Lúc còn bé, ước mơ của mình là được một lần chạm tay vào cái bụng tròn tròn ú ú của những bạn cánh cụt, và tới nay thì điều đó vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, vì sở thích đó nên mình đã gom góp được một số kiến thức thú vị về loài chim “không biết bay” cực kỳ đáng yêu này.
Trong mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 4, chim cánh cụt hoàng đế trải qua nhiệt độ xuống thấp tới -50 độ C. Không giống như nhiều loài khác, chim cánh cụt hoàng đế trống dành phần lớn thời gian để ấp con. Sau khi con mái đẻ trứng vào tháng 5, nó sẽ phiêu lưu ra biển để kiếm ăn trong khoảng 9 tuần. Suốt thời gian này, con trống sẽ dùng cơ thể của mình để ủ ấm cho trứng và nó có thể giảm tới 45% trọng lượng cơ thể do chúng không thể để đi kiếm ăn trong lúc ấp trứng.
Trong một nhóm quần thể chim cánh cụt hoàng đế, những con chim cánh cụt tập hợp lại thành hàng ngàn con. Việc tạo thành một nhóm khổng lồ đứng san sát nhau giúp chúng cùng chiến đấu chống lại những cơn gió lạnh ở Nam Cực, với tốc độ gió lên tới 150 km/h. Khi ở gần nhau, chúng có thể nâng nhiệt độ cơ thể chung lên tới gần 37 độ C.
Vào tháng 8, những con chim cánh cụt mái trở về sau chuyến du lịch kiếm ăn ở Nam Đại Dương để cho chim con mới nở ăn. Lúc này, chim trống giao trọng trách làm cha mẹ cho chim mái, rồi lên đường đi săn và bổ sung trọng lượng cơ thể bị mất do quá trình ấp trứng. Một vài tuần sau đó, những con trống quay trở lại và cả bố lẫn mẹ của chim cánh cụt đều sẽ bảo vệ và nuôi con non cho đến tuổi trưởng thành.
1.Thân hình lớn: chim cánh cụt hoàng đế có thể nặng tới 40 kg và cao tới 1.3 mét.
2. Bơi lội tốt: với cơ thể phù hợp cùng đôi cánh mạnh mẽ, chúng thường lặn sâu tới 40 mét với tốc độ khoảng 10 km/h.
3. Bụng luôn no tròn: chim cánh cụt ăn chủ yếu là cá và nhuyễn thể, một con trưởng thành có thể ăn tới 3 kg thức ăn mỗi ngày.
4. Lực bám tốt: chân ngắn và móng vuốt khỏe giúp chim cánh cụt bám chắc vào đá và băng khi di chuyển.
5. Cách nhiệt: bằng cách rỉa lông, chim cánh cụt hoàng đế sẽ tạo ra các khoảng trống giữa bộ lông giúp giữ không khí và cách nhiệt.
6. Nước mắt muối: chim cánh cụt có các tuyến dưới mắt tiết ra lượng muối dư thừa, cho phép chúng uống nước biển một cách an toàn.
Để theo dõi tác động của biến đổi khí hậu đối với chim cánh cụt hoàng đế, các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) đã triển khai một loại robot có tên ECHO. Là một phần của chương trình 30 năm, ECHO tự động di chuyển và theo dõi các thẻ nhận dạng tần số vô tuyến đã được cấy vào chim cánh cụt con. Dữ liệu mà ECHO thu thập bao gồm số lượng dân số, sự di chuyển theo địa lý và hành vi kiếm thức ăn của chim cánh cụt hoàng đế.
Chiều cao trung bình của chim cánh cụt hoàng đế cao 1.1m, điều này khiến chúng trở thành loài chim cánh cụt lớn nhất từng tồn tại trên thế giới.
Cách đây hơn 40 triệu năm trước, trên thế giới từng tồn tại loài chim cánh cụt khổng lồ (Palaeeudyptes klekowskii), dựa trên hóa thạch được tìm thấy thì loài này có thể cao tới 2,5 mét.
2. Chúng là những thợ lặn lão luyện
Trên thực tế, chim cánh cụt hoàng đế chính là loài chim lặn sâu nhất mà từng được ghi nhận. Chúng có khả năng lặn sâu tới gần nửa kilômét (khoảng 450m) và ở trong nước hơn 20 phút, lần lặn lâu nhất được ghi nhận là gần 28 phút đồng hồ.
3. Chúng sống thành một đàn lớn
Chim cánh cụt hoàng đế sống theo nhóm và mỗi nhóm thường có từ 5.000 con chim cánh cụt.
4. Các đàn chim cánh cụt có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian
Công nghệ vệ tinh đã được sử dụng để xác định và đếm số lượng các đàn chim cánh cụt hoàng đế, hiện có khoảng 54 đàn lớn nhỏ.
5. Chúng “trượt băng” để di chuyển
Thuật ngữ “trượt băng” được sử dụng để mô tả cách mà chim cánh cụt di chuyển trên băng, chúng nằm sấp và đẩy mình trượt về phía trước bằng chân. Tất cả các loài chim cánh cụt đều có thể trượt phăng phăng như vậy và có chúng còn có thể phóng vụt lên khỏi mặt nước đầy ngoạn mục.
6. Cánh cụt ca hát và nhảy múa để thu hút bạn tình
Mùa sinh sản bắt đầu vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, con đực và con cái sẽ tham gia vào các “nghi thức” tán tỉnh, đây là sự phối hợp giữa các động tác lắc đầu, chuyển động cơ thể và phát ra tiếng kêu...
7. Chim cánh cụt cha mẹ nhận con của mình nhờ tiếng kêu của chim non
Mỗi con chim cánh cụt đều có một chất giọng riêng giúp chim cha mẹ nhận biết và tìm ra chúng dễ dàng.
8. Chúng thay lông mỗi năm
Chim cánh cụt hoàng đế sẽ thay lông mỗi năm, thường là sau mùa sinh sản.
Theo How It Works số 169 & Fact Animal
Trên thực tế, chim cánh cụt hoàng đế chính là loài chim lặn sâu nhất mà từng được ghi nhận. Chúng có khả năng lặn sâu tới nửa mét và ở trong nước hơn 20 phút, lần lặn lâu nhất được ghi nhận là gần 28 phút đồng hồ.
Thợ lặn lão luyện lặn sâu tới nửa mét?
Có ai vỡ mộng về mấy con chim cánh cụt này không? 😆)
Chim mẹ tìm chồng&con được trong đàn 5000 con thì cũng nể thật đấy. ( mẹ con chưa gặp lần nào thì sao mà nhớ dc giọng).
Nhưng rồi mình đã tìm ra câu trả lời.
" Chim gì có cánh mà ko bay được? "