Đó là kết luận của các nhà khoa học Nga tại trường Higher School of Economics. Trong khi nhiều người vẫn coi vàng, trang sức, mỹ thuật hoặc đồ cổ là một giải pháp đầu tư sinh lời hợp lý, thì một dạng đồ cổ khác lại đang bị lờ đi: Những bộ Lego cũ đã bị hãng dừng sản xuất, số lượng trên thị trường còn rất hạn chế. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế Nga, sau khi nghiên cứu mức giá trên thị trường tự do của 2.322 set Lego đã ngừng sản xuất trong khoảng từ năm 1987 đến 2005, họ phát hiện ra mỗi năm, trung bình một bộ Lego cũ nguyên seal có giá tăng tới 11%, cao hơn cả vàng.
Victoria Dobrynskaya, đồng chủ biên cuộc nghiên cứu này cho biết: “Chúng ta thường nghĩ mọi người mua những món đồ như trang sức, đồ cổ hay tác phẩm mỹ thuật để đầu tư. Tuy nhiên có những lựa chọn khác, ví dụ đồ chơi chẳng hạn. Trên thị trường Lego thứ cấp, hàng chục nghìn giao dịch đã phát sinh. Bất chấp mức giá có thể thấp, tổng giá trị của thị trường này vấn là rất lớn, thứ mà những nhà đầu tư truyền thống chưa để ý đến.”
Các nhà nghiên cứu đưa ra một cách giải thích lý do vì sao có người chấp nhận trả khoản tiền lớn cho một bộ Lego. Hai trong số đó là số lượng hạn chế của mỗi set, và tình trạng có người muốn bán lại set Lego đã mua sau này. Cùng với đó, một cách giải thích khác là kể từ thập niên 1960, Lego đã tạo ra không ít bộ đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của nhiều người trưởng thành hiện tại, những người vẫn yêu mến những set đồ chơi xếp hình cũ.
Tuy nhiên thị trường này, giống như nhiều cách đầu tư khác, cũng có tỷ lệ biến động khá lớn. 11% là con số trung bình, nhưng có set mất giá tới 50%, nhưng cũng có set tăng giá tới 600% mỗi năm, mức giá này thường bắt đầu thay đổi khoảng 2 năm kể từ khi Lego ngừng sản xuất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư Lego cũng phải tính đến cả chi phí lưu trữ những bộ đồ chơi này để chờ đến lúc được giá.
Thêm vào đó, mức giá của những set Lego cũ cũng phụ thuộc vào kích thước. Mặt bằng chung, những set với kích thước rất lớn hoặc tương đối nhỏ sẽ được giá hơn sau nhiều năm, còn những bộ đồ chơi kích thước trung bình thì không được như vậy. Bản thân thị trường này cũng phụ thuộc rất nhiều vào chính chủ đề của mỗi bộ đồ chơi xếp hình. Hiện tại những set đắt tiền nhất đều lấy chủ đề Star Wars, ví dụ như con tàu Millennium Falcon, Death Star II hay Imperial Star Destroyer. Những set Lego có giá khác thường có số lượng hạn chế hoặc chỉ tặng ở những sự kiện quảng bá.
Không chỉ dừng ở đấy, muốn đầu tư Lego cũng phải chơi và có kiến thức về những bộ xếp hình. Hiện tại có hàng vạn set Lego đang được bán ra ngoài thị trường, nhưng chỉ có fan chân chính mới biết phân tích thị trường và quyết định mạo hiểm với những set có tiềm năng thu về rất nhiều tiền trong tương lai, cô Dobrynskaya cho biết.
Theo Gizmodo
Victoria Dobrynskaya, đồng chủ biên cuộc nghiên cứu này cho biết: “Chúng ta thường nghĩ mọi người mua những món đồ như trang sức, đồ cổ hay tác phẩm mỹ thuật để đầu tư. Tuy nhiên có những lựa chọn khác, ví dụ đồ chơi chẳng hạn. Trên thị trường Lego thứ cấp, hàng chục nghìn giao dịch đã phát sinh. Bất chấp mức giá có thể thấp, tổng giá trị của thị trường này vấn là rất lớn, thứ mà những nhà đầu tư truyền thống chưa để ý đến.”
Các nhà nghiên cứu đưa ra một cách giải thích lý do vì sao có người chấp nhận trả khoản tiền lớn cho một bộ Lego. Hai trong số đó là số lượng hạn chế của mỗi set, và tình trạng có người muốn bán lại set Lego đã mua sau này. Cùng với đó, một cách giải thích khác là kể từ thập niên 1960, Lego đã tạo ra không ít bộ đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của nhiều người trưởng thành hiện tại, những người vẫn yêu mến những set đồ chơi xếp hình cũ.
Tuy nhiên thị trường này, giống như nhiều cách đầu tư khác, cũng có tỷ lệ biến động khá lớn. 11% là con số trung bình, nhưng có set mất giá tới 50%, nhưng cũng có set tăng giá tới 600% mỗi năm, mức giá này thường bắt đầu thay đổi khoảng 2 năm kể từ khi Lego ngừng sản xuất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư Lego cũng phải tính đến cả chi phí lưu trữ những bộ đồ chơi này để chờ đến lúc được giá.
Thêm vào đó, mức giá của những set Lego cũ cũng phụ thuộc vào kích thước. Mặt bằng chung, những set với kích thước rất lớn hoặc tương đối nhỏ sẽ được giá hơn sau nhiều năm, còn những bộ đồ chơi kích thước trung bình thì không được như vậy. Bản thân thị trường này cũng phụ thuộc rất nhiều vào chính chủ đề của mỗi bộ đồ chơi xếp hình. Hiện tại những set đắt tiền nhất đều lấy chủ đề Star Wars, ví dụ như con tàu Millennium Falcon, Death Star II hay Imperial Star Destroyer. Những set Lego có giá khác thường có số lượng hạn chế hoặc chỉ tặng ở những sự kiện quảng bá.
Không chỉ dừng ở đấy, muốn đầu tư Lego cũng phải chơi và có kiến thức về những bộ xếp hình. Hiện tại có hàng vạn set Lego đang được bán ra ngoài thị trường, nhưng chỉ có fan chân chính mới biết phân tích thị trường và quyết định mạo hiểm với những set có tiềm năng thu về rất nhiều tiền trong tương lai, cô Dobrynskaya cho biết.
Theo Gizmodo