Nếu việc tập thể dục được đóng gói lại thành một viên thuốc thì chắc chắn ai cũng sẽ muốn uống nó cho nhanh, chứ không phải thực sự đổ mồ hôi như thường lệ. Dẫu rằng lợi ích của tập thể dục rất rõ ràng: cải thiện giấc ngủ, tinh thần sảng khoái, giảm các bệnh mãn tính,… nhưng ít ai trong chúng ta đủ ý chí để duy trì tập thể dục thường xuyên.
Theo số liệu được công bố năm 2023 tại Mỹ, chưa tới 1/3 người trưởng thành ở Mỹ tham gia các hoạt động thể chất theo khuyến nghị của chính phủ: ít nhất 20 phút vận động aerobic cường độ vừa phải (ví dụ như đi bộ nhanh) mỗi ngày, cùng với các bài tập sức mạnh xây dựng cơ bắp mỗi tuần.
Một nửa số người trưởng thành ở Mỹ mắc một số bệnh mãn tính nhưng như đã nói, không nhiều người sẵn sàng tập thể dục.
Cuộc sống văn phòng khiến nhiều người ngồi một chỗ lâu hơn, hoặc họ thích di chuyển bằng xe
máy và xe ô tô hơn là đi xe đạp.
Theo số liệu được công bố năm 2023 tại Mỹ, chưa tới 1/3 người trưởng thành ở Mỹ tham gia các hoạt động thể chất theo khuyến nghị của chính phủ: ít nhất 20 phút vận động aerobic cường độ vừa phải (ví dụ như đi bộ nhanh) mỗi ngày, cùng với các bài tập sức mạnh xây dựng cơ bắp mỗi tuần.
Một nửa số người trưởng thành ở Mỹ mắc một số bệnh mãn tính nhưng như đã nói, không nhiều người sẵn sàng tập thể dục.
Cuộc sống văn phòng khiến nhiều người ngồi một chỗ lâu hơn, hoặc họ thích di chuyển bằng xe
máy và xe ô tô hơn là đi xe đạp.
Thậm chí đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thu nhập thấp thường ít tập thể dục hơn do khu vực họ sinh sống có ít không gian tập luyện hơn.
Nhưng nghiên cứu cho thấy có một trở ngại khác ảnh hưởng đến tất cả chúng ta: bộ não không muốn chúng ta tập thể dục.
Bộ não muốn chúng ta nghỉ ngơi
Từ thưở khai thiên lập địa, con người phải hoạt động thể chất để thực hiện các chức năng cơ bản của cuộc sống, chẳng hạn như tìm kiếm hoặc trồng trọt thực phẩm. Daniel Lieberman, một nhà sinh vật học tiến hóa của loài người và là tác giả của cuốn sách Tập thể dục: Tại sao chúng ta chưa bao giờ tiến hóa, giải thích: Con người tiến hóa để chịu đựng cường độ vận động thường xuyên nhưng vẫn sẽ nghỉ ngơi khi có thể, để bảo tồn năng lượng.
Nói cách khác, những người săn bắt hái lượm không hề có ý nghĩ chạy bộ để đốt calo như chúng ta. Thay vào đó, bản năng mách bảo họ cần giữ gìn năng lượng khi cần để lao động, không nên phí sức vào việc không mang lại lợi ích gì.
Lieberman cho biết, với tư cách là một xã hội, chúng ta không còn di chuyển nhiều để săn bắt hái lượm nữa, nhưng bản năng tiến hóa để bảo tồn năng lượng vẫn còn. “Sự chán ghét đó, sự miễn cưỡng đó, giọng nói ‘Tôi không muốn [tập thể dục]’ là hoàn toàn bình thường và tự nhiên,” anh nói.
Nhà nghiên cứu hoạt động thể chất Matthieu Boisgontier, phó giáo sư tại Đại học Ottawa, đã chứng minh hiện tượng đó trong một nghiên cứu năm 2018.
Trong nghiên cứu này, những người tham gia được yêu cầu di chuyển bức hình avatar của họ vào những hình ảnh di chuyển trên màn hình vi tính. Các hình ảnh trên màn hình máy tính sẽ gồm hình ảnh con người vận động và hình ảnh nghỉ ngơi. Người tham gia phải đưa avatar của mình vào những hình ảnh tập luyện năng động, và rời xa khỏi hình ảnh nghỉ ngơi, càng nhanh càng tốt. Kết qủa đo sóng não cho thấy, não người mất nhiều năng lượng hơn khi phải lôi avatar của họ vào những hình ảnh tập luyện năng động. Các nhà nghiên cứu kết luận con người có bản năng muốn được nghỉ ngơi thư giãn.
Cũng có các nghiên cứu cho thấy mọi người luôn chọn đi thang cuốn thay vì cầu thang bộ. Boisgontier nói rằng bản năng tự nhiên đó không hẳn là xấu - chỉ là cuộc sống hiện đại khiến chúng ta nghỉ ngơi nhiều hơn đến mức có hại cho sức khoẻ.
Quảng cáo
Jackie Hargreaves, giảng viên cấp cao về tâm lý học thể thao và thể dục tại Đại học Leeds Beckett của Vương quốc Anh, cho biết, nhiều người cũng tiềm ẩn những cảm xúc tiêu cực đối với việc tập thể dục từ thời thơ ấu. Chẳng hạn có những người lúc nhỏ bị xấu hổ hay bối rối khi học các tiết thể dục, hoặc trải nghiệm khó chịu khi tập luyện chung với một đội thể thao ở trường, khiến họ không hứng thú với tập luyện khi lớn lên.
Đôi khi vấn đề lại nằm ở sự tự tin, Nghiên cứu cho thấy những người tự coi mình có khả năng tập luyện sẽ tự hình thành một thói quen tập đều đặn, những người có suy nghĩ ngược lại thì sẽ gặp khó khăn khi cần động lực.
Cách đánh lừa bộ não để bạn siêng tập thể dục
Sam Zizzi, nhà tâm lý học thể dục tại Đại học West Virginia, cho biết nếu bạn cảm thấy hài lòng về khả năng của mình thì dễ tìm ra động lực tập thể dục hơn.
Anh này khuyên chúng ta nên khởi đầu từ những thứ nhỏ nhặt, ví dụ có thể chỉ đi bộ vài phút mỗi ngày - và tăng dần tiến độ đó theo thời gian. Thêm nữa, việc quan sát một người ngang hàng đang làm những gì bạn muốn làm, đặc biệt nếu họ có cùng độ tuổi, giới tính hoặc tình trạng sức khỏe với bạn, cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng bạn cũng có thể đạt được điều đó.
Một cách khác để xây dựng sự tụ tin là hãy nhận ra cách não chúng ta chống lại chúng ta. Ví dụ khi mọi người không thành công trong việc dành thời gian tập thể dục, não họ có thể xuất hiện ý nghĩ rằng họ có vấn đề hoặc họ lười biếng. Trong khi những người đi tập thì họ chỉ đơn giản cứ cắm đầu tập và chiến thắng bản năng của họ. Hãy thay thế sự xấu hổ của bạn bằng niềm tin vào bản thân, và hiểu rõ cách bộ não hoạt động để chống lại nó.
Quảng cáo
Ngoài ra bạn cần hiểu rằng sự tập luyện, sự năng động không có nghĩa là vào phòng tập và nâng tạ nặng trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Nó đơn giản chỉ là việc bạn đi bộ mươi mười lăm phút, hoặc đi đạp xe. Nói chung nó là một hoạt động có di chuyển cơ thể và nên là một hoạt động khiến bạn vui vẻ.
Bạn cũng có thể khiến cho việc tập luyện vui vẻ hơn bằng cách rủ thêm bạn bè, vừa tập luyện vừa trò chuyện kết nối với nhau.
Theo Time
Cách vượt lười để tập thể dục
Hiếm ai hoàn toàn siêng năng trong chuyện tập luyện, nên bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để thúc đẩy bản thân nhé.
Đặt mục tiêu tập luyện cụ thể
Thông thường, chúng ta có nhiều mục tiêu khác nhau khi bắt đầu tập luyện.
tinhte.vn