Các nhà nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina đã phát hiện ra chất tạo ngọt nhân tạo sucralose có thể gây hại cho DNA và đường ruột. Phát hiện này gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan quản lý thực phẩm cũng như công chúng về nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khi sử dụng chất tạo ngọt trong thực phẩm thường nhật.
Trước đó vào năm 2018, nhóm nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina dẫn đầu bởi giáo sư Susan Schiffman đã phát hiện ra sucralose được bán dưới thương hiệu “đường ăn kiêng” Splenda rất được người dân Mỹ ưa chuộng, một khi được chuyển hóa trong ruột sẽ tạo ra ít nhất là 2 hợp chất hòa tan trong chất béo. Phát hiện này trái ngược với các nghiên cứu về sucralose trước đó khi cho rằng nó không phân hủy trong cơ thể, từ đó không chuyển hóa thành năng lượng hay chất béo.
Sucralose được các nhà hóa học thuộc công ty Tate & Lyle của Anh phát hiện vào năm 1976. Nó ngọt hơn đường thông thường 600 lần, gấp 3 lần aspartame và gấp đôi saccharin - cũng là chất tạo ngọt nhân tạo được dùng phổ biến trong thực phẩm.
Dựa trên phát hiện từ nghiên cứu năm 2018, lần này nhóm nghiên cứu của Schiffman tập trung vào sucralose-6-acetate - một hợp chất có thể hòa tan trong chất béo, được tạo ra khi sucralose phân hủy trong cơ thể nhằm xác định tác động của nó với DNA.
Trước đó vào năm 2018, nhóm nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina dẫn đầu bởi giáo sư Susan Schiffman đã phát hiện ra sucralose được bán dưới thương hiệu “đường ăn kiêng” Splenda rất được người dân Mỹ ưa chuộng, một khi được chuyển hóa trong ruột sẽ tạo ra ít nhất là 2 hợp chất hòa tan trong chất béo. Phát hiện này trái ngược với các nghiên cứu về sucralose trước đó khi cho rằng nó không phân hủy trong cơ thể, từ đó không chuyển hóa thành năng lượng hay chất béo.
Sucralose được các nhà hóa học thuộc công ty Tate & Lyle của Anh phát hiện vào năm 1976. Nó ngọt hơn đường thông thường 600 lần, gấp 3 lần aspartame và gấp đôi saccharin - cũng là chất tạo ngọt nhân tạo được dùng phổ biến trong thực phẩm.

Dựa trên phát hiện từ nghiên cứu năm 2018, lần này nhóm nghiên cứu của Schiffman tập trung vào sucralose-6-acetate - một hợp chất có thể hòa tan trong chất béo, được tạo ra khi sucralose phân hủy trong cơ thể nhằm xác định tác động của nó với DNA.
Họ đã thực hiện một loạt các thử nghiệm trên tế bào máu người với sucralose-6-acetate. Kết quả được Schiffman công bố đó là "sucralose-6-acetate gây nhiễm độc gen và phá vỡ DNA một cách hiệu quả trong các tế bào tiếp xúc với nó". Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra sucralose-6-acetate là một clastogen - tức nó trực tiếp gây đứt gãy chuỗi DNA. Nếu cơ thể không sửa chữa hoặc sửa chữa không đúng, các chuỗi DNA bị hỏng có thể gây ung thư.

Thử nghiệm còn cho thấy sucralose-6-aceate ảnh hưởng xấu đến các mô ruột của người. Schiffman nói: "Nhiều nghiên cứu khác đã phát hiện ra sucralose có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột, vì vậy chúng tôi muốn tìm hiểu xem điều gì xảy ra. Khi cho sucralose và sucralose-6-acetate tiếp xúc với các tế bào biểu mô ruột (lớp mô lót thành ruột) thì cả 2 hóa chất đều gây rò rỉ ruột (thấm ruột). Điều này có nghĩa thay vì được thải ra theo phân thì những thứ bạn tiêu thụ bị rò rỉ ra khỏi ruột và hấp thụ thẳng vào máu."
Kiểm tra hoạt động di truyền của các tế bào ruột khi tiếp xúc với sucralose-6-acetate, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hoá chất này làm tăng hoạt động của các gen liên quan đến căng thẳng oxy hoá, viêm nhiễm và khả năng gây ung thư.
Căng thẳng oxy hóa xảy ra khi có quá nhiều phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do trong cơ thể và không đủ chất chống oxy hóa để loại bỏ các phân tử này. Từ đó, chúng có thể làm hỏng mô mỡ, DNA và protein dẫn đến các bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh tim mạch và ung thư. Trong khi đó, khả năng gây ung thư đề cập để khả năng của một chất hóa học hoặc hỗn hợp các chất gây ung thư hoặc làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Điều khiến các nhà nghiên cứu lo ngại là sucralose đang bán ngoài thị trường có chứa một lượng nhỏ sucralose-6-acetate. Schiffman nói: “Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) có quy định về ngưỡng độc tính đối với tất cả các chất gây nhiễm độc gen là 0,15 microgram/người/ngày. Phát hiện của chúng tôi cho thấy lượng sucralose-6-acetate trong một loại đồ uống có đường sucralose vượt quá ngưỡng này, chưa kể đến lượng sucralose-6-acetate được tạo ra dưới dạng chất chuyển hóa sau khi một người tiêu thụ sucralose.”
Tại Hoa Kỳ, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) quy định việc sử dụng chất làm ngọt bao gồm sucralose giống như tất cả các chất phụ gia thực phẩm khác tức phải an toàn để tiêu thụ trước khi được dùng làm phụ gia cho thực phẩm và đồ uống. Lượng sucralose đat ngưỡng theo khuyến nghị của FDA là 5 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy đối với một người nặng khoảng 68 kg thì 340 mg mỗi ngày được xem là an toàn. Tuy nhiên, trên trang web của FDA thì cơ quan này cho biết đang theo dõi các nghiên cứu khoa học mới nhất để đánh giá liệu sucralose có an toàn hay không.
Không chỉ EFSA và FDA, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm khác như Ủy ban chuyên gia FAO/WHO về phụ gia thực phẩm, Cơ quan bảo vệ sức khỏe thuộc bộ y tế và phúc lợi Canada, Cục tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New Zealand cũng công nhận sucralose an toàn để sử dụng.
Quảng cáo
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu này sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan quản lý và công chúng. Susan Schiffman nói: "Nghiên cứu sẽ đặt ra nhiều lo ngại về tác động sức khỏe tiềm ẩn của sucralose và các chất chuyển hóa của nó. Đã đến lúc xem lại tình trạng an toàn và quy định về sucralose vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nó không an toàn. Nếu không có gì thay đổi thì tôi khuyên mọi người nên tránh sản phẩm chứa sucralose. Đó là thứ bạn không nên ăn!."
Theo: NCSU (1) ; (2); Wikipedia; NewAtlas