Những sự thật chưa biết về tăng áp

chuyengiaphaxe
20/7/2015 11:19Phản hồi: 217
Những sự thật chưa biết về tăng áp
su that ve tang ap.jpg

Những chiếc xe mới ngày nay đã bắt đầu chuyển sang động cơ tăng áp (một dạng hút khí cưỡng bức), thay cho các động cơ hút khí tự nhiên trước đây. Các hãng xe để bán được nhiều xe, cũng ca tụng tăng áp như một công nghệ "thần thánh" với nhiều ưu điểm áp đảo như: động cơ dung tích nhỏ hơn, công suất đầu ra lớn hơn, mô men xoắn đạt giá trị cao nhất ở vòng tua sớm, và dĩ nhiên là mức tiêu hao nhiên liệu cũng ít hơn.

Tuy nhiên, sự thật là luôn có những sự thật ít người biết đến. Không phải tự nhiên mà một hãng xe thể thao lớn như Ferrari lại dám công bố rằng họ không thích công nghệ tăng áp, hay những hãng xe Nhật lại chậm chạp trong việc phổ biến tăng áp cho những dòng xe của mình. Vậy tăng áp có thật sự "thần thánh" như những gì nó được Marketing? Đã đến lúc chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về tăng áp.

Tiết kiệm nhiên liệu hơn? ...Không hẳn!


Tăng áp tận dụng một phần khí thải của động cơ quay turbine nén khí và từ đó nó cung cấp được lượng không khí nhiều hơn vào động cơ so với kiểu hút khí tự nhiên truyền thống. Bộ phận tăng áp chỉ bắt đầu hoạt động (đưa khí nhiều hơn vào động cơ) khi động cơ xe đạt đến 1 vòng tua nhất định, hay chính xác hơn là lượng khí thải đủ nhiều để bắt đầu kéo được turbine nén khí.


Chúng ta vẫn thường lầm tưởng rằng là tăng áp đẩy không khí vô nhiều hơn thì động cơ tự động tăng tỉ số nén rồi sinh ra công suất lớn hơn. Chứ động cơ không cần phải phun thêm xăng và vì thế sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Điều này là sai hoàn toàn.

2550178_turbocharger-system1.jpg

Sự thật là tỉ lệ trộn không khí/xăng sẽ dao động trong khoảng từ 12,5:1 - 16:1. Nếu lượng khí trong hỗn hợp trộn quá nhiều so với xăng sẽ gây nóng block máy. Hỗn hợp trộn lúc này sẽ nổ ra trước thời điểm mong muốn và kết quả là xe bị mất công suất.

Chính vì thế khi bộ phận tăng áp hút khí vào nhiều hơn thì ECU cũng sẽ điều chỉnh lượng xăng phun vào xy-lanh nhiều hơn để "làm mát" buồng đốt. Theo trang Road & Track, trong những bài test nhiên liệu khi di chuyển ở tốc độ cao giữa 2 xe sử dụng động cơ tăng áp và hút khí tự nhiên có cùng mức công suất đầu ra thì chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp dung tích nhỏ hơn lại tiêu thụ tương đương hay nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ hút khí tự nhiên.

Các bài test khí thải hiện nay của châu Âu thường diễn ra ở tốc độ thấp, sử dụng kỹ thuật chạy ép số lên cao càng nhanh càng tốt (số cao, tua thấp) và chưa đến ngưỡng tăng áp can thiệp nhiều. Không khí đưa vào buồng đốt ít, ECU cũng chưa cần điều chỉnh lượng xăng phun vào nhiều hơn. Nói cách khác lúc này động cơ tăng áp hoạt động ở chế độ sinh công thấp và vì thế xe tiêu hao ít nhiên liệu.

Để cho dễ hiểu thì các bạn hãy hình dung như thế này. Một chiếc xe động cơ tăng áp động cơ 1,0 lít có công suất ngang một chiếc xe động cơ hút khí tự nhiên 1,5 lít thì khi chạy ở tốc độ thấp nó tiêu hao tương đương những chiếc xe hút khí tự nhiên 1,0 lít khác, nhưng ở tốc độ cao thì mức tiêu hao nhiên liệu của nó ít ra cũng giống động cơ hút khí tự nhiên 1,5 lít. Đó là lý do vì sao những bài test nhiên liệu ở tốc độ thấp thì động cơ tăng áp cho ra kết quả tốt hơn hút khí tự nhiên.

Những hãng xe châu Âu luôn dẫn đầu trong cuộc đua phổ biến công nghệ tăng áp là vì họ luôn phải đáp ứng yêu cầu về khí thải khắt khe tại đây. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều là với điều kiện lưu thông ở tốc độ thấp trong đô thị thì tăng áp vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cho khoảng tiết kiệm.

Cảm giác tốc độ tốt hơn? ...Chưa chắc

Quảng cáo


Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật của một chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp và một chiếc xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên, chúng ta sẽ không khó nhận ra động cơ tăng áp luôn sở hữu công suất tối đa lớn hơn và mô men xoắn cực đại đạt được ở vòng tua sớm hơn nhiều so với động cơ hút khí tự nhiên. Về lý thuyết thì điều này có nghĩa là xe sử dụng động cơ tăng áp sẽ bốc và nhanh hơn.

Nhưng từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Gia tốc và tốc độ tối đa chỉ là một phần trong những trải nghiệm về mặt tốc độ. Động cơ tăng áp phải tái sử dụng một phần khí xả để quay bộ phận turbine, điều đó kéo theo tiếng pô của động cơ tăng áp sẽ không bao giờ "lực" được như động cơ hút khí tự nhiên. Đối với Ferrari, hãng xe thể thao nổi tiếng với tiếng pô khỏe khoắn ở vòng tua cao thì việc đưa động cơ tăng áp lên những chiếc siêu xe như 488 GTB hay California T cũng đồng nghĩa là họ đã đánh mất một phần đặc trưng đáng tự hào của mình.

100067-ferrari488gtb-9.jpg

Nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp đó chính là độ trễ. Cho dù các hãng xe ngày nay đã ra sức thu nhỏ độ trễ đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi sự thật đáng buồn là tăng áp luôn đi kèm với độ trễ. Những xe sử dụng động cơ tăng áp luôn có 2 đồ thị biểu diễn công suất và mô men khác nhau, và sự chênh lệch giữa giá trị của 2 biểu đồ này cho biết độ trễ chiếc xe đó ít hay nhiều.

Ferrari khi ra mắt chiếc siêu xe 488 GTB đã tự tin tuyên bố là chiếc xe này không hề có độ trễ (zero turbo lag) và thời gian đáp ứng tức thì (instantaneous response). Tuy nhiên sau đó hãng xe thể thao lừng danh của Ý cũng phải chịu tiết lộ sự thật chiếc siêu xe trang bị động cơ tăng áp kép, V8 4,3 lít cho công suất tối đa 660 mã lực này vẫn có độ trễ và nó ít hơn 1 giây. Con số độ trễ tăng áp chính xác của 488 GTB là 0,7 giây (Theo dữ liệu Motor Trend).

Có thể đối với chúng ta những người lái xe bình thường thì độ trễ 0,7 giây cũng không là điều gì quá to tát. Nhưng hãy nghĩ lại với 1 chiếc siêu xe sở hữu khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3 giây như Ferrari 488 GTB thì 0,7 giây độ trễ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác tốc độ. Hãy tưởng tượng bạn cần sự bứt phá sau khi thoát khỏi 1 góc cua gấp nhưng chiếc xe động cơ tăng áp của mình không thể nào đáp ứng kịp. 0,7 giây lúc đó cảm giác sẽ dài gấp 2, gấp 3 lần.

Quảng cáo


Chi phí sửa chữa sẽ tốn kém hơn

Những thứ hiện đại sẽ đi kèm với khoản "hại điện" và tăng áp cũng không là một ngoại lệ. Về độ bền thì những động cơ tăng áp đều được các hãng xe thiết kế vòng đời tương đương với những động cơ hút khí tự nhiên khác. Tuy nhiên, vấn đề là nếu có hư hỏng xảy ra thì cụm động cơ tăng áp sẽ tốn nhiều chi phí sửa chữa và thay thế hơn là động cơ hút khí tự nhiên truyền thống. Đó là cái giá mà chúng ta phải chấp nhận.

Theo Ferrari, Road & Track, Motor Trend
217 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhìn chung thì tăng áp vẫn tốt mà, đặc biệt là chỗ đi tốc độ thấp hoài như VN 😆)
@sonlazio nếu tốc độ thấp mà có tăng áp thì tốn xăng như thường nhé!, vì vong tua chưa đủ để làm quay tuốc-bin khí trong lúc hay tắc được hoặc đi chậm
redberry
ĐẠI BÀNG
9 năm
@sonlazio Đi tốc độ thấp thì tăng áp chưa làm việc sao bảo là vẫn tốt được bạn ơi!
@sonlazio Đọc bài thấy rằng tác giả đang nói đến động cơ cỡ lớn trên xe thể thao. Còn xe chạy hàng ngày trên đường thì vẫn nên mua máy nhỏ có tăng áp =)) Làm sao chạy tốc độ cao trong đô thị mà sợ tốn nhiên liệu? =))
Đến con Kia Morning mà em còn chẳng mơ nổi thì tăng áp hay không cũng có quan trọng chi đâu...hiz😔
Nhìn chung có thêm chữ Turbo thì vẫn oách xà lách hơn
Nhìn chung có thêm chữ Turbo thì vẫn oách xà lách hơn
Em thích xăng vs điện cho tiết kiệm dạng như ls600hl ý còn vs tiêu.chuẩn khí thải thì vn mình chả dc như bợn tư bản 😔
dino_su
CAO CẤP
9 năm
đấy các thánh lúc nào cũng lôi ném đá mấy em toy vì dung tích máy lơn nhưng công suất thấp.ít nhất là so với xe hàn. em thì tự hiểu là trình độ ng nhật họ thừa làm được nhưng họ ko làm em ngĩ lý do chính là động cơ tăng áp máy móc sẽ kém bên hơn hút khí tự nhiên :3
@romero Hê hê! Giao là bay. Mình từng rao bán 1 em cam 2009 máy 2.4 cách đây vài năm. Chỉ sau khi gõ lên mạng 5 phút sau có 3 cuộc gọi và một bác mang sang cọc ngay. Cái đó không phủ nhận cái lợi của To.
@nhokkute_nike8008 Thực ra do mấy hãng khác cũng không đủ các loại xe nhiều phân khúc nên to public hơn nên lợi về giá khi bán lại nên giá cao.

Nhưng em Altis 2.0 mới là máy cũ bác ạ. Chứ nó không đựơc ngon như máy cam 2.0 và đương nhiên thua luôn máy focus 2.0 và k3 2.0. :D
@nhokkute_nike8008 Kiểu dáng mazda 6 hợp giới trẻ. Kiểu cam hợp mấy có tuổi và xe công. :D
@Hungdunghcmc Vâng,máy altis là máy cũ,chỉ có máy cam là mới hoàn toàn.mà nó ở phân khúc thấp hơn nên k thể so với máy cam :D cũng k lại focus 2.0 luôn,focus e thấy chạy rất sướng,đầm chắc,an toàn,máy mạnh mẽ,170hp cho bản 2.0.
hix, đọc xong bài viết toàn chỉ ra những cái mình hay nghĩ 😔
cong0988
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mình học điện, thích thú với cơ khí, ra trường làm kinh tế. 😔
@cong0988 mình thích cơ khí, học xây dựng, và bh làm điện!! 😁
@cong0988 Em học công nghệ thực phẩm cũng thích máy móc cơ khí giờ ra trường làm nông dân...
thao
TÍCH CỰC
9 năm
Chỉ đọc một bài này dễ ngộ nhận tăng áp là vô dụng
@thao Bài này chê ỏng eo tăng áp. Hiểu đơn giản thế này, lấy ví dụ trong bài, tăng áp 1.0l, thích đi như xe 1l thì đi, thích đi như xe 1.5 thì đi. Tăng áp của Đức moment cực đại đạt ở 1200 vòng phút, chả phê quá ấy chứ.
ngocb2
TÍCH CỰC
9 năm
@pocket Bác nói chuẩn không cần chỉnh
@pocket Thực ra ở đây bài viết muốn nêu ra cái hơn và kém của tăng áp và không tăng áp. Nói chung đến giờ vẫn chưa dung hòa.
@thao Đúng là phải cái nhìn đa chiều về tăng áp. Bài này chỉ phản ánh khía cạnh không hoàn hảo của tăng áp.
mychymus
ĐẠI BÀNG
9 năm
sắp tới diễn đàn toàn thánh " cẠc " xuất hiện spam cho coi
Subaru đã làm rát tốt trên các dòng xe của họ......
topol1990
TÍCH CỰC
9 năm
Vậy còn tăng áp cưỡng bức kiểu nối tuabin nén với trục khuỷu thì sao? tốc độ thấp hay nói gọn là số cao tua thấp thì có tiết kiệm nhiên liệu hơn ko?
Duong2007
ĐẠI BÀNG
9 năm
@topol1990 supercharge thì cực bốc và k có độ trễ vì tua bin nối trực tiếp với trục cơ. như range rover supercharge nó bốc bất kể dải tốc độ nào. đạp ga là chồm đầu. supercharge thì tốn xăng hơn turbocharge do tổn hao công năng trực tiếp quay tua bin. giảm độ trễ cho turbo thì bmw dùng twin turbo 1 nhỏ cho vòng tua thấp và 1 to cho tua máy cao. hơn nữa còn được hỗ trợ bởi twin scroll là đường khí nạp kép 1 nhỏ, 1 lớn. nhỏ khi vòng tua thấp khí xả thổi qua đường nhỏ tăng tốc độ quay tua bin tốt hơn.
tvhieu
TÍCH CỰC
9 năm
Động cơ có tăng áp dung tích 1.0 lit có công suất bằng động cơ hút khí tự nhiên 1.5 lit mức tiêu hao nhiên liệu như nhau là bình thường vì để sinh được 1 lượng công suất như vậy thì cần phải đốt hết 1 lượng nhiên liệu như nhau. Như cái được ở đây là động cơ 1.0 lit sẽ nhỏ hơn, nhẹ hơn vậy trọng lượng xe nhẹ hơn. Mà 10 con ngựa kéo cái xe 1 tấn sẽ dễ hơn 10 con ngựa kéo cái xe 1.2 tấn. Không biết có chuẩn ko nhỉ
@halong0511 Mình đang nói cái máy thôi bác. Lexus cũng chỉ vừa mới ra mắt động cơ 2.0 tăng áp nhưng mấy hãng kia đã ra hơn 10 năm nay.

Chưa kể em 528 máy 2.0 chỉ cần 520 cũng máy 2.0 thì tăng tốc bằng Cam 3.5 rồi bác. Tuy nhiên ở tốc độ cao rồi tăng tốc thêm thì dòng 3.5 có lợi thế về tăng tốc hơn chút. Cái nài ít dùng.
@tvhieu Câu này mình thấy không chuẩn, vì nó liên quan đến hiệu suất của động cơ. Động cơ có tăng áp thì hiệu suất nó cao hơn động cơ không có tăng áp. Vấn đề là 1 lít nhiên liệu đấy có cháy triệt để hay không. Cùng một công suất phát ra thì động cơ có tăng áp sẽ tiêu hao ít nhiên liệu hơn.
@halong0511 Có khác gì bác đang đi Future rồi ngồi lên SH đâu bác. Nhưng sự so sánh ở đây rõ không phù hợp đúng như bác nói.
nvlen
ĐẠI BÀNG
9 năm
@.Milano Đúng rồi ạ, còn nữa là không quá bao nhiêu Kg nhiên liệu trong 1 giờ nữa (hình như là <80Kg/h) và ko chỉ dùng turbo mà họ còn dùng KERS hoặc ERS để tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất nữa nhưng cũng bị giới hạn.
ngocb2
TÍCH CỰC
9 năm
em chạy xe tải nên máy móc càng đơn giản càng lành xe ít hỏng vặt. không tăng áp + không phun xăng điện tử = xe lành
thao
TÍCH CỰC
9 năm
@ngocb2 Đừng nghĩ là xe tải không có turbo nhé
@ngocb2 chắc chiếc tải của bác đời cũ lắm nhỉ. Mà xe tải nào chạy xăng thế?
Xe tải thì phải là chạy Diesel (cho moment xoắn cao) cấp nhiệt đẳng áp. Mà cấp nhiệt đẳng áp thì tỉ số nén với ấp suất ban đầu là 2 yếu tố quan trọng quết định đến hiệu suất của động cơ nên xe diesel có turbo charg tiết kiệm nhiên liệu rất nhiều so với xe không trang bị. Thêm nữa là turbo rất ít khi hỏng hóc và cũng ít ảnh hưởng tới động cơ nếu thiết kế nsx được giữ nguyên lắm. Mình sửa đầu kéo thấy đa số xe mỹ đều có turbo và turbo rất to nữa 😃
Người viết bài bóp méo sự thật, dẫn chứng ko cụ thể và theo nguồn của Ferrari vốn chẳng cao minh gì trong việc tiết kiệm nhiên liệu. Dẫn chứng hùng hồn nhất là F1, chiếc xe hiện nay chạy thua V8 thế hệ trước vài chỉ giây/vòng trong khi tiết kiệm nhiên liệu hơn rất nhiều.
Ngoài ra turbo lag cũng chỉ là vấn đề của dĩ vãng khi mà độ dự trữ momen xoắn của động cơ turbo cao hơn động cơ thường và hiện nay cả động cơ lẫn turbo đều được điều khiển tốt bằng điện tử. Bác nào chạy Ford turbo rồi thì vào cho cảm nhận.
@thao Mình chưa hiểu ý bạn. PHEV chỉ có 1 phiên bản là Plugin HYBRID electric vehicle. Nó là xe hybrid nhưng thiên về xe điện nhiều hơn vì ko có chế độ chạy xăng hoàn toàn.
@turquoise Đúng như những gì motor trend nói, để bù độ trể bằng dự đoán của người lái rất khó, 99% người dùng xe có turbo tăng áp kg quan tâm tới độ trể của nó mà chỉ vui vẽ khi lợi ích nó mang về qua lớn, mấy ai đi máy bay quan tâm anh phi công phụ mặc xịp màu gì đâu.
Nhưng cũng có một vài ai đó quan tâm, hoặc là những người như bạn hoặc là những người muốn triệt tiêu độ trể về truyền lực trên một chiếc xe. Họ là các chuyên gia thực thụ và thường họ đã có rất nhiều kinh nghiệm mà đó là bí kíp để kiếm tiền nên có tiền họ cũng chỉ nói sơ sơ thôi. Cà phê của bạn e rằng rất khó uống.
@turquoise Bác cho xin nguyên lý turbo của C 250 để biết tại sao nó lag.

Bác có biết Mec làm chân ga khác bmw và audi không? Nó hạn chế việc đạp ga ngoài ý muốn.
@Hungdunghcmc Bác cho xin luoin thông số tăng tốc của C 250 2015 theo số giây để đạt 100km/h xem nó trế ở đâu. Và đồng thời bác cho xin thêm thông số máy 2.4-2.5 không phun nhiên liệu áp lực cao xem nó thế nào, có nhanh hơn không.

Bác muốn nói nhanh hay chậm phải có thông số. Nói kiểu như bác là đạp thử rồi xem thế nào,. Rồi thế là trê, lag. Thế thì post bài làm chi bác thớt. 😁
cái hay là lúc cần tốc độ cao đột suất thì nó đáp ứng được thôi
meismid
ĐẠI BÀNG
9 năm
Có một thứ "turbo" khác có thể khắc phục được các nhược điểm trên (ngoại trừ việc tiêu hao nhiên liệu vì thậm chí nó hao nhiên liệu một cách đáng kể) đó là Super Charger

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019