Những thứ NVIDIA cần sửa

Hungthitkhia
5/7/2018 8:11Phản hồi: 0
Những thứ NVIDIA cần sửa
2 bài viết trước ta đã bàn thứ ta nghĩ Intel và AMD có thể làm với sản phẩm mới nhất của họ để trở nên thân thiện với người tiêu dùng hơn, giờ đến lượt đội Xanh. Như trước, ta nhìn cái này theo quan điểm của người tiêu dùng không phải phân tích công nghiệp...

Tên sản phẩm gây hiểu lầm
Sau vụ GTX 970, tôi nghĩ NVIDIA sẽ muốn chơi đẹp với dòng GeForce 10. Nhưng xem xét rằng nó là một trong những GPU bán chạy nhất, họ vẫn chưa thấy sự cần thiết. NVIDIA khởi động mạnh mẽ vào tháng 5 2016 với GTX 1080, tiếp đến là GTX 1070 vào tháng 6 và GTX 1060 vào tháng 7. Đây là một dòng GPU mạnh mẽ bao trọn mức giá $250, $400 và $600.

Vào cuối năm 2016 NVIDIA làm xáo trộn với GTX 1060 3GB, một bản mới với phân nửa VRAM mà nó không quan trọng lắm. Tuy nhiên, họ cũng vô hiệu hoá một đơn vị SM khiến số nhân CUDA từ 1280 xuống còn 1152. Nghĩa là dù có cùng tên, nó có ít hơn 10% số nhân.
IMG_1987.JPG
Gọi bản 3GB là GTX 1060 thì dễ gây hiểu lầm vì thông số chỉ gợi rằng chỉ có VRAM thay đổi. NVIDIA nên gọi cái này GTX 1050Ti, trước khi 1050Ti được ra mắt vào tháng 10.

Có vẻ như NVIDIA không quan tâm đến phản hồi tiêu cực của các nhà đánh giá và khách hàng vì họ lại ra mắt GTX 1060 5GB và dù có toàn bộ số nhân kích hoạt, giảm dung lượng bộ nhớ nghĩa là ít băng thông bộ nhớ hơn. Gần đây họ cũng ra mắt GTX 1050 3GB có ít băng thông hơn bản 2GB và 4GB. Nên tôi muốn xem NVIDIA cải thiện vấn đề này và dừng vụ tên sản phẩm gây hiểu lầm.

"Trăm nghe không bằng một thấy"
Nếu bạn tưởng tôi quên vụ thất bại GT 1030 khi nói về tên sản phẩm gây hiểu lầm, thì không. Nhưng cái này tệ đến mức nó cần có danh mục riêng. Bản 3GB của GTX 1060 chắc chắn là gây hiểu lầm, nhưng với 20% ít hơn so với bản 6GB, những người chơi 1080p sẽ thấy chênh lệch ~7% khi chơi game. Trong xét về mặt giá trị nó khá tốt. Và tôi không có điều chỉnh việc này, tôi chỉ nói rằng nó không phải là lựa chọn tồi tệ.

Tuy nhiên, thứ NVIDIA làm gần đây với GT 1030 thật sự là đáng kinh tởm. Dù số nhân không thay đổi, hiệu năng ảnh hưởng rất nặng do đổi bộ nhớ GDDR5 với DDR4, thứ mà PC dùng làm bộ nhớ hệ thống.

Kết cục là giảm gần 3x băng thông bộ nhớ, giảm từ 48GB/s thiếu thốn xuống còn 16.8GB/s. Nghĩa là trong tác vụ dùng bộ nhớ nặng, hay còn gọi là game, bản DDR4 mới thường 1-2x chậm hơn và nó không giảm nửa giá, nó rẻ hơn $10. Đúng, $10.

Nó lừa một vố quá nặng. Rủi ro của một game thủ với kinh phí hẹp là rất lớn và trong khi nó không công bằng khi lừa người ta, cướp bóc những người cố bước vào gaming thật sự là bi thảm theo tôi.

Giá đắt của "Founders Edition"
Với sự ra mắt của dòng GeForce 10 NVIDIA giới thiệu "Founders Edition", một card reference đẹp đẽ mà không ai nên mua do giá đắt. Về mặt chất lượng Founders Edition không tệ, tản nhiệt cần được cải thiện đôi chút, nhưng chất lượng chung thì tốt và nó cũng nhìn đẹp.

Tôi không có vấn đề gì với card FE nhưng những người khác chắc là sẽ muốn. Tôi hoàn toàn hiểu tại sao mọi người muốn như vậy. NVIDIA tính giá đắt cho card thiết kế reference của họ và thường khiến nó là lựa chọn duy nhất trong những ngày ra mắt đầu tiên. Từ đó, bạn vẫn có lựa chọn chờ và mua card của các đối tác AIB với giá rẻ hơn.
IMG_1988.JPG

Quảng cáo


Nếu bạn muốn Titan thì bạn buộc phải mua card reference, nhưng nè tôi cũng hiểu động lực thị trường và đơn giản là NVIDIA đang giữ ông lớn cho chính họ, và nó hoạt động khá tốt về tiếp thị thương hiệu và lợi nhuận.

Quay lại bản Founders Edition, nó không phải là mối quan tâm lớn đối với chúng ta và tính giá đắt thì dễ hiểu. Không cho đối tác cạnh tranh với thiết kế custom tại ngày ra mắt và delay thì không tốt đâu. Nên tôi muốn xem NVIDIA làm lại cách họ đã làm với vụ ra mắt GTX 1070Ti.

Kéo cả cả đống: Titan X, GTX 1080Ti, Titan Xp
Nói tới GTX 1070Ti, tôi muốn xem NVIDIA dừng cho ta quá nhiều GPU mới. Đúng, ra mắt thế hệ mới sau vài tháng nếu cần, nhưng sau đó dừng cái vụ đưa sản phẩm yếu hơn không cần thiết mà có cùng tên như bản đầy đủ. Dừng đưa cái ta không cần, và dừng làm khách hàng trung thành bị khó hiểu.

Ta đã nói về vụ đưa ra bản cắt giảm, nên không cần nói lại. Còn về việc ra mắt sản phẩm ta không cần vào thời kì cuối của một chu kì thế hệ, như GTX 1070Ti, nó không tệ nhưng có thể làm người ta phân vân.

Vấn đề lớn của vụ ra mắt quá nhiều sản phẩm trong cùng một dòng là NVIDIA cứ làm hại chính họ. Nếu bạn mua Titan X vào cuối năm 2016 bạn chắc cảm thấy tự hào về chính bạn: thêm 40% số nhân CUDA hơn dòng flagship GeForce, nên lúc đó nó là thần thánh. Tất nhiên bạn phải trả gấp đôi giá, chẳng có nghĩa gì về mặt giá/khung hình, nhưng nó vẫn là vua của ngọn đồi GPU.
IMG_1989.JPG
7 tháng sau, NVIDIA cứ như là "tôi mong bạn thích đồ hạng sang của tôi, vì bây giờ chúng tôi đang đề nghị cùng sản phẩm nhưng ít hơn $500". Rồi sau một tháng họ như là "Bạn giận GTX 1080Ti chưa? Chưa? Vậy còn Titan Xp, "p" nghĩa là cho chút trả nhiều, tôi cho thêm 7% nhân CUDA và quay lại với giá $1200."

Quảng cáo



À, và nếu bạn là fan Star Wars thì bạn phải chờ 6 tháng cho Titan Xp Collector's Edition. Không dễ trở thành fan NVIDIA với hầu bao sâu.

Bình tĩnh cũng với giá GPU
Đây là thứ khó giải quyết vì NVIDIA có thể và sẽ tính tiền bằng tiền bạn sẽ trả cho một GPU. Ta cũng phải đấu tranh với thợ đào tiền ảo và ta đã thấy nó có thể tăng giá GPU tới mức MSRP của NVIDIA và AMD là vô nghĩa.

Vào năm 2010 NVIDIA tính $500 cho dòng flagship của họ, GeForce GTX 480. Họ làm như vậy với GTX 580, nhưng sau đó ra mắt GTX 590 giá $700 và từ đó NVIDIA chắc đã nhận ra rằng một nhóm gamer cụ thể sẽ trả thêm cho GPU cao cấp. Trong lúc dòng GTX 600 ra mắt năm 2012 họ đều biết vụ này và họ có GTX 690 với giá $1000. Nó chẳng có nghĩa gì ở mức giá này nhưng họ vẫn bán.
IMG_1990.JPG
Với việc xác nhận NVIDIA có thể bán GPU $1000, trong 2013 dòng Titan ra đời và nó giúp họ điều chỉnh mức giá yêu cầu $700 cho dòng flagship GeForce. Bạn có thể nói Titan Z là một thử nghiệm để xem bao nhiêu người sẽ trả cho đồ cao cấp, dù nó cũng là sản phẩm dành cho điện toán nặng.

Cùng với thông tin đó, dòng Pascal Titan lên tới $1200 và gamer mọi nơi đều lo sợ bản thế hệ tiếp theo sẽ tốn bao nhiêu (Titan V $2999). Tính cạnh tranh cần thiết từ AMD có giúp, nhưng dù vậy ngày của GPU gaming flagship $500 đã qua đi.

NVIDIA GameWorks
Đầu tiên tôi muốn nói rằng chương trình GameWorks không tệ như vài người tin, nhưng có chiến thuật không được phép cần phải dừng.

Cho những người không biết GameWorks là nhóm tính năng độc quyền NVIDIA cung cấp cho nhà phát triển cho phép nó có những hiệu ứng chân thật như tóc chân thật, vụ nổ, và bóng mà không cần tạo nó từ những bản nháp. Tuy nhiên, NVIDIA hơi lách luật để làm đảm bảo những hiệu ứng này hoạt động tồi tệ trên GPU AMD, và đôi lúc họ làm vậy để tính thêm tiền của khách hàng.
IMG_1991.JPG
Tôi có thấy bằng chứng về việc lạm dụng một vài công nghệ với mục đích đưa NVIDIA môt lợi thế. Ví dụ, sử dụng tessellation trong Crysis và The Witcher 3. Vấn đề này đã gây phản ứng dữ dội từ game thủ, kể cả những người dùng phần cứng NVIDIA vì mưu hèn kế bẩn này cũng ảnh hưởng tới người sở hữu GeForce. Tôi có thấy ví dụ NVIDIA sẽ lấy một lượng lớn hiệu năng không cần thiết hơn là tối ưu hiệu ứng đó, và họ làm thế này để ảnh hưởng hiệu năng của AMD sẽ lớn hơn. NVIDIA phản đối giả thuyết này, nhưng ta thấy rất nhiều bằng chứng rằng nó đang xảy ra.

Tôi thấy có ảnh hưởng hiệu năng lớn khi dùng cả hai phần cứng AMD và NVIDIA khi benchmark The Witcher 3 với HairWorks kích hoạt. Tôi thấy giảm 55% hiệu năng đối với GTX 980, nhưng giảm 67% đối với Radeon R9 290. Với HairWorks vô hiệu hoá, GTX 980 16% nhanh hơn R9 290 và đó là phần thắng cho NVIDIA. Nhưng với HairWorks kích hoạt, GPU GeForce lại 56% nhanh hơn.
IMG_1992.jpg
Cũng có vài vấn đề với cái này luôn. Đầu tiên là vì tính năng GameWorks nghĩa là người sở hữu GTX 980 có khung hình tối thiểu chỉ trên 60fps ở 1080p với HairWorks vô hiệu hoá, tới ít hơn 30fps khi kích hoạt. Từ đó lúc đó không ai nên dùng HairWorks.

Tuy nhiên sau đó phát hiện ra NVIDIA đã lạm dụng lợi thế hiệu năng tessellation để tính thêm tiền từ khách hàng. Mức độ tessellation mặc định là x64, dù thật sự thì chẳng có điểm khác biệt trực quan giữa x16 và x64, kể cả phân tích cảnh screenshot cạnh bên nhau. Thực chất, x16 chỉ tốt hơn chút so với x8, trong khi x8 chỉ tốt hơn chút so với x4 và giảm xuống còn x2 khiến hiệu ứng hơi tệ.

Giảm mức độ tessellation từ x64 xuống x16 tăng gấp đôi khung hình cho cảnh có hiệu ứng HairWorks nặng, trong khi x8 tăng hiệu năng thêm 20%. Tóm lại, dùng tessellation x8 cho hiệu ứng gần giống với ít bị ảnh hưởng hiệu năng, trái ngược với không dùng công nghệ.

Bạn không thể đổ lỗi cho nhà phát triển, nó ghi rõ ràng rằng NVIDIA hoạt động chặt chẽ với đội The Witcher 3, nên đây là phá hoại hoặc là bất tài. Ta cũng thấy một vài ví dụ gần đây về ảnh hưởng hiệu năng lớn không điều chỉnh được của những tựa game hỗ trợ GameWorks, may thay ta biết chuyện đang xảy ra và kết quả là vấn đề Final Fantasy XV được chỉnh lại khá nhanh sau khi bài benchmark chính thức. Nhà phát triển cũng khá hạnh phúc để đổ lỗi việc đó, nên nó chỉ là lỗi lầm chân thật.

Đăng nhập GeForce Experience
Tôi không khiến AMD gặp khó khăn về việc hỗ trợ driver, và tôi cũng không khiến NVIDIA gặp khó khăn luôn. Đôi lúc driver màn hình không tốt như nó nghĩ, nhưng tôi nghĩ phần lớn, cả hai công ty làm một đã cố gắng. Sau tất cả, đảm bảo thế hê hiện tại cũng như những thế hệ GPU trước đều hoạt động trên rất nhiều game không phải chuyện dễ, nên chắc là họ đang khá chậm.

Thứ tôi không thích là GeForce Experience. Phần mềm có thể rất lỗi thời ở mọi cách. Tuy nhiên thứ tôi ghét nhất về cái này là NVIDIA yêu cầu bạn đăng nhập và theo tôi thì nó hoàn toàn không cần thiết.

Cái này không mới. Điều này đã xảy ra mấy năm trước rồi và ta không thấy nó đủ phiền phức để bị loại bỏ. Tôi biết vài người nghĩ cái này không phải là chuyện lớn, và phần lớn, nó sẽ hiếm rằng bạn phải đăng nhập thủ công. Dù vậy, bạn vẫn nghĩ đưa ra cả đống tiền bạc cho GPU GeForce đã đủ để tránh đưa thông tin cho.

Có vẻ tôi hơi nói hơi quá về việc này, và thực chất GeForce Experience là phần mềm tuỳ chọn, nhưng tôi nghĩ sẽ tốt nếu dùng không ràng buộc.

Dừng "chống người tiêu dùng": GPP
Nếu bạn đang đọc bài viết này, chắc bạn đã nghe về GeForce Partner Program, hay GPP. Nếu không, đây là tóm tại: NVIDIA muốn tất cả các đối tác của họ, như Asus, Gigabyte, MSI và hơn nữa, kí hợp đồng gọi là GeForce Partner Program, quy định việc nó sẽ áp đặt hạn chế nặng nề cách các đối tác làm ăn.

Điều tệ nhất về hợp đồng, bị rò rỉ đầu năm nay bởi HardOCP, rằng nếu một công ty không để hãng gaming của họ độc quyền chỉ có GeForce, họ sẽ không được nhận quỹ đầu tư quan trọng và ưu đãi khác.
IMG_1993.JPG
Đây là một trong những bước đi chống cạnh tranh và chống người tiêu dùng mà NVIDIA thích làm qua thời gian. Thay vì chỉ cần sản xuất sản phẩm cạnh tranh và công bằng trong kinh doanh, NVIDIA nghĩ rằng cần loại bỏ đối thủ sử dụng "mưu hèn kế bẩn". GPU GeForce, cụ thể là ở high-end, đã được chọn mua nhiều hơn và NVIDIA chiếm nhiều thị phần hơn AMD, nên khá lạ khi NVIDIA cứ muốn diệt tận gốc đối thủ.

Không cần đăng những lời vớ vẩn trên diễn đàn về việc những điều khoản này "có lợi" cho game thủ thế nào và tất cả là "minh bạch". Chỉ cần chơi công bằng, chơi đẹp, và làm điều đúng đắn cho người tiêu dùng.

Màn hình G-Sync
Thứ G-Sync mang tới màn hình khá tốt: hỗ trợ adaptive sync, luôn ít mất khung hình, chứng nhận màn hình và vân vân. Bạn có thể mua màn hình G-Sync và bạn biết bạn đang lấy một thứ có chất lượng. Nhưng cách NVIDIA ghép và khoá G-Sync là không thân thiện với người mua.

G-Sync cần mô-đun phần cứng riêng. Những mô-đun này chỉ hoạt động với GPU NVIDIA. Mô-đun cũng khá đắt, thêm khoảng $200 vào giá màn hình. Nghĩa là tất cả chủ sở hữu GPU NVIDIA muốn mua màn hình G-Sync phải tốn thêm $200 so với chủ sở hữu GPU AMD với công nghệ FreeSync tương đồng.
IMG_1994.JPG
Và chẳng có lí do thật sự tại sao GPU NVIDIA lại không hỗ trợ FreeSync, ngoài việc NVIDIA muốn kìm hãm khách hàng của họ bằng công nghệ cạnh tranh. FreeSync là chuẩn mở, thực chất nó cơ bản là VESA Adaptive Sync, nên NVIDIA được quyền tự do để hỗ trợ bất cứ lúc nào và cho người mua GPU NVIDIA quyền để dùng màn hình adaptive sync rẻ hơn. Nhưng không, vì họ có thể ép game thủ mua màn hình G-Sync, trong khi xua đuổi chủ sở hữu GPU AMD khỏi G-Sync và khiến nó khó hơn để đổi hệ sinh thái GPU.

Xem "Những thứ Intel cần sửa" tại đây.
Xem "Những thứ AMD cần sửa" tại đây.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019