn, không chỉ giới hạn trong một khối hay một lĩnh vực kinh tế, tài chính nào. Pi cố gắng để trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi cho mọi người, cho mọi lãnh vực trên toàn thế giới.
Ngẫm mà thương…
Khi sinh ra đời, không ai trong chúng ta mong muốn mình là người nghèo. Bạn nghèo đã đành, nhưng điều ám ảnh nhất không phải là cảm giác bạn vô dụng mà là khi nhìn những người thân yêu của mình sống trong sự thiếu thốn, chật vật. Chỉ tiếc rằng đôi khi bạn đang bị những lối suy nghĩ cứng nhắc trói buộc mình vào cái nghèo mà không hay. Người ta có nhiều lập luận hoặc lý do để từ chối Pi khi được mời gọi:
. “Chỉ có nước mưa với cứt chim mới miễn phí” -> Bạn không biết rằng, tại thời điểm bạn đọc bài viết nầy, “nước mưa và cứt chim” phần nhiều đã được đồng thuận với giá trị tương đương từ 15-100k/pi, dù Pi mới bước vào giai đoạn Mainnet kín. Khi chính thức lên sàn, giá trị của Pi sẽ tăng lên bao nhiêu đây?
. “Sợ mất thông tin” -> Khi bạn sử dụng Zalo, Facebook, Tik Tok… là bạn đã bị mất thông tin trước khi đăng ký Pi Network rồi. Chưa thấy ai bị thiệt hại gì khi dùng Pi. Riêng Facebook đã phải giải trình trước quốc hội Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump. Thời điểm đó, có nhiều nhân viên cao cấp của Facebook xin nghỉ việc vì “lý do đạo đức”. Facebook thu thập cả từng cú click chuột của bạn, để cung cấp cho những công ty trả tiền quảng cáo cho họ. Ngay cả khi bạn bước vào một cửa hàng để mua đồ trả góp, trên thực tế, bạn dễ gặp rắc rối. Tôi sẽ không quên khoản thời gian gần 2 năm bị làm phiền sau khi trót mua điện thoại trả góp tại một hệ thống điện máy lớn. Những số điện thoại xa lạ, từ đủ mọi lĩnh vực như điện máy, spa, tín dụng… gọi đến chào mời. Ai đã cung cấp cho họ thông tin và số điện thoại của tôi, tôi nghĩ bạn hiểu tôi muốn nói đến điều gì…
. “Pi là đa cấp, là lừa đảo” -> trên thực tế, Pi không phải là đa cấp, Pi không lấy một phần số Pi của người sau để trả cho người trước. Tốc độ đào Pi của người mời bạn được tăng lên là lấy từ tổng nguồn cung 100 tỷ Pi sẽ được phát hành. Về vấn đề Pi có lừa đảo hay không, bạn hãy thử lấy lí trí mà suy xét: Nếu dự án Pi thành công, Cả Pi Core Team và người đào Pi sẽ cùng được đổi đời. Ngược lại, nếu dự án thất bại, bạn cũng chẳng mất gì cả, mà Pi Core Team và những nhà đầu tư cho họ sẽ là người chịu thiệt thòi đầu tiên. Bởi những công sức, thời gian và tiền bạc họ đã bỏ ra đầu tư trong suốt ba năm qua.
. “Tiền kỹ thuật số có thể là công cụ giúp người ta rửa tiền, giúp khủng bố lách các lệnh trừng phạt quốc tế… tham gia “đào” đồng nghĩa với ủng hộ cho cái xấu” -> mọi sự trong đời đều có hai mặt của nó, tốt hay xấu là do tấm lòng và cách sử dụng của mỗi người. Mình không nghĩ một người giàu lên nhờ tiền kỹ thuật số là tiếp tay cho cái xấu, nếu người ấy dùng sự giàu có đó để cứu giúp cho những người nghèo khổ, cùng khốn trong xã hội.
. “Không hiểu nên không tham gia” -> Đây thật sự là lý do chính đáng nhất để một người từ chối Pi. Nhưng sao bạn không thử tìm hiểu kỹ trước khi quyết định từ chối nó. Tôi tin việc bạn bỏ ra mỗi ngày 1-2 giờ đồng hồ để tìm hiểu về blockchain và IT sẽ có ích hơn là bạn dùng ngần ấy thời gian để lướt Facebook và xem Tik Tok. Vào thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc học hỏi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đôi lời tâm tình…
Những người đầu tiên mà mình mời, nói thực lòng toàn là anh em, bạn bè, người thân, những người có hoàn cảnh khó khăn mà mình cũng không đủ khả năng để giúp đỡ về mặt vật chất. Có không ít người nhìn với ánh mắt ngờ vực. Mình thực sự không buồn vì bị hiểu lầm, mình chỉ cảm thấy tiếc vì một mai, khi Pi có giá trị cao, sẽ có rất, rất nhiều người nuối tiếc vì đã bỏ qua cơ hội. Ở thời điểm hiện tại, tốc độ khai thác Pi đã giảm đi nhiều lắm rồi. Nhưng trễ còn hơn không!
Sẽ thật dại dột nếu bạn bỏ bê công việc để suốt ngày ngồi mơ mộng về Pi. Nhưng mỗi ngày bỏ ra chỉ 1’ để mở app, click vào tia sét thì đâu thành vấn đề gì, phải không nào? Ước ao nhiều người nhìn thấy được triển vọng và nắm lấy cơ hội thoát nghèo từ dự án Pi!
Thông tin thú vị (tuy đã cũ)
Sau hơn 1 năm ra mắt, ngày 22 tháng 5 năm 2010, lần đầu tiên Bitcoin được sử dụng để mua hàng hóa - 2 bánh pizza với giá 10000 bitcoin, tương đương 25 đô la Mỹ (600k) tại thời điểm đó. Nếu người bán 2 cái bánh pizza giữ lại số bitcoin đó thì hiện tại anh ta đã có khoảng 230 triệu đô la (tương đương 5000 tỷ vnđ) - một con số khủng khiếp!
Quảng cáo
Để tham gia đào Pi, bạn cần tải về ứng dụng Pi network, đăng ký và nhập mã mời rồi kích tia sét để khai thác phiên đầu tiên và nhận phần thưởng 1 Pi cho người mới tham gia. Mã mời của mình là linlutd6a1. Hoặc, bạn có thể nhập các mã mời khác như: leekuro, katori0508, bachkhoabk47, doandacduong… Đó là những người nhiệt tình phổ biến Pi, góp phần xây dựng dự án Pi thành công, qua đó giúp nhiều người có cơ hội thoát nghèo qua việc khai thác Pi.
Muốn tìm hiểu thêm về Pi Network và công nghệ blockchain, mời bạn vui lòng truy cập tapchipinetwork.net (do Mr Nguyễn Văn Kiêm làm Chủ biên).
God bless you!