Khi đưa ra lựa chọn, chúng ta thường ưu tiên nhu cầu hiện tại hơn nhu cầu trong tương lai. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chúng ta xem bản thân trong tương lai như người dưng – ta hoàn toàn không quan tâm những gì sẽ xảy ra với họ và lẽ ra không nên như vậy.
Daphna Oyserman, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Nam California nghĩ rằng có một giải pháp đánh lừa bộ não để tạo ra sự liên hệ đến tương lai và thúc đẩy bản thân trong hiện tại hành động. Tất cả những gì bạn phải làm là lên thời gian biểu theo ngày thay vì năm.
Là thành viên trong nghiên cứu Oyserman- đã được xuất bản trong Khoa học tâm lý, cô nhận thấy nếu mọi người lên thời gian biểu theo ngày thay vì năm, họ sẽ cảm nhận các sự kiện trong tương lai gần hơn và suy nghĩ sẽ cấp bách hơn.
Trong một thông cáo báo chí, Oyserman giải thích:
“Đây là một cách suy nghĩ mới về việc đạt được mục tiêu mà không đòi hỏi sức mạnh ý chí và không liên quan đến việc có tính cách hay sự quan tâm.”
Cùng với đội ngũ các nhà nghiên cứu của mình, Oyserman nghĩ ra một loạt bảy nghiên cứu để kiểm tra nhận thức con người về thời gian và mục tiêu theo đuổi. Đối với một trong số các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu hỏi những người tham gia trực tuyến xem họ sẽ bắt đầu dành dụm cho một trong hai tình huống sau đây sớm như thế nào: học đại học và nghỉ hưu – cả hai đều là sự đầu tư rất quan trọng cho tương lai. Câu hỏi được đưa ra với đơn vị tính theo ngày hoặc năm. Ví dụ, khi nào họ sẽ dành dụm cho con cái học đại học nếu việc đó xảy ra trong 18 năm hay 6570 ngày tới? Việc tiết kiệm cho nghỉ hưu bắt đầu lúc nào nếu bạn về hưu trong 30 năm hay 10.950 ngày tới?
Những người tham gia nói rằng họ sẽ bắt đầu tiết kiệm sớm bốn lần khi đưa ra điều kiện “ngày” so với điều kiện “năm.”
Hơn thế, trong một thí nghiệm khác, người tham gia được yêu cầu suy nghĩ về kế hoạch cho những sự việc theo các đơn vị của ngày, tháng, hoặc năm. Các nhà nghiên cứu thấy rằng đơn vị càng nhỏ, các sự kiện có vẻ càng gần hơn đối với người tham gia. Oyserman nghĩ đây có thể là một thủ thuật hữu ích cho mọi người, do đó “đầu tư cho tương lai chưa chắc là lỗ.”
Oyserman hy vọng rằng mẹo đánh lừa trí não này “có thể hữu ích cho bất cứ ai cần tiết kiệm cho hưu trí hoặc lo cho con em học đại học; cho những người bắt đầu ôn thi, làm luận văn; cho những người với mục tiêu dài hạn; hoặc cho những người muốn giúp đỡ những người có mục tiêu như vậy.”
Hà Hoàng dịch
Nguồn: http://bigthink.com/ideafeed/future-events-seem-closer-when-time-is-framed-in-days-rather-than-years