Nhiều đứa trẻ ở California vẫn mắc ung thư sau sự cố rò rỉ hạt nhân ở phòng thí nghiệm 60 năm trước

Rubi Lee
9/5/2022 6:28Phản hồi: 83
Nhiều đứa trẻ ở California vẫn mắc ung thư sau sự cố rò rỉ hạt nhân ở phòng thí nghiệm 60 năm trước
Cơn ác mộng bắt đầu xảy đến vào năm 2014, khi bà Melissa Bumstead nhận thấy những vết bầm kỳ lạ trên cơ thể cô con gái Grace 4 tuổi. “Tôi đã rất hoảng sợ, như thể có ai đó ném gạch vào người con bé” - bà nhớ lại. Các xét nghiệm sớm ban đầu cho thấy Grace mắc bệnh bạch cầu nguyên bào Lympho cấp tính, một dạng ung thư rất hiếm gặp. Không dừng lại ở đó, trong những ngày dài bà Bumstead chăm sóc con gái khi con bé tiếp nhận những đợt hoá trị tại bệnh viện nhi Los Angeles, bà bắt đầu gặp phụ huynh của những đứa trẻ khác cũng đang chiến đấu với căn bệnh ung thư này. Điều kỳ lạ, là hơn 50 đứa trẻ đáng thương này đều sống gần nhau, trong cùng 1 khu vực.

ung-thu.jpg

“Bệnh ung thư ở trẻ em rất hiếm gặp, thế nhưng những hàng xóm của tôi lại rất nhiều người có con cái mắc bệnh này. Chúng tôi đã tự lập bản đồ trên Google Maps và phát hiện rằng tất cả chúng tôi đều nằm trong một vòng liên kết, và chẳng bao lâu sau, chúng tôi dần tự hỏi “Liệu có gì ở giữa vòng tròn liên kết đó?” Trong cảm xúc bàng hoàng, Bumstead phát hiện khu vực lân cận của họ bao quanh phòng thí nghiệm hiện trường Santa Susana rộng 1153 ha, một cơ sở thử nghiệm năng lượng hạt nhân và động cơ tên lửa đã đóng cửa hồi năm 2006. Trước đây, nơi này từng là nơi xảy ra một số vụ tai nạn hạt nhân trong giai đoạn 1950-1960.

ung-thu-3.jpg

Theo tiến sĩ Robert Dodge, một bác sĩ ở Ventura, California, người đã nghiên cứu khu đất đó trong 15 năm qua: “Chúng có thể gây ra các bệnh ung thư, ung thư bạch cầu, rối loạn phát triển, di truyền, thần kinh và hệ thống miễn dịch.” Năm 2007, chính quyền bang California từng hứa hẹn sẽ khắc phục sự cố đó, trả lại môi trường sống an toàn cho người dân với thời gian hoàn thành dự kiến là vào năm 2017. Tuy nhiên, mọi thứ bị đình trệ và liên tục gây ra những hậu quả khôn lường.


[​IMG]

Thế nhưng giờ đây, bà Bumstead với sự hỗ trợ từ hơn 4.200 thành viên trong nhóm Facebook của cô ấy, đang chiến đấu để hoàn thành công việc khắc phục các thiệt hại từ phòng thí nghiệm hiện trường bị dang dở đó. Tình trạng hiện nay của Grace, nay đã 12 tuổi - đã thuyên giảm sau ca ghép tuỷ năm 2017 và cậu em trai Luke (10 tuổi) không có dấu hiệu ung thư.

Bumstead muốn đảm bảo rằng sẽ không có gia đình nào khác phải chịu đựng những gì mà họ đã trải qua. Ngay cả Bumstead cũng lớn lên ở ngôi nhà chỉ cách phòng thí nghiệm có 8 km, nằm dưới bóng của dãy núi Santa Susana. Khi còn nhỏ, cả cô và mẹ đều gặp phải nhiều vấn đề về sức khoẻ không thể giải thích được. Chẳng hạn như Bumstead được sinh ra với 3 lá lách, thế nhưng các bác sĩ lại không bao giờ liên kết nguyên do với phòng thí nghiệm gần đó.

ung-thu-2.jpeg

Sau khi phát hiện bệnh tình của con gái và lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra, Bumstead bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của phòng thí nghiệm. Bà phát hiện rằng, trung tâm này vốn được điều hành chủ yếu bởi Bộ Năng lượng, Boeing và NASA từ năm 1947 đến 2006. Vào năm 1959, một sự cố đã xảy ra, khi 1 trong 10 lò phản ứng hạt nhân của cơ sở được cho là bị rò rỉ phóng xạ. Đến nay, đây vẫn là một trong những vụ tai nạn hạt nhân lớn nhất của nước Mỹ. “Thật đáng sợ khi đọc các nghiên cứu về việc người trưởng thành sống trong vòng 3 km gần phòng thí nghiệm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 60%.” - Bumstead cho biết.

Năm 1997, một vụ kiện do chính cư dân đệ trình đã cáo buộc rằng gió và mưa lớn đã mang lớp đất mặn và nước ngầm bị ô nhiễm từ khu vực này sang cộng đồng dân cư xung quanh. Đến năm 2006, Bộ năng lượng, Boeing và NASA đã đồng ý thoả thuận trị giá 30 triệu USD, cam kết sẽ khắc phục dọn dẹp địa điểm vào năm 2017. Tuy nhiên, những bất đồng liên tục về cách thức khắc phục liên tục xảy ra, dẫn đến các vụ kiện và sự chậm trễ không đáng có.

Theo People
83 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bangw220dhpd
ĐẠI BÀNG
2 năm
Kinh vãi
Họ hứa trong giới tinh hoa lúc nào cũng có, bất kì cđ nào!
Im lặng đi
@МАИ-TT✅ cd ?
@adagioleonard Cộng ... đồng 😆😆
Ngoknc
CAO CẤP
2 năm
Thuốc diệt cỏ mà các ngài phun xuống VN thì sao
vietxitin1
TÍCH CỰC
2 năm
@socutezen0s loại cầm thú như mày thì làm sao hiểu được nỗi đau của gia đình hay những người bị chất độc dioxin của bố Mẽo mày, mày xem cả lính Mỹ cũng bị đây https://tppr.me/yp84z
vietxitin1
TÍCH CỰC
2 năm
@Guest345 bọn cầm thú sao hiểu được nỗi đau của những gia đình có người bị ảnh hưởng dioxin mày xem cả lính Mỹ nó cũng kêu nè https://tppr.me/yp84z
Những vụ như thế này hầu như bị chính quyền Mỹ tảng lờ, rất ít nhắc tới còn chuyện bên Ukraine thời thuộc Liên Xô cũ như vụ Chernobyl gần 40 năm trước thì cứ lôi ra chửi xéo mỉa mai, viết báo làm phim liên tục để chửi nước khác. Đúng là việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Hề thật
@yomama như thể m sống ở bên nga ấy nhỉ, t hỏi ô bác bên nga ns về vụ checnobyl ai chả biết, qua mồm mấy thằng rận chủ trên đây thì thành nga n bưng bít, hài vl
BurningIce
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Lê Sơn math chết như rạ thì ai chả biết, giấy sao gói được lửa 😃
Mấy ông thả chất hóa học xuống đất nước tôi thì trách nhiệm ở đâu
@yomama được mấy đồng viện trợ mà làm như bố đời vậy.
@teovo48 ai bảo không biết 😆 mỹ nó lại quá rõ cái chất "diệt cỏ" chắc chắn là chất độc, có bà nông dân ít học VN cũng biết là ngửi phải nó cũng có vẻ không ổn chứ đừng nói cái dân của cường quốc, về sau mấy thằng rải chất độc này trên máy bay về cũng kêu trời kêu đất vì bị ung thư các kiểu, tất nhiên bọn đó dc tiền còn VN thì bị bọn nó gán cho mác là nói điêu
@teovo48 Thế giờ họ biết rồi. Trách nhiệm của họ tới đâu.
@teovo48 Cái chất độc màu da cam rải xuống VN là khác với nông dân bên Mỹ xài nha bác! Tìm hiểu kỹ trước khi phát biểu


Ngoài chất da cam, những chất khác mà quân đội Mỹ đã sử dụng ở Nam Việt Nam có chất 2,4,5-T đều có tạp chất dioxin, như các chất hồng, chất đỏ tía (còn gọi là chất tím), chất xanh lá cây...
Năm 1957, các nhà khoa học thế giới đã tìm thấy dioxin (TCDD) trong chất 2,4,5-T là thủ phạm của các vụ nhiễm độc hóa học mà trước đó chưa rõ nguyên nhân. Chất 2,4,5-T được sản xuất trong những năm 50 - 60 của thế kỉ 20 chứa trên 30 - 40 ppm, thậm chí đến 70-100 ppm chất TCDD, chất độc nhất trong các chất dioxin. Vì vậy, trong những năm 70 của thế kỷ 20, nhiều nước trên thế giới đã ngừng sản xuất và cấm sử dụng chất 2,4,5-T. Việt Nam cũng đã cấm sừ dụng chất này vào năm 1994.
Thảm hoạ hạt nhân lúc nào cũng mang lại hậu quả thảm khốc 😔
Trách nhiệm ở đâu, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng
@Tomorrowland1 Lại tổ lái. Đọc toàn mấy thứ nhảm nhí trên mạng mà cứ ảo tưởng đây hay ho lắm
@nguyennhut082013 Đoán lại xoá cmt cho coi!kkk
@Tomorrowland1 bạn hỏi khó vậy sao trả lời 😆
hieppt88
ĐẠI BÀNG
2 năm
"thế nhưng các bác sĩ lại không bao giờ liên kết nguyên do với phòng thí nghiệm gần đó. Bà phát hiện rằng, trung tâm này vốn được điều hành chủ yếu bởi Bộ Năng lượng, Boeing và NASA từ năm 1947 đến 2006. Vào năm 1959, một sự cố đã xảy ra, khi 1 trong 10 lò phản ứng hạt nhân của cơ sở được cho là bị rò rỉ phóng xạ."

Cả bài báo ko có tí luận cứ chắc chắn nào, toàn "cho là", "có vẻ" với "dường như". Mình đã hi vọng đọc được cái gì đấy chắc chắn hơn từ phía các bên bài hạt nhân, nhưng không phải những bài kể chuyện kiểu này.

Lịch sử thế giới ghi nhận 3 "thảm họa hạt nhân": Three Mile Island (Mỹ) năm 1979, Chernobyl (Liên Xô) năm 1986 và Fukushima (Nhật) năm 2011. Tai nạn hạt nhân duy nhất gây chết người vì phóng xạ là Chernobyl. Mình ko bao h phủ nhận tác hại của các tai nạn hạt nhân, nhưng phải nhìn công tâm : các cơ sở hạt nhân là các đơn vị bị kiểm soát ngặt nghèo nhất thế giới, và số ng chết vì hạt nhân là cực kỳ ít. Số người chết vì việc khai thác than (sập và nổ lò), ung thử phổi, etc. do than còn gấp hàng chục, hàng trăm lần.
@hieppt88 Mấy nhà máy hạt nhân thì cứ chọn đảo nào đó
Lỡ tạch thì bỏ, tìm đảo khác
hieppt88
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Ma Vương _ MT Căn bản là xác suất tạch nó rất thấp, và mục tiêu của nhiều tỷ USD cho R&D là đẩy xác suất ấy về gần 0 bác ạ. Khi đó, việc đẩy ra đảo chỉ tăng chi phí xây và khai thác mà thôi. Việc thiết lập đường dây cao thế liên miền, như đường 500kV Bắc Nam, là rất tốn kém và thất thoát điện năng là ko thể tránh khỏi. Và cái khoảng cách đất liền và biển lớn hơn khoảng cách 1700km rất nhiều trong trường hợp của hầu hết các nước.
hieppt88
ĐẠI BÀNG
2 năm
@lehman1 là sao bạn?
Ngoài ra có anh Nhật bản "văn minh" âm thầm xả 1 triệu tấn nước thải hạt nhân ra biển. báo chí cũng ỉm luôn
kaoaye
TÍCH CỰC
2 năm
@conankcbn7 Phải anh tàu chắc chúng nó nâng lên thành thảm họa rồi!
@conankcbn7 Còn vụ lừa thực tập sinh Việt Nam đi dọn rác phóng xạ nữa. Nhưng không sao, họ văn minh hơn VN mình mà, cuối đầu xin lỗi là xong thôi
HungVu23
ĐẠI BÀNG
2 năm
@kaoaye nếu anh Tàu mà thải thì đám NGOs làm 100 cái phóng sự bài báo lên án rồi.
@conankcbn7 Ăn đồ Nhật nhập khẩu mạnh vào bác
vvt03hp
CAO CẤP
2 năm
tàn khốc quá
Sợ thật
Im lặng đi
Chết vì ung thư đáng sợ một, chết vì một lọ muối có khả năng “huỷ diệt hàng loạt” thì đáng sợ mười
ồ đúng lá mấy sự cố liên quan đến hạt nhân nguy hiệm ghê
Ở Mỹ mà còn thế này thì …..
HungVu23
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bữa nghe ông nào bàn điện hạt nhân sạch hơn điện gió nhỉ. Rồi chê điện gió VN nói mất mỹ quan, ảnh hưởng môi trường, etc....
toiyeulexus
ĐẠI BÀNG
2 năm
Chia buồn với các em...
mod check inbox có việc nhờ tí
B2TamLang
ĐẠI BÀNG
2 năm

Đây là 1 video so sánh tỉ lệ tử vong trong việc sản xuất năng lượng giữa các nguồn khác nhau, có cả hạt nhân. Các bạn nên xem rồi đánh giá xem khai thác nguồn năng lượng nào đang gây tử vong và ô nhiễm nhiều nhất nhé.(Nhớ bật vietsub)
Gioan Dinh
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nguy hiểm thiệt 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019