“Alo, Vân nghe”, “Alo,…." đã trở thành câu cửa miệng của hầu hết người Việt khi nghe điện thoại. Vậy “Alo” là gì và tại sao khi bắt máy điện thoại vô thức chúng ta lại nói “Alo”.
Tình cờ mình xem được một clip trên MXH giải thích về từ “Alo", nên mình cũng tìm hiểu thêm và chia sẻ lại với anh em.
Từ lúc chiếc điện thoại đầu tiên ra đời, Alexander Graham Bell - người phát minh ra điện thoại đã dùng từ “Ahoy” để mở đầu cuộc trò chuyện từ xa khi nhấc máy. Sau đó, từ “Ahoy” bắt đầu được sử dụng rộng rãi như một câu chào hỏi tiêu chuẩn mỗi khi nghe điện thoại, cho đến khi Alexander Graham Bell qua đời và được thay thế bằng từ khác.
“Ahoy” bắt nguồn từ các thuỷ thủ, giới đi biển. Nó là một tín hiệu được sử dụng để gọi tàu, thuyền để tạo sự chú ý cho các đoàn thủy thủ khác khi gặp nhau trên biển.
Vốn từ “Ahoy” được bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại (ngôn ngữ được nói sau cuộc chinh phạt ở Anh năm 1066 đến cuối thế kỷ 15). Nó là một phiên bản của từ “Hoy”, có nghĩa là xin chào, tương tự như “Hey” hoặc “Hi” hiện nay.
Và trong các ngôn ngữ khác Xin Chào cũng có phát âm tương tự. Ví dụ:
Tuy nhiên, sau khi Alexander Graham Bell qua đời, theo thời gian từ “Ahoy” đã trở nên lỗi thời. Nên nhà phát minh Thomas Edison đã đề xuất sử dụng từ “Hello” - Xin chào! để thay thế. Và sau đó, mỗi quốc gia đều dùng ngôn ngữ riêng của mình để biểu đạt cho ý muốn Xin chào khi nghe điện thoại.
Trong tiếng Pháp, có nhiều cách nói khi chào hỏi, một trong số đó là từ “Allô” thường được áp dụng khi nghe điện thoại. Allô là phiên bản tiếng Pháp của từ Hello, nhằm xác định người trò chuyện ở đầu dây bên kia.
Dưới thời Thực Dân Pháp, điện thoại được mang vào Việt Nam và trở nên phổ biến. Người Việt cũng bắt chước dùng từ Allô giống như cách người Pháp nghe điện thoại. Tuy nhiên, theo thời gian từ “Allô” được biến tấu thành “Alô” hay “Alo”, như cách người Việt quen dùng các từ mượn của Pháp như cà phê (café), com lê (complet), gạc-măng-rê (garde-manger), ba ga (baggage), ban công (balcon),…
Cứ vậy, như một thói quen truyền từ các thế hệ, người Việt đã sử dụng từ Alo một cách rất tự nhiên mỗi khi nghe điện thoại.
Tình cờ mình xem được một clip trên MXH giải thích về từ “Alo", nên mình cũng tìm hiểu thêm và chia sẻ lại với anh em.
Từ lúc chiếc điện thoại đầu tiên ra đời, Alexander Graham Bell - người phát minh ra điện thoại đã dùng từ “Ahoy” để mở đầu cuộc trò chuyện từ xa khi nhấc máy. Sau đó, từ “Ahoy” bắt đầu được sử dụng rộng rãi như một câu chào hỏi tiêu chuẩn mỗi khi nghe điện thoại, cho đến khi Alexander Graham Bell qua đời và được thay thế bằng từ khác.
“Ahoy” bắt nguồn từ các thuỷ thủ, giới đi biển. Nó là một tín hiệu được sử dụng để gọi tàu, thuyền để tạo sự chú ý cho các đoàn thủy thủ khác khi gặp nhau trên biển.
Vốn từ “Ahoy” được bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại (ngôn ngữ được nói sau cuộc chinh phạt ở Anh năm 1066 đến cuối thế kỷ 15). Nó là một phiên bản của từ “Hoy”, có nghĩa là xin chào, tương tự như “Hey” hoặc “Hi” hiện nay.
Và trong các ngôn ngữ khác Xin Chào cũng có phát âm tương tự. Ví dụ:
- “Hoi” được sử dụng trong tiếng Hà Lan và tiếng Đức, Thụy Sĩ;
- “Oi'”được sử dụng không chính thức trong tiếng Bồ Đào Nha, Brazil
- “Ohøj” được sử dụng trong tiếng Đan Mạch.
- “Ahoj” một lời chào phổ biến trong tiếng Séc, Slovak
Tuy nhiên, sau khi Alexander Graham Bell qua đời, theo thời gian từ “Ahoy” đã trở nên lỗi thời. Nên nhà phát minh Thomas Edison đã đề xuất sử dụng từ “Hello” - Xin chào! để thay thế. Và sau đó, mỗi quốc gia đều dùng ngôn ngữ riêng của mình để biểu đạt cho ý muốn Xin chào khi nghe điện thoại.
Trong tiếng Pháp, có nhiều cách nói khi chào hỏi, một trong số đó là từ “Allô” thường được áp dụng khi nghe điện thoại. Allô là phiên bản tiếng Pháp của từ Hello, nhằm xác định người trò chuyện ở đầu dây bên kia.
Dưới thời Thực Dân Pháp, điện thoại được mang vào Việt Nam và trở nên phổ biến. Người Việt cũng bắt chước dùng từ Allô giống như cách người Pháp nghe điện thoại. Tuy nhiên, theo thời gian từ “Allô” được biến tấu thành “Alô” hay “Alo”, như cách người Việt quen dùng các từ mượn của Pháp như cà phê (café), com lê (complet), gạc-măng-rê (garde-manger), ba ga (baggage), ban công (balcon),…
Cứ vậy, như một thói quen truyền từ các thế hệ, người Việt đã sử dụng từ Alo một cách rất tự nhiên mỗi khi nghe điện thoại.