Nhà khoa học người Mỹ Taylor Wilson, mới 18 tuổi, đã thiết kế một lò hạt nhân nhỏ có khả năng đốt cháy rác thải từ những loại vũ khí hạt nhân cũ, để tạo ra điện cho căn hộ gia đình và các nhà máy sản xuất.
Chiếc lò phản ứng hạt nhân nhỏ của Wilson có thể tạo ra một lượng điện công suất 50-100 megawatt, đủ để cung cấp cho 100.000 căn hộ, theo tin tức từ AFP ngày 28.2.
Trong buổi hội thảo khoa học TED ở bang California (Mỹ) ngày 28.2, Wilson cho biết lò phản ứng hạt nhân nhỏ này chạy hoàn toàn bằng các chất liệu hạt nhân phế thải lấy từ các loại vũ khí hạt nhân.
“Trong thời chiến tranh lạnh, chúng ta sản xuất nhiều loại vũ khí và bây giờ thì chúng không cần thiết nữa. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng chúng để tạo ra điện”, Wilson cho biết.
Điểm đặc biệt ở lò phản ứng hạt nhân của Wilson là turbine tạo ra điện được chạy bằng gas chứ không phải hơi nước như các nhà máy điện hạt nhân. Nó hoạt động với nhiệt độ thấp, không cần nhiều hơi nước, áp suất và không rò rỉ phóng xạ trong trường hợp gặp sự cố như ở các nhà máy điện hạt nhân.
Với một lượng chất liệu hạt nhân phế thải vừa đủ, lò phản ứng hạt nhân nhỏ của Wilson có thể được chôn dưới đất để đảm bảo an toàn, và cung cấp đủ năng lượng trong vòng 30 năm.
Anh chàng học sinh cấp ba Wilson sẽ tốt nghiệp vào tháng 5.2013 cho biết, sẽ tạm ngừng kế hoạch vào đại học để tập trung vào công ty do chính mình sáng lập, chuyên sản xuất lò phản ứng hạt nhân nhỏ.
Lò phản ứng hạt nhân nhỏ của Wilson dự kiến được hoàn thiện trong vòng hai năm tới và tung ra thị trường trong năm tiếp theo.
“Chúng ta cũng có thể thiết kế các loại tên lửa chuyên dụng để đem lò phản ứng hạt nhân lên các hành tinh khác. Khi đó con người luôn có điện sinh hoạt ngay cả ở trong không gian”, theo Wilson.
Hồi 14 tuổi, Wilson đã trở nên nổi tiếng, sau khi chính phủ cấp kinh phí cho Wilson tiếp tục thực hiện dự án nghiên cứu thiết bị dò vũ khí hạt nhân với giá vài trăm USD (trong khi các máy dò vũ khí hạt nhân hiện tại giá hàng ngàn USD).
Hồi tháng 5.2011, Wilson đã vượt qua 1.500 thí sinh để chiến thắng một giải thưởng khoa học của Intel với 50.000 USD tiền thưởng nhờ dự án này.
Thùng chứa rác thải từ những loại vũ khí hạt nhân cũ ở Mỹ - Ảnh: AFP
Chiếc lò phản ứng hạt nhân nhỏ của Wilson có thể tạo ra một lượng điện công suất 50-100 megawatt, đủ để cung cấp cho 100.000 căn hộ, theo tin tức từ AFP ngày 28.2.
Trong buổi hội thảo khoa học TED ở bang California (Mỹ) ngày 28.2, Wilson cho biết lò phản ứng hạt nhân nhỏ này chạy hoàn toàn bằng các chất liệu hạt nhân phế thải lấy từ các loại vũ khí hạt nhân.
“Trong thời chiến tranh lạnh, chúng ta sản xuất nhiều loại vũ khí và bây giờ thì chúng không cần thiết nữa. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng chúng để tạo ra điện”, Wilson cho biết.
Điểm đặc biệt ở lò phản ứng hạt nhân của Wilson là turbine tạo ra điện được chạy bằng gas chứ không phải hơi nước như các nhà máy điện hạt nhân. Nó hoạt động với nhiệt độ thấp, không cần nhiều hơi nước, áp suất và không rò rỉ phóng xạ trong trường hợp gặp sự cố như ở các nhà máy điện hạt nhân.
Với một lượng chất liệu hạt nhân phế thải vừa đủ, lò phản ứng hạt nhân nhỏ của Wilson có thể được chôn dưới đất để đảm bảo an toàn, và cung cấp đủ năng lượng trong vòng 30 năm.
Anh chàng học sinh cấp ba Wilson sẽ tốt nghiệp vào tháng 5.2013 cho biết, sẽ tạm ngừng kế hoạch vào đại học để tập trung vào công ty do chính mình sáng lập, chuyên sản xuất lò phản ứng hạt nhân nhỏ.
Lò phản ứng hạt nhân nhỏ của Wilson dự kiến được hoàn thiện trong vòng hai năm tới và tung ra thị trường trong năm tiếp theo.
“Chúng ta cũng có thể thiết kế các loại tên lửa chuyên dụng để đem lò phản ứng hạt nhân lên các hành tinh khác. Khi đó con người luôn có điện sinh hoạt ngay cả ở trong không gian”, theo Wilson.
Hồi 14 tuổi, Wilson đã trở nên nổi tiếng, sau khi chính phủ cấp kinh phí cho Wilson tiếp tục thực hiện dự án nghiên cứu thiết bị dò vũ khí hạt nhân với giá vài trăm USD (trong khi các máy dò vũ khí hạt nhân hiện tại giá hàng ngàn USD).
Hồi tháng 5.2011, Wilson đã vượt qua 1.500 thí sinh để chiến thắng một giải thưởng khoa học của Intel với 50.000 USD tiền thưởng nhờ dự án này.