Cảm biến vân tay trên Galaxy S10, OnePlus 6T hay nhiều smartphone đến từ các hãng Trung Quốc giờ không còn nằm sau lưng hay mặt trước nữa, nó được đưa xuống bên dưới màn hình. Tuy nhiên công nghệ này có nhiều hạn chế có thể dẫn tới sự khó chịu khi sử dụng, nhất là khi bạn mới mua máy về.
Khó định vị hơn
Đây là cái cảm nhận đầu tiên bạn mình thấy khi được dùng S10. Do cả màn hình đều đen hết từ trên xuống dưới khi máy đang bị khó, bạn sẽ không thể biết mình cần đặt ngón tay vào chỗ nào. Chỉ khi bạn bấm 1 nhát để màn hình sáng lên thì biểu tượng vân tay trên màn hình mới hiện ra, nhưng khi đó thì không còn ý nghĩa gì nữa bởi bạn phải làm tới 2 thao tác mới mở được máy.
Đây là hạn chế lớn của vân tay dưới màn hình so với vân tay trên nút home hay vân tay ở mặt sau. Do thiết kế của cảm biến vân tay truyền thống thường có lỗ lõm xuống hoặc một cái nút gồ lên nên bạn dễ xác định vị trí hơn, và cũng không sợ bị hụt. Cái cảm giác này chắc ăn và tự tin hơn hẳn so với khi dùng cảm biến vân tay dưới màn hình.
Trên chiếc Galaxy S10, mình cần vài tiếng để làm quen với chỗ đặt ngón tay khi màn hình đang khóa, nhưng thỉnh thoảng khi sử dụng vẫn bị chạm hụt.
Khó định vị hơn
Đây là cái cảm nhận đầu tiên bạn mình thấy khi được dùng S10. Do cả màn hình đều đen hết từ trên xuống dưới khi máy đang bị khó, bạn sẽ không thể biết mình cần đặt ngón tay vào chỗ nào. Chỉ khi bạn bấm 1 nhát để màn hình sáng lên thì biểu tượng vân tay trên màn hình mới hiện ra, nhưng khi đó thì không còn ý nghĩa gì nữa bởi bạn phải làm tới 2 thao tác mới mở được máy.
Đây là hạn chế lớn của vân tay dưới màn hình so với vân tay trên nút home hay vân tay ở mặt sau. Do thiết kế của cảm biến vân tay truyền thống thường có lỗ lõm xuống hoặc một cái nút gồ lên nên bạn dễ xác định vị trí hơn, và cũng không sợ bị hụt. Cái cảm giác này chắc ăn và tự tin hơn hẳn so với khi dùng cảm biến vân tay dưới màn hình.
Trên chiếc Galaxy S10, mình cần vài tiếng để làm quen với chỗ đặt ngón tay khi màn hình đang khóa, nhưng thỉnh thoảng khi sử dụng vẫn bị chạm hụt.
Chậm hơn
Hiện tại có 2 công nghệ dùng làm cảm biến vân tay dưới màn hình: sóng siêu âm, và quang học. Cảm biến quang học là loại đang dùng cho OnePlus 6T, Vivo, còn cảm biến dùng sóng siêu âm là cái mà Galaxy S10, S10+ đang xài. Cảm biến quang học sẽ ghi nhận lại vân tay của bạn bằng cách chụp lại ngón tay, tính toán ra số dựa trên các đường lồi lõm và so sánh với dữ liệu ngón tay đã đăng kí trước đó. Cảm biến siêu âm thì ghi nhận đường lồi lõm bằng sóng siêu âm, khúc sau thì giống như trên.
Điều đáng nói là cả hai công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình này đều chậm hơn cảm biến vân tay điện dung, vốn là thứ mà chúng ta có thể thấy trên đa số những chiếc smartphone ngày nay. Cảm biến vân tay điện dung đã có một thời gian dài để phát triển nên tốc độ nhận diện nhanh hơn nhiều. Trên chiếc S10, mình đôi khi bị tình trạng vân tay không thể nhận diện, phải quét đi quét lại vài lần mới được. Thêm nữa là thời gian bạn phải để tay lên màn hình lâu hơn thì máy mới nhận, chứ không phải như cảm biến điện dung truyền thống chạm nhẹ vào phát là xong.
Với các bạn có ngón tay ướt, cảm biến vân tay siêu âm sẽ nhận diện dễ hơn so với cảm biến điện dung, đây là một điểm cộng. Tuy nhiên tốc độ vẫn là vấn đề.
Không phải miếng dán màn hình nào cũng dùng được
Nếu bạn thích dán màn hình thì cảm biến vân tay dưới màn hình sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn. Chỉ các miếng dán nhựa mới cho phép cảm biến hoạt động bình thường, còn kính cường lực thì tùy loại chứ không phải cái nào cũng có thể dùng. Đây là lý do vì sao Galaxy S10 khi bán ra đã có sẵn miếng dán màn hình. Với thằng không bao giờ xài miếng dán như mình thì đây không phải vấn đề, nhưng anh em nào có mua máy thì nhớ để ý nhé.
Quảng cáo
Giải pháp tốt hơn: gương mặt, hoặc vân tay cả màn hình
Sau khi dùng qua tất cả mọi biện pháp bảo mật sinh trắc học trên thị trường hiện nay, mình vẫn thích nhất là nhận diện gương mặt 3D, cái đang được iPhone X, Huawei Mate 20 Pro và Xiaomi Mi 8 EE sử dụng. Cơ chế nhận diện gương mặt dễ và nhanh chóng tới mức bạn không cần nhớ tới việc phải unlock điện thoại! Bạn chỉ việc cầm máy lên, vuốt từ dưới màn hình một cái là đã vào tới màn hình chính bên trong, Face ID tự chạy và rất nhanh nên gần như bạn không còn cảm thấy là máy đang được bảo mật.
Với thao tác bạn phải làm rất nhiều lần trong ngày thì nó cần phải càng đơn giản càng tốt, và chỉ nhận diện gương mặt làm được điều đó tới thời điểm hiện tại. Cảm biến vân tay truyền thống, cảm biến vân tay dưới màn hình hay nhận diện mống mắt đều đòi hỏi bạn phải tương tác với máy theo một cách nào đó, bằng không thì sẽ không chạy được, và có thể thấy rằng không nhiều hãng Android có thể đạt tới trải nghiệm tốt như mong đợi.
Một hi vọng khác dành cho tương lai đó là công nghệ cảm biến vân tay có thể dùng ở mọi nơi trên màn hình. Công nghệ này đang được Xiaomi thử nghiệm, nghe đồn Samsung và LG cũng đang nghiên cứu tấm nền đặc biệt này. Khi đó bạn không cần phải đặt ngón tay lên 1 vị trí nhất định, thay vào đó đặt ở chỗ nào cũng quét được vân tay. Sẽ cần 1-2 năm nữa thì công nghệ này mới xuất hiện trên sản phẩm thương mai.
Trong thời gian đó, mình sẽ ưu tiên chọn các máy có nhận diện gương mặt 3D khi đi mua điện thoại cao cấp.