Noctis Mons: Núi lửa mới được phát hiện trên Sao Hỏa, cao hơn cả đỉnh Everest

Frozen Cat
16/3/2024 9:52Phản hồi: 26
Noctis Mons: Núi lửa mới được phát hiện trên Sao Hỏa, cao hơn cả đỉnh Everest
Một ngọn núi lửa vừa mới được phát hiện ở ngay phía nam xích đạo của Sao Hỏa, được tạm thời đặt tên là Noctis Mons, nó nằm kẹp giữa phức hợp thung lũng Noctis Labyrinthus và đại thung lũng Valles Marineris, hẻm núi rộng lớn nhất trên hành tinh Đỏ có chiều dài bằng bề ngang của Hoa Kỳ. Noctis Mons có độ cao lên tới 9.022 mét và trải rộng 450 km.

Kích thước khổng lồ và lịch sử biến đổi phức tạp của Noctis cho thấy nó đã hoạt động trong một thời gian rất dài. Ở phần phía đông nam của nó có một lớp trầm tích núi lửa mỏng mới hình thành, bên dưới có thể vẫn còn lớp băng đá.

Sự kết hợp giữa ngọn núi lửa khổng lồ và khả năng tìm ra sông băng này rất có ý nghĩa vì nó chỉ ra một địa điểm mới rất thú vị để nghiên cứu quá trình tiến hóa địa chất của Sao Hỏa theo thời gian, tìm kiếm sự sống và tiến hành khám phá cùng robot và con người trong tương lai.

nui-lua-noctis-mons-va-khu-vuc-xung-quanh.jpg
Núi lửa Noctis và các vùng xung quanh. Ảnh: ZS.

Tiến sĩ Pascal Lee, một nhà khoa học hành tinh của Viện SETI và Sao Hỏa, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm tra tình trạng địa chất của khu vực mà vào năm ngoái chúng tôi đã tìm thấy tàn tích của sông băng, thì nhận ra rằng mình đang ở bên trong một ngọn núi lửa khổng lồ và bị xói mòn sâu”.

Khi kết hợp vài manh mối lại với nhau, người ta thấy khu vực hình gần tròn, nơi có sự trộn lẫn giữa các ngọn núi đỉnh phẳng với hẻm núi nhiều lớp ở phía đông của phức hợp Noctis Labyrinthus rõ ràng mang bản chất núi lửa. Khu vực đỉnh ở trung tâm được đánh dấu bằng một số ngọn núi đỉnh phẳng nằm trên cao tạo thành một vòng cung, ở đây có độ cao lớn nhất trong khu vực và dốc xuống những đỉnh thấp hơn xung quanh. Các sườn dốc thoai thoải bên ngoài kéo dài tới 225 km theo nhiều hướng khác nhau.

Tàn tích của một miệng núi lửa - phần còn lại của một miệng núi lửa đã sụp đổ và từng là nơi chứa hồ dung nham - có thể được nhìn thấy ở gần trung tâm của cấu trúc. Dòng dung nham, trầm tích dung nham (tạo thành từ các vật chất núi lửa như tro, than và đá bọt) và trầm tích khoáng chất ngậm nước xuất hiện ở một số khu vực bên trong chu vi của cấu trúc.

Sourabh Shubham, một nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland, cho biết: “Khu vực này của Sao Hỏa được biết là có nhiều loại khoáng chất ngậm nước trải dài trong lịch sử sao Hỏa. Người ta đã nghi ngờ về nguồn gốc núi lửa của những khoáng chất này từ lâu. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi tìm thấy một ngọn núi lửa ở đây. Nói chung, ngọn núi khổng lồ này là một bằng chứng hùng hồn đã được tìm kiếm từ lâu.”

Bên cạnh núi lửa Noctis, các tác giả còn phát hiện ra một khu vực trầm tích núi lửa rộng 5.000 km vuông nằm trong chu vi của núi lửa có nhiều gò đất thấp, tròn và thon dài, giống như vết phồng rộp. Địa hình loang lổ này được mô tả là một cánh đồng gồm các miệng núi lửa không có túi magma, các gò đất này được tạo ra do sự thoát hơi nước mãnh liệt hoặc sự phun trào của hơi nước, điều xảy ra khi một lớp mỏng vật chất núi lửa nóng nằm phủ lên một bề mặt giàu nước hoặc băng đá.

ban-do-dia-hinh-khu-vuc-nui-lua-noctis-mons.jpg
Noctis Mons có một lịch sử biến đổi lâu dài và phức tạp. Khu vực trầm tích núi lửa rộng 5.000 km² nằm lệch về phía đông nam của núi Noctis, nơi có các miệng phun thủy nhiệt cổ.

Tiến sĩ Lee nói: "Sự kết hợp của nhiều tác nhân đã khiến khu vực núi lửa Noctis trở nên đặc biệt thú vị. Nó là một ngọn núi lửa rất cổ xưa và bị xói mòn sâu đến mức chúng ta có thể đi bộ, đi xe hoặc bay ngang qua nó để kiểm tra, lấy mẫu và xác định niên đại các phần khác nhau bên trong nó nhằm nghiên cứu quá trình tiến hóa của Sao Hỏa theo thời gian.”

Noctis cũng có lịch sử lâu dài về sự tương tác nhiệt với nước và băng, điều này khiến nó trở thành nơi đắc địa cho sinh vật học vũ trụ và việc tìm kiếm dấu hiệu sự sống. Vì sông băng có khả năng vẫn còn tồn tại ngay bên dưới bề mặt ở gần vùng xích đạo tương đối ấm áp trên Sao Hỏa, nơi này có thể phù hợp để tiến hành hoạt động khám phá của robot và con người.

Quảng cáo



Các nhà nghiên cứu đã trình bày những phát hiện của họ vào ngày 13/3 tại Hội nghị Khoa học Mặt trăng và Hành tinh lần thứ 55 ở The Woodlands, Texas, Hoa Kỳ.

Theo ZS.
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhìn từ ngoài vũ trụ vẫn thấy dc hẻm núi đó thì đủ hiểu nó khủng cỡ nào rồi
@supervisor 03m Đây chưa phải ngọn cao nhất. Trên sao Hoả có ngọn khác cao 25km, bằng 3 lần Everest kìa.
@Tào Thừa Tướng Chắc ông nhầm với ngọn núi trên mặt trăng
@cuibapvt88 đâu, đúng đấy, đỉnh Olympus Mons trên sao Hỏa cao 25km, gấp 3 lần Everest.
Cái Noctis mons này mới cao 9km thôi, nhưng vẫn cao hơn Everest là 8,8km.
Bọn ng Trái đất trơ trẽn lên sao Hoả dòm ngó rồi tự ý đặt tên địa danh trên đó
@macinPhone Sớm thôi tách thửa phân lô sẽ được phổ cập lên đấy kkk
Vũ trụ thật phi thường
Tôi tin sao hoả từng có sự sống. Tôi tin Boriska
@hongphuc1992 ừ thậm chí có thể chúng ta là con cháu của người sao hoả nữa kìa 😆
TMe
ĐẠI BÀNG
một tháng
Mới xem trên Discovery hôm qua, nói về núi lửa có tên Olympus Mons trên sao hỏa, nó cao đến 25 km, gấp 3 lần đỉnh Everest và là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời
Độ rộng của nó mình không nhớ rõ, hình như tương đương với 1 bang nào đó của Mỹ
@TMe cái gì mà cao nhất chưa khám phá hết dc các hành tinh hệ mặt trời sao dám khẳng định
TMe
ĐẠI BÀNG
một tháng
@supervisor 03m Hiểu là thời điểm hiện tại đi
@supervisor 03m nó to tới mức nhìn thấy dc từ trên vũ trụ bác ơi, nên to thế này đứng top hệ mặt trời rồi 😁
1-36.jpg
@megatroll Nhìn nhậy cảm quá hihi
- Everest cao 8.848m là so với "mực nước biển".
- Noctis Mons cao 9.022m là so với cái gì??? (Trên Sao Hỏa không có biển nên rất có thể so với độ cao bề mặt bình quân của khu vực gần đó).
Nếu so với độ cao bề mặt địa hình bình quân xung quanh thì có khi Everest còn cao hơn vì độ sâu bình quân của Ấn Độ Dương là -3.741m cần phải được tính vào.
@patuana76 Đúng, mấy thằng nghiên cứu nó tự đặt ra
@patuana76 Nói như bạn thì Sao Hoả không có núi?
@spamspam Đọc cho kỹ vào. Đang nói về độ cao và chuẩn để đo độ cao chứ có nói là có hay không có núi đâu.
@spamspam ý nó là phải đo từ chân kìa vì everst đang tính là từ mặt nước biển,còn sao hoả lại ko có mặt nước biển nên chưa chắc ai cao hơn ai
Coi chừng là trụ sở của người Sao Hỏa đấy. đụng vào nó bắn laser bây giờ
Tây lo sao này sao nọ tiến hoá văn minh nhân loại
ta lo phân lô lo làm luật lo đàn áp biểu tình
lịch sử biến đổi phức tạp của Noctis
Ai mạnh dạn đào lúi và nấp biển đi
Bác Vượng đã xem
Tặng mod 5 sao
Vũ trụ thật rộng lớn =)) con cháu đời sau chắc có tiền mua dc lô đất trên sao hỏa thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019