Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã thành công khai thác sóng não của một bệnh nhân bị liệt không thể nói và “dịch” chúng thành câu hiện thị trên màn hình máy tính. Dù có thể sẽ mất thêm nhiều năm cho các nghiên cứu bổ sung, nhưng kết quả này đã là một dấu hiệu đáng mừng, đồng thời là bước quan trọng để giúp hàng ngàn người không nói được vì chấn thương hoặc bệnh tật có cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Ngày nay, những người không thể nói hoặc viết do bị liệt có rất ít cách để giao tiếp. Chẳng hạn như người đàn ông trong thử nghiệm, một bệnh nhân ở độ tuổi 30, hơn 15 năm trước đã bị liệt do đột quỵ não. Do bị hạn chế cử động đầu, cổ và chân tay, anh đã phải giao tiếp bằng cách sử dụng một que trỏ gắn vào mũ bóng chày để di chuyển đến những chữ cái hoặc từ trên màn hình. Ngoài cách này, vẫn còn một số thiết bị khác có thể nhận biết chuyển động mắt của bệnh nhân, nhưng nó vẫn có một số hạn chế và tốc độ chuyển đổi rất chậm. Hay những năm gần đây, các thí nghiệm với bộ phận giả điều khiển bằng tâm trí đã cho phép những người bị liệt bắt tay hoặc uống nước bằng cánh tay robot.
Cũng dựa vào đó, nhóm của tiến sĩ Edward Chang, một bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Đại học California, San Francisco, người đẫn đầu cuộc nghiên cứu đã phát triển một thiết bị có thể giải mã sóng não, những phần có nhiệm vụ kiểm soát đường thanh âm và các chuyển động cơ cho môi, hàm, lưỡi, thanh quản để tạo ra từng phụ âm và nguyên âm. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã cấy các điện cực lên bề mặt phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân tham gia thử nghiệm và ghi nhận chúng.
Sau đó, một máy tính đã phân tích và nhận biết các mẫu sóng não khi anh ta cố gắng nói những từ phổ biến như “nước”, “tốt lắm” để tạo ra một kho từ vựng gồm 50 từ có thể ghép thành 1000 câu nói quen thuộc như “Hôm nay bạn thế nào?”, “Bạn có khát không?”, “Tôi rất khoẻ.” Tuy tốc độ dịch vẫn không nhanh bằng lời nói với tỉ lệ chính xác lên đến 93% và tốc độ là khoảng 18 từ/phút, nhưng cách này đã là rất tiềm năng để giúp bệnh nhân giao tiếp dễ hơn.
Nghiên cứu này đã nhận được nhiều sự chú ý của mọi người, một số người cho rằng ở các bước tiếp theo khi tốc độ và độ chính xác được cải thiện thêm, có thể trong tương lai gần, bệnh nhân có thể giao tiếp bằng giọng nói do máy tính tạo ra thay vì hiện thị văn bản như hiện nay.
Theo Guardian
Ngày nay, những người không thể nói hoặc viết do bị liệt có rất ít cách để giao tiếp. Chẳng hạn như người đàn ông trong thử nghiệm, một bệnh nhân ở độ tuổi 30, hơn 15 năm trước đã bị liệt do đột quỵ não. Do bị hạn chế cử động đầu, cổ và chân tay, anh đã phải giao tiếp bằng cách sử dụng một que trỏ gắn vào mũ bóng chày để di chuyển đến những chữ cái hoặc từ trên màn hình. Ngoài cách này, vẫn còn một số thiết bị khác có thể nhận biết chuyển động mắt của bệnh nhân, nhưng nó vẫn có một số hạn chế và tốc độ chuyển đổi rất chậm. Hay những năm gần đây, các thí nghiệm với bộ phận giả điều khiển bằng tâm trí đã cho phép những người bị liệt bắt tay hoặc uống nước bằng cánh tay robot.
![cong-nghe-5.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5551179_cong-nghe-5.jpg)
Cũng dựa vào đó, nhóm của tiến sĩ Edward Chang, một bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Đại học California, San Francisco, người đẫn đầu cuộc nghiên cứu đã phát triển một thiết bị có thể giải mã sóng não, những phần có nhiệm vụ kiểm soát đường thanh âm và các chuyển động cơ cho môi, hàm, lưỡi, thanh quản để tạo ra từng phụ âm và nguyên âm. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã cấy các điện cực lên bề mặt phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân tham gia thử nghiệm và ghi nhận chúng.
![cong-nghe-3.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5551180_cong-nghe-3.jpg)
Sau đó, một máy tính đã phân tích và nhận biết các mẫu sóng não khi anh ta cố gắng nói những từ phổ biến như “nước”, “tốt lắm” để tạo ra một kho từ vựng gồm 50 từ có thể ghép thành 1000 câu nói quen thuộc như “Hôm nay bạn thế nào?”, “Bạn có khát không?”, “Tôi rất khoẻ.” Tuy tốc độ dịch vẫn không nhanh bằng lời nói với tỉ lệ chính xác lên đến 93% và tốc độ là khoảng 18 từ/phút, nhưng cách này đã là rất tiềm năng để giúp bệnh nhân giao tiếp dễ hơn.
Nghiên cứu này đã nhận được nhiều sự chú ý của mọi người, một số người cho rằng ở các bước tiếp theo khi tốc độ và độ chính xác được cải thiện thêm, có thể trong tương lai gần, bệnh nhân có thể giao tiếp bằng giọng nói do máy tính tạo ra thay vì hiện thị văn bản như hiện nay.
Theo Guardian