Dạo gần đây có nhiều tin đồn về Apple sẽ ra mắt một phiên bản Apple Watch đặc biệt với vỏ titanium cứng hơn và dự kiến được gọi là Apple Watch Pro. Trang MacRumors vừa cho rằng Apple Watch Pro sẽ thay thế hoàn toàn dòng Apple Watch Edition - vốn là một phiên bản đặc biệt của Apple Watch ra mắt trong năm đó với mức giá đắt hơn, chất liệu làm case cũng bền bỉ hơn, sắc xảo hơn và giá bán bản Edition cũng sẽ đắt tiền hơn.
Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại các phiên bản Apple Watch Edition từ thế hệ đầu tiên cho đến nay, cùng xem Apple đã thay đổi như thế nào.
Apple Watch từ thế hệ đầu tiên Apple đã hướng đến còn là một sản phẩm đồng hồ trang sức đắt tiền khi làm hẳn vật liệu case từ vàng 18K với hai phiên bản màu vàng tươi và màu vàng Rose Gold rất đẹp. Ban đầu Apple chỉ giới thiệu kích thước 38mm mà thôi, về sau sản xuất thêm bản 42mm nữa và tất cả đều được làm giới hạn.
Đây là Apple Watch Edition vàng 38mm với hai màu, núm Digital Crown cũng được làm theo màu tương ứng với dây đeo của phiên bản đó. Bản 38mm thì gồm dây trắng, đỏ hoặc đen (dây da Leather Buckle và Sport Band kèm theo trong hộp).
Về phần cứng thì Apple Watch Edition không khác gì so với Apple Watch thế hệ đầu tiên ra mắt vào thời điểm đó. Bên trong là chip S1, chạy watchOS 2, 8GB bộ nhớ, mặt kính màn hình thì vẫn được làm từ sapphire như bản thép không gỉ, cảm biến ở sau là mặt gốm.
Khi Apple đã ngưng hỗ trợ watchOS từ lâu cho thế hệ đầu tiên, phần cứng của thế hệ này cũng không đủ mạnh và ổn định nữa.
Apple Watch Edition lúc này đã không còn làm bằng vàng 18K nữa mà chuyển sang chất liệu gốm (Ceramic), nó rẻ hơn rất nhiều nhưng vẫn nằm trong phân khúc xa xỉ, giá bán ra lúc này từ 1.250 USD. Cụm cảm biến tất nhiên cũng là gốm (Ceramic back) và mặt kính sapphire. Phần dây đeo Sport band với phần nút cài cũng được làm bằng gốm.
Apple làm gốm đơn giản vì nó bền, chống va đập tốt hơn phiên bản thép không gỉ gấp 3 lần và đặc biệt là không bị trầy như kim loại. Đó cũng là lý do mà từ thế hệ đầu tiên họ đã làm gốm ở phần cảm biến mặt sau (Cho đến tận ngày nay) vì vật liệu gốm không dẫn điện nên nó không xung đột với chức năng sạc không dây.
Tuy nhiên gốm sẽ dễ bị nứt thay vì kim loại là chỉ móp méo, để khắc phục điều này thì Apple kết hợp giữa nhôm oxide (Al2O3) và zirconia. Từ đó gốm trên Apple Watch sẽ không bị trầy và gần như không thể vỡ trong những điều kiện sử dụng bình thường. Hợp chất này cũng là thứ giúp tạo nên màu trắng sữa cho phần case, bước cuối cùng là Apple sẽ đánh bóng kim cương để đạt được bề mặt trơn nhẵn nhất có thể. (Xem thêm: Trên tay Apple Watch Series 2 Ceramic)
Zirconium Dioxide từng được dùng trong ngành nha khoa để làm răng giả vì chúng rất cứng, mà tính chất màu sắc lại gần giống như răng thật.
Xem thêm: Trên tay Apple Watch Series 5 phiên bản Ceramic.
Thật ra các hãng đồng hồ đã làm titanium từ lâu, nếu chỉ tính hãng smartwatch thì Garmin cũng đã làm titanium rồi nhưng có giá lại rất cao (gần 50 triệu).
Apple và nhiều hãng khác không dùng titanium nguyên chất để làm đồng hồ, vì nó sẽ dễ bị xước và xỉn màu. Thay vào đó, một dạng hợp kim titanium sẽ được sử dụng để vừa giữ độ cứng, vừa giữ được chất kim loại ban đầu sau một thời gian dài sử dụng. (Xem thêm: Vì sao Apple Watch bản titanium và ceramic lại đắt gấp đôi gấp ba lần bản nhôm?).
Mark Gurman từ Bloomberg cho rằng Apple có thể sẽ làm titanium cải tiến hơn trên Apple Watch thế hệ mới nhằm nhấn mạnh vào tính bền bỉ, càng cứng cáp hơn, dành cho những người dùng là vận động viên thể thao, người hoạt động nhiều.
Như ở đầu bài mình đề cập thì phiên bản Apple Watch đặc biệt này sẽ được gọi là Apple Watch Pro, có thể Apple sẽ duy trì cho đến tận về sau. Hãng vẫn sẽ phân cấp sản phẩm rõ ràng gồm Apple Watch Sport (vỏ nhôm), Nike (vỏ nhôm), Apple Watch bình thường (vỏ thép không gỉ) và Apple Watch Pro với vật liệu đặc biệt khác cưng cáp hơn.
Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại các phiên bản Apple Watch Edition từ thế hệ đầu tiên cho đến nay, cùng xem Apple đã thay đổi như thế nào.
Apple Watch từ thế hệ đầu tiên Apple đã hướng đến còn là một sản phẩm đồng hồ trang sức đắt tiền khi làm hẳn vật liệu case từ vàng 18K với hai phiên bản màu vàng tươi và màu vàng Rose Gold rất đẹp. Ban đầu Apple chỉ giới thiệu kích thước 38mm mà thôi, về sau sản xuất thêm bản 42mm nữa và tất cả đều được làm giới hạn.
Đây là Apple Watch Edition vàng 38mm với hai màu, núm Digital Crown cũng được làm theo màu tương ứng với dây đeo của phiên bản đó. Bản 38mm thì gồm dây trắng, đỏ hoặc đen (dây da Leather Buckle và Sport Band kèm theo trong hộp).
Về phần cứng thì Apple Watch Edition không khác gì so với Apple Watch thế hệ đầu tiên ra mắt vào thời điểm đó. Bên trong là chip S1, chạy watchOS 2, 8GB bộ nhớ, mặt kính màn hình thì vẫn được làm từ sapphire như bản thép không gỉ, cảm biến ở sau là mặt gốm.
Khi Apple đã ngưng hỗ trợ watchOS từ lâu cho thế hệ đầu tiên, phần cứng của thế hệ này cũng không đủ mạnh và ổn định nữa.
Apple Watch Edition lúc này đã không còn làm bằng vàng 18K nữa mà chuyển sang chất liệu gốm (Ceramic), nó rẻ hơn rất nhiều nhưng vẫn nằm trong phân khúc xa xỉ, giá bán ra lúc này từ 1.250 USD. Cụm cảm biến tất nhiên cũng là gốm (Ceramic back) và mặt kính sapphire. Phần dây đeo Sport band với phần nút cài cũng được làm bằng gốm.
Apple làm gốm đơn giản vì nó bền, chống va đập tốt hơn phiên bản thép không gỉ gấp 3 lần và đặc biệt là không bị trầy như kim loại. Đó cũng là lý do mà từ thế hệ đầu tiên họ đã làm gốm ở phần cảm biến mặt sau (Cho đến tận ngày nay) vì vật liệu gốm không dẫn điện nên nó không xung đột với chức năng sạc không dây.
Tuy nhiên gốm sẽ dễ bị nứt thay vì kim loại là chỉ móp méo, để khắc phục điều này thì Apple kết hợp giữa nhôm oxide (Al2O3) và zirconia. Từ đó gốm trên Apple Watch sẽ không bị trầy và gần như không thể vỡ trong những điều kiện sử dụng bình thường. Hợp chất này cũng là thứ giúp tạo nên màu trắng sữa cho phần case, bước cuối cùng là Apple sẽ đánh bóng kim cương để đạt được bề mặt trơn nhẵn nhất có thể. (Xem thêm: Trên tay Apple Watch Series 2 Ceramic)
Zirconium Dioxide từng được dùng trong ngành nha khoa để làm răng giả vì chúng rất cứng, mà tính chất màu sắc lại gần giống như răng thật.
Xem thêm: Trên tay Apple Watch Series 5 phiên bản Ceramic.
Thật ra các hãng đồng hồ đã làm titanium từ lâu, nếu chỉ tính hãng smartwatch thì Garmin cũng đã làm titanium rồi nhưng có giá lại rất cao (gần 50 triệu).
Apple và nhiều hãng khác không dùng titanium nguyên chất để làm đồng hồ, vì nó sẽ dễ bị xước và xỉn màu. Thay vào đó, một dạng hợp kim titanium sẽ được sử dụng để vừa giữ độ cứng, vừa giữ được chất kim loại ban đầu sau một thời gian dài sử dụng. (Xem thêm: Vì sao Apple Watch bản titanium và ceramic lại đắt gấp đôi gấp ba lần bản nhôm?).
Mark Gurman từ Bloomberg cho rằng Apple có thể sẽ làm titanium cải tiến hơn trên Apple Watch thế hệ mới nhằm nhấn mạnh vào tính bền bỉ, càng cứng cáp hơn, dành cho những người dùng là vận động viên thể thao, người hoạt động nhiều.
Như ở đầu bài mình đề cập thì phiên bản Apple Watch đặc biệt này sẽ được gọi là Apple Watch Pro, có thể Apple sẽ duy trì cho đến tận về sau. Hãng vẫn sẽ phân cấp sản phẩm rõ ràng gồm Apple Watch Sport (vỏ nhôm), Nike (vỏ nhôm), Apple Watch bình thường (vỏ thép không gỉ) và Apple Watch Pro với vật liệu đặc biệt khác cưng cáp hơn.
Cứ để 50-60 năm nữa là đc. Bây giờ còn có mấy cái tính đời cổ người ta còn mang ra đấu giá đc mà.
So với cái đồng hồ xài 1-2 năm thì nó đáng giá hơn đấy chứ.
Nhà giàu họ có tiền thì tiền k phải vấn đề với họ nữa.
Đồng hồ cơ và trang sức chỉ là thành phần ngoại lệ thôi.
Góc nhìn khác quá
Đt ko có giờ không có không đc. Đh thông minh ko có chả chết ai nhé cao nhân
Rồi bỏ vài ngàn $ mua đồng hồ cơ để làm gì bạn.
Việc có thể thể hiện mh giàu, mình đẳng cấp là cái giá trị lớn nhất của vật dụng và trang sức rồi.
Nhưng mình k thấy mấy đồ này đắt, nếu so với những hàng xa xỉ phẩm.
Nên nhớ, các hàng xa xỉ phẩm nhiều người mua về sử dụng 1-2 lần xong cất tủ là rất bình thường, giá của nó còn hơn nhiều lần mấy cái đồng hồ này.
Nên việc chê nó đắt và k xứng với giá trị chỉ chứng tỏ chúng ta k chỉ nghèo về tiền. 😂