Nơi ra lò “huyền thoại studio” $11,000, chiếc micro được Rihanna, Dr. Dre và Mariah Carey tin dùng

AmbitiousMan
24/9/2023 9:49Phản hồi: 78
Nơi ra lò “huyền thoại studio” $11,000, chiếc micro được Rihanna, Dr. Dre và Mariah Carey tin dùng
Tại Nhật Bản, có 1 nhà máy chuyên sản xuất thiết bị âm thanh bằng người lao động khuyết tật. Ở đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp 1 người làm việc trên chiếc xe lăn, điều không thường thấy ở những nhà máy khác. Eiko Higuchi là 1 con người như vậy, 1 tai nạn đã khiến cô phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại và sau đó tiếp nhận công việc ở đây. Sau 30 năm, cô gái đi xe lăn đó đã trở thành 1 nữ nghệ nhân lành nghề, làm ra những chiếc micro được Dr. Dre hay Justin Bieber tin dùng.

*Lưu ý: Bài viết rất dài, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi kéo xuống!

Nhà máy dành cho người khuyết tật


Đó là Sony Taiyo, công ty con thuộc tập đoàn Sony. Nhà đồng lập Masaru Ibuka đã thành lập nơi này với nguyện vọng tạo 1 môi trường làm việc cho người khuyết tật, xóa bỏ định kiến phổ biến về họ. Theo lời ông Hiroyuki Nagata, cựu Chủ tịch Sony Taiyo, tập đoàn đã kí 1 hợp đồng với dịch vụ xã hội Taiyo-no Ie vào năm 1974 để sản xuất radio bán dẫn. Dưới sự hướng dẫn và giám sát nghiêm khắc của các kĩ sư, thậm chí sẵn sàng rút đơn hàng nếu thành phẩm không đạt yêu cầu, ông cùng 16 đồng nghiệp khuyết tật khác bắt đầu chế tạo radio 1 cách chăm chỉ. Thành quả chứng minh họ có thể làm được công việc này. Quy mô công nhân dần tăng lên cho tới lúc xưởng chính thức được thành lập.

sony taiyo 7.png
Nhà máy dành cho người khuyết tật chuyên sản xuất micro và tai nghe cao cấp nhất của Sony​

Năm 1978, công ty Sun Industries ra đời với sự hợp tác giữa tập đoàn và Taiyo-no Ie. Mục tiêu tạo dựng vị thế xã hội cho người khuyết tật để có thể hòa nhập với cộng đồng, tham gia vào các hoạt động chung và làm việc tự nuôi sống bản thân. Triết lý của những người khởi xướng là: “Không có ai bị khuyết tật tới mức không thể lao động.” Tháng 9 năm 1981, số nhân viên tăng lên 70 người và hãng quyết định đổi tên thành Sony Taiyo (sau đây gọi tắt là “Taiyo”), biến xưởng thành 1 công ty con.

Họ tiếp tục theo đuổi triết lý làm việc Monozukuri, 1 từ ghép trong tiếng Nhật để chỉ công việc lao động sáng tạo sản phẩm dựa trên văn hóa và tư duy người Nhật. Theo đuổi tiêu chuẩn chất lượng cao, tinh thần trách nhiệm với niềm tự hào và cống hiến để đạt được sự hài lòng từ khách hàng. Ban đầu, họ đã phải vật lộn với mẫu tai nghe MDR-FM7 suốt 3 tháng trời mới làm ra 1 sản phẩm đầu tiên không bị lỗi. Nagata thường về nhà vào 2 giờ sáng sau khi miệt mài tìm hiểu nguyên nhân sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu.
https://www.sony.com/en/SonyInfo/diversity/people/pft6vi0000002ud5-img/img01.jpg
Dây chuyền sản xuất của Sun Industries khi thành lập năm 1978, sau này đổi tên thành Sony Taiyo

Năm 1983, Taiyo bắt đầu tham gia sản xuất Walkman, mẫu đầu tiên là WM-20. Năm đầu tiên đó họ đã tồn tới 400 chiếc Walkman bị lỗi chưa hoàn thiện. Vậy là 1 số trưởng dây chuyền phải ở lại làm việc cho đến hết kì nghỉ Tết mà không về gặp gia đình, chỉ để sửa chữa kịp số lô hàng cuối cùng này. Đến năm 1988, Taiyo đã có 120 nhân công và vẫn tập trung tuyển dụng người khuyết tật. Doanh số Walkman giảm mạnh và tập đoàn dần chuyển việc sản xuất ra nước ngoài. Công ty đứng trước quyết định bước ngoặt.

Bắt đầu sản xuất micro chuyên nghiệp


Nhằm duy trì hoạt động nhà máy, họ cần 1 mặt hàng cốt lõi phù hợp với thể chất đặc biệt mà vẫn đảm bảo hiệu suất kinh doanh, Nagata đã ráo riết điều tra và sau cùng chốt được mặt hàng cốt lõi đó là micro. Thuyết phục thành công tập đoàn, ông cùng các cộng sự bắt đầu chế tạo micro tại đây từ năm 1991. Năm 1988 là kỉ niệm 20 năm thành lập cơ sở, Nagata trình bày những ý tưởng mới về tương lai Taiyo nhằm hướng tới tự chủ, bao gồm thiết kế và tự chủ hoàn toàn về vật liệu. Đồng thời mở rộng nhiều hoạt động cho người khuyết tật.

sony taiyo 1.jpg
Nhà máy chuyển sang làm micro từ năm 1991, tới năm 1999 thì áp dụng mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn dây chuyền lắp ráp hàng loạt​

Năm 2001, họ đã tự thiết kế nội bộ được ECM-S80, sau đó là ECM-678. Đến năm 2002, họ tự chủ được vật liệu, đúng như những tham vọng đề đã đề ra. Tuy nhiên, đột phá nhất là năm 1999 khi triển khai 1 mô hình sản xuất kiểu mới. Trước đây, cần 20 người để hoàn thành 1 micro, bây giờ đã thiết kế được hệ thống làm việc chỉ 1 cá nhân có thể hoàn thành lắp rắp sản phẩm. Ngay cả những thiết bị chất lượng cao phổ biến trong ngành như C-38B, C-800G và MDR-CD900ST, cũng có thể lắp ráp bằng phương pháp này.

Tóm tắt lịch sử của Sony Taiyo:
  • 1/1978: Thành lập Sun Industries Co. với số vốn đầu tư của Sony và tổ chức phúc lợi xã hội dành cho người khuyết tật Taiyo-no Ie.
  • 9/1981: Đổi tên thành Sony Taiyo và trở thành công ty con thuộc tập đoàn.
  • 11/1991: Bắt đầu sản xuất micro viên nang.
  • 4/2000: Nhật Hoàng và hoàng hậu đến tham quan.
  • 10/2016: Sản xuất flagship Signature MDR-Z1R với những công nghệ cao nhất của hãng khi đó.

Phương pháp sản xuất tế bào

Phương pháp mang tính cách mạng đối với Taiyo giúp tăng năng suất có tên sản xuất tế bào (cellular manufacturing). Do thể chất đặc thù, người khuyết tật không thể làm việc với điều kiện dành cho nhân viên bình thường khác. Sony đã phát triển 1 cách tiếp cận khác phù hợp dành riêng cho họ. Không còn băng chuyền hay bàn làm việc kích thước tiêu chuẩn như những điểm sản xuất khác.

Quảng cáo




sony taiyo 3.jpg
Trạm làm việc của mỗi cá nhân sẽ có đầy đủ các thành phần cần thiết ngay trong tầm tay, giúp họ lắp ráp hoàn chỉnh từ A-Z mà không phải di chuyển quá nhiều​

Ở đây, đảm nhận nhiều loại sản phẩm khác nhau, toàn bộ quy trình từ từng bộ phận riêng lẻ cho đến tận bước đóng gói 1 đơn vị sản phẩm giao hết cho 1 cá nhân duy nhất, áp dụng tất cả mặt hàng. Mỗi người sẽ có 1 trạm làm việc riêng với đầy đủ công cụ trong tầm tay để thực hiện mọi thao tác. Các trạm đó đều tùy biến lại để phù hợp với tình trạng thể chất của từng cá nhân.

Nhờ thành tựu cải tiến quy trình làm việc, nhà máy được trao giải thưởng xuất sắc hạng mục tiến trình sản xuất, thuộc giải Monodzukuri Nippon Grand Awards từ Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Theo hãng, phương pháp sản xuất tế bào này đã giúp doanh thu của Taiyo tăng gấp 3 lần vào năm 1999. Đến nay, cơ sở đã phát triển từ con số 17 ban đầu lên hơn 190 người, trong đó trên 60% là người khuyết tật.

sony taiyo 4.jpg
Các bạn có nhận ra đang được lắp ráp kia là chiếc tai nghe nào không?​

Phương pháp sản xuất độc đáo này phù hợp với những mặt hàng ở đây, đều là đồ âm thanh chứa nhiều linh kiện tinh vi đòi hỏi phải có bàn tay con người. Cánh tay robot bình thường không đủ độ nhạy để có thể tinh chỉnh từng bộ phận chính xác như mong muốn. Cuối cùng, sản xuất thủ công bởi bàn tay những người thợ lành nghề lại tỏ ra vượt trội hơn. Đồng thời tận dụng được sự tỉ mỉ của người Nhật, vốn nổi tiếng chế tác những món đồ thủ công cực kì chỉn chu.

Quảng cáo


Người nghệ nhân mà robot không thể thay thế


“Lúc tôi tham gia, có 2 dây chuyền chạy liên tục để ra lò hàng ngàn chiếc Walkman mỗi ngày. Ngay cả đi vệ sinh cũng gặp khó khăn vì hệ thống băng tải. Nhưng từ lúc nhà máy áp dụng phương pháp sản xuất tế bào này, chúng tôi có thể làm việc theo tốc độ của riêng mình, nghỉ giải lao theo ý muốn” - Eiko Higuchi nêu cảm nhận về cách thức sản xuất độc đáo ở Taiyo.

sony taiyo 2.jpg
Cô Higuchi đã có thâm niên công tác tại nhà máy, phụ trách micro C-38B​

Higuchi phụ trách sản phẩm micro phòng thu C-38B có giá 2,900 USD, lần đầu ra mắt vào năm 1965. Cô nói rằng phương pháp sản xuất hàng loạt bằng dây chuyền công nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu thành phẩm. Bởi nó không đủ chính xác để tái tạo hoàn chỉnh âm thanh nguyên bản từ hơn 60 năm trước, được giới làm nhạc và các đài truyền hình lắng nghe mỗi ngày.

“Mọi thành phần dù là nhỏ nhất cũng cần phải điều chỉnh cẩn thận bằng tay, vì luôn có những sai lệch rất nhỏ về kết cấu, màu sắc và trọng lượng. Robot không thể” - cô trả lời phỏng vấn.

Higuchi luôn cảm thấy tự hào và thoải mái khi sản phẩm do mình lắp ráp xuất hiện trong các TVC, MV và video trên YouTube. Nó tạo nên nguồn động lực cho cô làm việc. Cảm giác hài lòng khi mình hoàn toàn chịu trách nhiệm cho 1 sản phẩm, thay vì chỉ tham gia 1 bước trong quá trình sản xuất.

sony taiyo 5.jpg
Bàn tay robot không đủ khéo léo để xử lý những chi tiết tinh vi bên trong sản phẩm​


Thâm niên hàng chục năm ở đây, Higuchi giờ đã thành 1 Monozukuri Master. Cô cũng tham gia đào tạo những học viên sẽ tham gia sản xuất trong tương lai. Tại Taiyo, mức lương trung bình gần 4 triệu Yên tương đương vị trí tương tự ở những nơi khác, đảm bảo cuộc sống bằng khả năng lao động của chính họ.

Ngồi cạnh Higuchi là Taku Tanaka, chịu trách nhiệm lắp ráp micro C-800G. Bản thân Higuchi cũng chế tạo 1 số thành phần cơ bản của micro này. Cả 2 làm việc ở Taiyo hơn 30 năm, chứng kiến quá trình phát triển của nhà máy và dần hình thành tình yêu với công việc này.

Từ chiếc micro condenser đầu tiên của Nhật Bản


Sony đã gắn bó với những chiếc micro chuyên nghiệp phục vụ trong studio được hơn nửa thế kỷ.
Sản phẩm đầu tiên của họ là C-37A, micro condenser đầu tiên của nước Nhật. Chiếc micro ra đời mang theo tham vọng đưa tên tuổi Sony xuất hiện trên bản đồ thế giới ngành công nghiệp thu âm. Cố đồng sáng lập Masaru Ibuka là người đã đề xuất đặt logo công ty lên dải trung tâm micro, mục đích gây ấn tượng khi tung ra thị trường. Tập đoàn Nhật Bản luôn coi đây là báu vật và là niềm tự hào.
https://www.sony.net/Products/proaudio/common/img/history/mic_1.png
Micro condenser tube đầu tiên của Nhật Bản, bên cạnh là bộ cấp nguồn CP-2. C-37A đã chấm dứt thời kỳ độc tôn của các hãng micro phương Tây (Neumann và Telefunken của Đức, AKG của Áo)
https://www.sony.net/Products/proaudio/common/img/story/c01/02_2.png
Một mẩu quảng cáo cho C-37A khi ra mắt tại quê nhà năm 1958, sản phẩm đã làm thay đổi ngành phát thanh truyền hình nước Nhật

Tiến sĩ Heitaro Nakajima khi còn làm việc ở đài NHK đã quan tâm tới việc chế tạo micro condenser nhưng không thành công. Dưới sự lôi kéo nhiệt tình của đồng sáng lập Masaru Ibuka, ông đã gia nhập Sony và là nhân tố đóng góp quan trọng cho hàng loạt thiết bị âm thanh chuyên nghiệp sau đó. Đặc biệt, Nakajima chính là người có công lớn trong việc phát triển đĩa CD, trong lịch sử tập đoàn được gọi là “cha đẻ đĩa CD.”

Sau khi được Nakajima kể về nguyên mẫu micro condenser thất bại khi còn nghiên cứu ở NHK, kĩ sư Kanane Nakatsuru trong công ty đã quyết tâm biến tham vọng đó thành hiện thực. Sau nhiều lần thất bại khi tìm vật liệu thích hợp chế tạo diaphragm, anh được ông Ibuka cho lời khuyên thử loại vật liệu vừa có mặt ở Nhật Bản, màng polyester Mylar do DuPoint (Mỹ) sản xuất. Sau đó thành công chế tạo diaphragm lắng đọng bay hơi vàng.

OTOTEN 1.jpg
Trưng bày loạt micro chuyên nghiệp trong 1 sự kiện gần đây, dải sản phẩm micro chuyên nghiệp bao gồm 5 mẫu tiêu biểu là C-37A, C-38B, C-800G, C-100 và mới nhất là C-80 (ảnh: AVwatch)​

Về mặt điện tử, họ đối mặt thách thức giảm chi phí vì khi đó các micro condenser tube chủ yếu sử dụng ống triode AC701 do Telefunken (Đức) sản xuất có giá rất đắt tại Nhật. Nakatsuru đã sử dụng ống pentode 6AU6 thay thế cùng điều chỉnh ở thiết kế mạch điện để có cấu hình như 1 triode. Quá trình chế tạo chiếc micro condenser tube đầu tiên cho nước Nhật giúp họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, tạo dựng nền tảng cho những sản phẩm micro kế thừa về sau.

Sau khi ra mắt tại 1 buổi trình diễn Hi-Fi ở Los Angeles năm 1958, nó tạo thành cơn sóng thần ở thành phố. Nhiều cơ sở đã nhanh chóng “vơ vét” về tay mình như Capitol Records, Sunset Sound, RCA, Gold Star, CBS,... Không chỉ vậy, C-37A đặc biệt được tín nhiệm trong giới diễn viên lồng tiếng, đài truyền hình,... Nó phổ biến ở Nhật Bản nhờ âm sắc phong phú phù hợp với giọng nữ, cực kì chi tiết và chính xác..

Đây là sản phẩm được thiết kế nhằm cạnh tranh với Neumann U47 và AKG C12, đến từ những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp thu âm thời bấy giờ. Cho đến nay, danh tiếng vẫn khiến nó được săn đón trên thị trường đồ cũ, mệnh giá khoảng 9,000-10,000 USD cho 1 bộ. Bên cạnh hiệu suất thu âm ấn tượng, nó còn có ý nghĩa sưu tầm. Năm 2015, C-37A đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Công nghệ của TEC Awards, 1 giải thưởng uy tín trong ngành công nghiệp thu âm.

Sony C-37A 1.jpg
Tuổi đời hơn nửa thế kỷ, chiếc micro condenser đầu tiên của Nhật Bản vẫn được xem là công cụ hữu hiệu để thu âm kèn, nhạc cụ dây, bass acoustic, trống, guitar,…​
Mel Blanc C-37A.jpg
C-37A cũng là micro yêu thích của cố diễn viên lồng tiếng huyền thoại Mel Blanc (bên phải), người đã "thổi hồn" cho hơn 1,000 nhân vật hoạt hình trong hơn 5,000 tập phim sau hơn 60 năm cống hiến, giọng nói của ông được lưu giữ qua micro Sony đã trở thành 1 phần tuổi thơ của hàng triệu trẻ em​

Năm 1965, chiếc micro thứ 2 là C-38 ra đời, kế thừa nhiều đặc điểm kỹ thuật của C-37A. Một phiên bản cải tiến là C-38B ra mắt năm 1970, chính là mẫu micro hiệu suất cao do bàn tay Higuchi làm ra. Ngày nay, C-38B vẫn được nhiều đài truyền hình sử dụng. Đã hơn 50 năm kể từ khi chiếc micro C-38B đầu tiên ra lò, người ta vẫn đánh giá cao chất lượng âm thanh của nó.

Trong quãng thời gian đó, công ty đã phải thay thế 1 số vật liệu nhưng vẫn phải tìm cách đảm bảo duy trì chất lượng âm thanh không đổi. Điều này là bất khả thi nếu không có đóng góp chuyên môn từ những bậc thầy Monozukuri như Higuchi ở trên. Nếu giao việc chế tạo cho đơn vị bên ngoài, rất có thể âm thanh đã bị ảnh hưởng, không còn giữ được như xưa.

Kĩ sư Tamotsu Yoshida kể về trải nghiệm sử dụng C-38B để thu âm cố nghệ sĩ huyền thoại Eiichi Ohtaki. “Ohtaki đã sử dụng micro C-38B kể từ năm 1970. Album ‘A Long Vacation’ được thu âm vocal hoàn toàn bằng C-38B bởi anh ấy rất thích nó…" Nhận xét về C-38B, ông cho biết nó rất rõ ràng. Không chỉ thu vocal, về sau ông còn sử dụng nó để thu tiếng trống.

Ngoài C-38B, nhà máy còn sản xuất micro studio C-800G, được mệnh danh là “huyền thoại studio” và là tiêu chuẩn vàng cho việc thu âm thể loại rap, hip-hop, R&B, pop. Sản phẩm ra đời đã gây tiếng vang trong ngành công nghiệp, được giới nhạc sĩ, nhà sản xuất, kĩ sư âm thanh, ca sĩ chuyên nghiệp hết lòng ngưỡng mộ. Một trong những micro chuyên thu vocal (giọng ca) tốt nhất từng được làm ra.

Cho tới “huyền thoại studio” đẳng cấp thế giới


Tốn 5 năm phát triển, năm 1992, công ty trình làng C-800 và C-800G, mẫu micro sau đó chính thức bước chân vào ngôi đền của những huyền thoại trong giới studio chuyên nghiệp. Mặc dù C-800 đã bị bỏ mẫu vào năm 2002, nhưng C-800G vẫn tiếp tục sản xuất và danh tiếng chưa bao giờ mai một. Nó trở thành 1 tiêu chuẩn được nhiều người hướng đến cho 1 studio kiểu mẫu, đề cao sự chính xác trong việc ghi lại chất giọng ca sĩ.
micro C-800G 7.jpg
Một trong những micro được ‘thèm khát’ nhất lịch sử; 1 trong bộ ba "huyền thoại studio" của Sony; 1 trong những micro huyền thoại của ngành công nghiệp thu âm; đại diện châu Á duy nhất tề danh cùng các mẫu micro đẳng cấp nhất phương Tây do Neumann, AKG và Telefunken chế tạo​

Charlie Harding, người dẫn chương trình và nhà sản xuất podcast Switched on Pop, cho biết: “C800-G đã trở thành 1 trong những thành phần quan trọng nhất của vocal chain* trong dòng pop, hip-hop và R&B đương đại, góp phần làm nên thành công cho hàng loạt giọng ca.” Anh cùng nhiều nhà sản xuất khác luôn cảm thấy hài lòng nếu nó xuất hiện trong bất kì phòng thu nào khắt khe nhất. Đó như 1 bảo chứng cho khả năng ghi lại chất giọng ca sĩ toàn vẹn.
*Vocal chain: quá trình xử lý giọng hát thô sau khi thu âm để đưa vào bản phối cuối cùng.

2 “huyền thoại studio” cùng xuất hiện trong 1 số The First Take do nhóm nhạc Little Glee Monster thuộc Sony Music biểu diễn: micro C-800G và tai nghe CD900ST​

Taku Takahashi, một thành viên nhóm nhạc hip-hop Nhật Bản M-Flo, cho biết: “C-800G là tiêu chuẩn vàng mà những nhà sáng tạo và kĩ sư hằng tin tưởng. Nó có thể nắm bắt đến từng biểu lộ dù là nhỏ nhất của giọng hát, trên từng nốt nhạc, từng hơi thở. Nó cho phép chúng tôi truyền tải cảm xúc của mình vào âm nhạc đúng như những gì mong muốn”.

Nhà sáng lập phòng thu Hit Factory, Troy Germano, còn khoe đã mua tới 10 chiếc C-800G dù giá không hề rẻ, nhiều studio chỉ trang bị 1-2 chiếc thôi đã là rất đầu tư rồi. “C-800G đã, đang và mãi mãi là micro tube hàng đầu cho việc thu vocal. Nó có chất âm mượt mà, hoàn hảo với nhiều nghệ sĩ pop, R&B và hip-hop” - ông cho biết.
C-800G rihanna.jpg
micro C-800G 1.jpg
micro C-800G 2.png
micro C-800G 3.jpg
micro C-800G 4.jpg
Có giá 11,000 USD, C-800G là “vũ khí bí mật” của nhiều ca sĩ dòng nhạc rap, hip-hop, R&B và pop

Dr. Dre là 1 cái tên nổi tiếng trong giới sản xuất hip-hop đặc biệt yêu thích chiếc micro này, góp phần “lăng -xê” trong giới nghệ sĩ khiến tên tuổi C-800G càng bay xa. Ông từng chia sẻ: “Tôi thích giọng hát của mình phải tinh khiết như pha lê. Vì thế, tôi chọn C-800G để thu vocal, âm thanh sạch sẽ. Quan điểm của tôi là giọng ca phải như đang hiện diện ở đó, không chút méo mó.”

C-800G trở thành biểu tượng đại diện đẳng cấp trong giới rap và hip-hop - phân biệt giữa 1 rapper thực thụ và 1 rapper phát nhạc qua SoundCloud. Việc dùng C-800G cho thấy bạn đã đạt tới trình độ tiếp cận được nhóm thiết bị tốt nhất trong ngành thu âm. Cấp độ chi tiết của nó được mô tả đứng đầu thế giới, sắc nét, thoáng đãng, dễ chịu - thậm chí chẳng cần dùng tới EQ (như Dr. Dre).

Kĩ sư thu âm Todd Whitelock chia sẻ đã dùng nó ngay sau khi ra mắt, khi ấy đang làm việc tại phòng thu âm thuộc Sony Music. Lần đầu sử dụng C-800G, ông đã thu âm album Turned To Blue của huyền thoại nhạc Jazz Nancy Wilson và sau đó đoạt giải Grammy. Khi thu âm album Moonlight Serenade cho Carly Simon, cô nói đó là lần đầu tiên giọng hát của mình cất lên hay đến như thế. Nhận thấy hiệu quả, ông đặt C-800G vào nhiều buổi thu âm nhất có thể, ví dụ khi làm việc với nghệ sĩ guitar bass Rufus Reid, nghệ sĩ saxophone Kenny Garret, nghệ sĩ kèn trumpet Wynton Marsalis.

  • “Chiếc micro duy nhất mà Dr. Dre tin tưởng sử dụng.”
  • “Sự lựa chọn số 1 của Mariah Carey, R.Kelly, Puff Daddy, Snoop Dogg, Pitbull.”
  • “Đứng sau phần lớn các bản thu của album nhạc phim ‘Dreamgirls’ (2006)”
  • “Chén thánh cho thể loại hip-hop và RnB.”
Đó là những gì bạn có thể nghe về “huyền thoại studio” có giá khoảng 11,000 USD này. Tại Nhật, bạn có thể mua nó với giá hơn 1 triệu Yên vào thời điểm hiện tại, rẻ hơn nước ngoài do tỉ giá biến động. C-800G từng bị thông báo tạm ngưng sản xuất vào cuối năm 2018 do thiếu hụt 1 số loại vật liệu, việc lắp ráp trở nên trục trặc.

Nhiều người shock trước quyết định đột ngột này, các studio bắt đầu ráo riết săn lùng thiết bị mang tính biểu tượng của ngành. Từng có lúc, giá bán 1 bộ micro bị đẩy lên tới 25,000 USD vì mức độ khan hiếm. Phải tới tận đầu năm 2021, do nhu cầu quá cao mà mặt hàng này được đưa trở lại thị trường.


C-800G mariah carey.jpeg
Diva Mariah Carey thuộc Sony Music nổi tiếng là người sử dụng micro C-800G cho nhiều bài hát​

Về thiết kế, nó gồm 1 bộ cấp nguồn và thân micro. Thân hình trụ dài có đường kính 57mm, cao 191mm, được làm bằng nhôm. Kết cấu gồm 2 phần để khử rung hiệu quả và loại bỏ cộng hưởng. Mọi chi tiết thiết kế đến giá đỡ đều được tính toán kỹ, đảm bảo loại bỏ rung động.

Micro trang bị thiết kế diaphragm kép kích thước lớn để lựa chọn giữa 2 mô hình lấy mẫu thu âm là Cardioid và Omni Directional. Đây là loại consender tube, có 1 ống 6AU6 đặt trong thân (làm amplifier) và 2 ống 6AU6 khác trong bộ nguồn (làm chỉnh lưu).

David Gilmour Pink Floyd C-800G & V7506.jpg
David Gilmour của Pink Floyd đang đeo tai nghe kiểm âm MDR-7506 và thu bằng micro C-800G đều do Sony chế tạo​

Cuối cùng, 1 bộ phận làm mát chân không được gắn vào mặt sau (phần thò ra từ thân micro). Việc tản nhiệt để nhằm triệt tiêu nhiễu và độ méo ở tần số cao, giúp âm thanh thoáng đãng, tinh khiết hơn. Cơ chế làm mát nhiệt điện Peltier này chính là mấu chốt biến C-800G thành 1 con “quái vật” về độ trong trẻo khi thu âm.

Chính vì vậy, bên cạnh ghi lại chất giọng ca sĩ 1 cách trọn vẹn nhất trong studio, nó cũng được tín nhiệm trong công việc lồng tiếng nhờ dải cao mượt mà, không bị làm quá tông giọng một cách không mong muốn. Khi lên cao, yên tâm không sợ bị chói gắt. Thu âm acoustic cũng là 1 cách khai thác hiệu quả khác.

Một số tên tuổi sử dụng “huyền thoại studio” này có thể liệt kê gồm: Dr. Dre, Eminem, Rihanna, Kanye West, Travis Scott, Drake, Snoop Dogg, Mariah Carey, David Gilmour (Pink Floyd), Ozzy Osbourne, Paul McCartney, Sting, Madona, Luther Vandross, Toni Braxton, Alison Krauss, Justin Bieber,... Đây là những nghệ sĩ hàng đầu được biết đã sử dụng “huyền thoại studio” trong sự nghiệp.


Hiện nay, tập đoàn Nhật Bản đã ra mắt 1 số mẫu micro mới như C-100 (2018) hay C-80 (2022). Song vị thế của C-800G vẫn còn nguyên đó, có lẽ phải rất lâu nữa mới có 1 sản phẩm thay thế được chiếc micro huyền thoại này. Và đó cũng chưa phải “huyền thoại studio” duy nhất ra lò từ Taiyo. Ngoài micro phòng thu, cơ sở này cũng sản xuất thủ công nhiều món đồ chuyên nghiệp xịn sò khác.

Tai nghe kiểm âm, tai nghe audiophile


Bên cạnh mặt hàng chủ lực là micro chuyên nghiệp, Taiyo cũng sản xuất vài mẫu tai nghe kiểm âm và 1 số tai nghe cao cấp phục vụ giới audiophile.

Tai nghe kiểm âm được đồng phát triển bởi Sony (Electronics) và Sony Music Studios (công ty cung cấp hệ thống phòng thu tại Nhật Bản). Chúng có chất lượng cao và được giới chuyên môn tin dùng trong môi trường studio. Đó là EX800ST, M1ST và “huyền thoại studio” CD900ST. Vì CD900ST chỉ bán ở Nhật, các thị trường quốc tế sẽ quen thuộc hơn với MDR-7506. Chúng rất dễ bị bắt gặp trên YouTube. Ở đây mình giới thiệu thêm 7506 để mở rộng nhưng nó không được sản xuất tại Taiyo!
launching in Korea 4 naver.jpg
Rất nhiều tai nghe dành cho giới phòng thu và audiophile là thành quả hợp tác giữa bộ phận âm nhạc và bên điện tử, trong ảnh đang đề cập tới loại in-ear (ảnh: Naver)
CD900ST 2.jpg
Tai nghe kiểm âm CD900ST (độc quyền Nhật Bản) do các kĩ sư tại CBS Sony Shinanomachi Studio (hiện tại là Sony Music Studio) và nhóm kĩ sư âm thanh thuộc tập đoàn cùng phát triển, ra mắt vào năm 1989 cho giới phòng thu chuyên nghiệp
CD900ST 1.jpg
Đến năm 1995 thì bán rộng rãi ra thị trường và trở thành tai nghe thu âm tiêu chuẩn ở Nhật, vị thế của nó chỉ bị thách thức khi ATH tung ra M50x. Nếu các bạn theo dõi chương trình âm nhạc The First Take của Sony Music trên YouTube, đây là mẫu tai nghe mặc định của các ca sĩ
OTOTEN 2.jpg
Trưng bày hàng loạt sản phẩm tai nghe tại 1 sự kiện gần đây ở Nhật Bản: CD900ST, M1ST, MV1, EX800ST, M7 và M9 (ảnh: AVWatch)


MDR 7506 dave grohl.jpg
Alessia Cara at WFUV Public Radio 1.jpg
V7506 chan ka sin.jpg
V7506 studio TW 2.jpg
V7506 the verge 1.jpg
V7506 HAT.png
Còn ở nhiều studio bên ngoài Nhật Bản, V6 hoặc 7506 lại là tai nghe kiểm âm phổ biến chẳng kém gì sản phẩm tới từ Beyerdynamic hay ATH. Ví dụ ở quê nhà Samsung, rất dễ thấy idol K-Pop hoặc ca sĩ đeo 7506 trong video ghi hình tại studio. Tuy nhiên mẫu này không được làm ở Nhật.​

https://tinhte.vn/thread/sony-sap-dua-tai-nghe-kiem-am-ve-viet-nam-gia-du-kien-duoi-3-trieu-dong.3545947/

https://tinhte.vn/thread/podcast-review-khoe-sony-mdr-7506-va-vi-sao-lam-podcast-can-tai-nghe-kiem-am.3549821/
EX800ST.jpg
Tai nghe kiểm âm in-ear EX800ST, xếp dưới flagship EX1000 trong dải sản phẩm in-ear

https://tinhte.vn/thread/sony-ra-mat-mau-tai-nghe-hi-res-moi-mdr-m1st.2980877/

https://tinhte.vn/thread/sony-trinh-lang-tai-nghe-mdr-mv1-thiet-ke-open-back-ho-tro-360-reality-audio-gia-499.3656926/

Tai nghe phục vụ audiophile được sản xuất ở đây là các mẫu cao cấp nhất trong dải sản phẩm âm thanh cá nhân. Cả 2 đều thuộc bộ sản phẩm flagship Signature - MDR-Z1R và IER-Z1R - có giá khoảng 2,000 USD. Ngoài ra, còn có dòng tai nghe custom in-ear Just Ear là dòng xịn sò nhất trong line-up in-ear của hãng. Đây là dịch vụ làm tai nghe tùy chỉnh theo đơn hàng cá nhân.

https://tinhte.vn/thread/ifa-2016-sony-trinh-lang-tai-nghe-cao-cap-mdr-z1r-su-dung-driver-70mm.2831941/

https://tinhte.vn/thread/sony-ier-z1r-chiec-flagship-inear-dong-signature-series-danh-dau-buoc-tien-moi-cua-sony.2835368/
FB-IMG-1557896236138.jpg
Tai nghe trùm đầu flagship hiện nay là MDR-Z1R được sản xuất thủ công tại nhà máy Taiyo ở Nhật

1ZM2 + Z1R.jpg
Tai nghe in-ear flagship IER-Z1R cũng lắp ráp thủ công tại Taiyo (ảnh: Mobile01)​
1Z Just Ear IER-Z1R.jpg
Trái Just Ear, Phải Z1R​

Just Ear Phil Lam.jpg
Ca sĩ Lâm Dịch Khuông thuộc Sony Music chi nhánh Hong Kong​

sony taiyo 6.jpg
Tai nghe custom Just Ear đang trong quá trình sản xuất ở Taiyo​

Tai nghe custom Just Ear hiện có 2 mẫu MH1R và MH2R. MH1R sẽ tuning theo yêu cầu để đạt được chất âm đúng như mong muốn của mỗi cá nhân. Trong khi đó, mẫu MH2R được tuning sẵn theo 3 cấu hình âm thanh gồm Monitor, Listening và Club. Ở thời điểm ra mắt năm 2015, chúng có giá lần lượt 2,500 USD và 1,700 USD chưa gồm những chi phí phát sinh khác.
Just Ear Luna Haruna 1.jpg
Just Ear Eir Aoi 2.jpg Just Ear LiSA 2.jpg

Hiroyuki Sawano Limited Edition 1.jpg
Just Ear phiên bản giới hạn hợp tác với Luna Haruna, Eir Aoi, LiSA và Hiroyuki Sawano​

Ngoài bản tiêu chuẩn, hãng còn làm thêm nhiều phiên bản limited edition hợp tác với nghệ sĩ của Sony Music như LiSA, Eir Aoi, Luna Haruna, Hiroyuki Sawano. Gần đây, tung ra thêm 1 bản tối ưu riêng cho máy nghe nhạc Walkman Signature WM1ZM2.
https://tinhte.vn/thread/sony-ra-tai-nghe-custom-54-trieu-dong-am-thanh-toi-uu-cho-walkman-wm1zm2.3476218/
launching in Korea 1 naver.jpg
launching in Korea 3 naver.png
Công ty duy nhất trên thế giới bao trùm cả 4 khía cạnh của nội dung, từ công cụ sáng tạo, thiết bị tiêu thụ, định dạng lưu trữ cho tới tiêu chuẩn nghe nhìn; ảnh hưởng sâu rộng tới các thị trường âm nhạc, âm thanh chuyên nghiệp, âm thanh dành cho audiophile lẫn người nghe đại chúng (ảnh: Naver)​

Sony thuộc thiểu số những công ty có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất tới nhiều ngành công nghiệp gồm âm nhạc, âm thanh chuyên nghiệp, âm thanh tiêu dùng (phục vụ cả phân khúc audiophile lẫn đại chúng). Nhà máy Taiyo nói riêng và các sản phẩm kể trên nói chung chưa phải là tất cả đóng góp và thành tựu mà họ đạt được. Ngay trong cái tên gọi đã thấp thoáng 1 từ Latin “sonus” tương đương với “sound” trong tiếng Anh - có nghĩa “âm thanh.” Giống như bàn tay định mệnh sắp đặt!

Nguồn: Bloomberg via The Star, Sweet Water, Bay Eight, Naver, Sony (1), (2), (3), (4).
78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nói gì thì nói, mảng âm thanh thương mại của Sony (ở thời điểm hiện tại) thì toàn mấy con lẹt đẹt chứ mấy con chuyên nghiệp nó ở 1 cái tầm khác biệt quá rồi.
Không phải kẻ mạnh nhất nhưng chắc chắn là kẻ toàn diện nhất
Không ngờ sony nhiều ngách sp chuyên nghiệp thế này.
@lvl2128 So với nó thì phải cỡ Samsung chứ mấy cty khác trong từng ngành nghề riêng lẻ ko có cửa
Nhà máy dùng người khuyết tật thì quá đỉnh rồi. Vì nhân viên họ sẽ rất trung thành, dễ giữ chân để lấy sức lao động. Nên cũng đơn giản là tính toán làm ăn thôi, đừng nên làm ra vẻ cao đẹp quá. 😆😆😆😆

Còn chất lượng thành phẩm thì e ko bàn cãi, quá đỉnh.
sowngold
ĐẠI BÀNG
một năm
@Song Sanh Bạn cứ đùa. Trung thành là đức tính của người Nhật bản, nhiều người làm ở công ty tư nhân tới khi về hưu. Có lẽ một phần do quy định công ty tư nhân phải đóng lương hưu. [1] Vì vậy, việc nói rằng nhận người khuyết tật để nhận lấy sự trung thành là sai lầm nghiêm trọng nếu áp vào trường hợp này. Phải nói chính xác lúc đầu họ thành lập vì lý do nhân đạo là chính nhưng thật đáng ngạc nhiên người khuyết tật với sự không may mắn như vậy lại có thể vươn lên tạo ra những sản phẩm chất lượng tuyệt vời đứng trên top đầu thế giới ngay cả người bình thường cũng phải vất vả mới làm được. Học tại đại học Thanh Hoa ra chưa chắc đã làm nổi nhé.
[1] https://www.nenkin.go.jp/service/pamphlet/kaigai/kokunenseido.files/10Vietnamese.pdf
@sowngold Đồng ý hoàn toàn với bạn. Với lại câu mình nói mình có chê người khuyết tật câu nào đâu. Bản thân ngưỡng mộ là đàng khác.
@RoyalRedover Ờ, nói tiếp đi bạn. 😆😆😆😆
sowngold
ĐẠI BÀNG
một năm
@Song Sanh Bạn ngưỡng mộ người khuyết tật vươn lên nhưng khinh bỉ công ty cho người khuyết tật một cơ hội với lý do họ nhận vào để người khuyết tật không bỏ việc. Liệu công bằng không??? Bản chất doanh nghiệp sinh ra để kinh doanh thu lợi nhuận, còn người lao động bản chất đi làm là bán sức lao động, bạn sẽ tuyển người thiếu sức lao động không? Phải nói chính xác ông chủ doanh nghiệp này vô cùng nhân văn, đáng ngưỡng mộ khi hi sinh năng suất và chọn con đường khó khăn để đương đầu. Thực tế ban đầu công ty mở ra cũng có biết thành công đâu. Nhưng họ vẫn làm. Đến khi thành công mới khen lấy khen để. Chứ còn khó khăn nào ai nghĩ tới. Đến vỉa hè ở Việt nam, xây thêm gờ cho người mù đi cũng có mấy chỗ có. Bạn bị chửi là đáng lắm.
Nhiều tác phẩm âm nhạc tầm thế giới không ngờ là powered by Sony từ cả studio đến cái mic. Đỉnh cao thật 😁
Ông này lên có một chức trong hội đồng quản trị của Sony. Fan này mới là fan chứ
5 xao đã, đọc sau. 😁
Mình thích những thứ thủ công đỉnh cao như thế này, do cũng đang lo mọ code cái trang web tuimuaban.vn 1 mình nên rất hiểu mức độ vất vả khi cố gắng tạo ra 1 sản phẩm tốt ... Hy vọng có 1 ngày VN mình cũng có 1 tập đoàn có thể tạo ra những sản phẩm huyền thoại như vậy 😊
VN cần có những bạn trẻ đam mê âm thanh, đam mê sáng tạo để tạo ta những sản phẩm chất lượng cao, ngang tầm thế giới.
5* cho bài rất dài
Làm creator đi bác ơi
Sony nói riêng và Nhật Bản nói chung vẫn là cái gì đó khác biệt so với những anh Hàn hay Trung sau này được mọi người bảo là học tập theo hướng Nhật Bản đã đi.
Tất nhiên NB hiện nay phần nào đã ngủ quên trên chiến thắng, nhưng vì là người đầu tiên, nên họ vẫn còn những di sản mà những cty, đất nước khác rất khó để thay thế, đó mới là cơ sở cho những nước lớn giữ vững vị thế, tầm quan trọng của mình
@christian08 Ngủ yên cái gì trời, nguồn lực nó có giới hạn, chưa nói đến tài nguyên khác giờ 10% dân số là người trên 80 tuổi là cả 20 triệu người… Châu Âu nó cũng như thế thôi. Cái gì nó cũng có chu kỳ cả, có thằng Mỹ thì thiên thời địa lợi nhân hoà, tài nguyên nhiều, đất rộng lại yên bình… mạnh đủ thứ nên nó có thể thúc đẩy các chu kỳ liên tục, xuống của chu kỳ này nó lại tìm cách nhảy lên lại là điểm bắt đầu cho chu kỳ mới. Mấy thằng kia không phải là không biết mà lực bất tòng tâm. Với công nghệ của EU và tài nguyên của Nga ngố kết hợp được thì cứ gọi là…nhưng mà không có nếu ở đây.
@christian08 TQ vẫn còn lệ thuộc Nhật Bản nhiều lắm. Hiện giờ cảm biến máy ảnh toàn thế giới Nhật Hàn chia đôi. Nói vậy cho bạn biết.
@christian08 bọn hàn và bọn trung vì ko cạnh tranh theo kiểu chất lượng đc nên nó cạnh tranh vào giá bán. bọn hàn và trung nó hiểu đc tâm lý tiêu dùng của con người bây giờ đã thay đổi. con người giờ họ có chu kì đổi đồ điện tử ngắn hơn ngày trc. thế nên nó sẽ làm ra sp kém bền hơn nhưng bù lại giá thành rẻ hơn và chạy theo thị hiếu cấu hình. nên giờ trung và hàn nó đã vượt lên. còn để nói về chất lượng thì thực sự vẫn chưa qua nổi nhật
thậm chí trong ngành xe cộ, nhật nó vẫn là 1 cái gì đấy rất kinh khủng. vđ chỉ ở chỗ nhật họ vẫn cho là người dân giờ vẫn ưu tiên cho những đồ bền nên thay đổi mẫu ko kịp thôi.
Đồ điện trong nhà và đồ tiện tử mình vẫn hoàn toàn dùng đồ của nhật. từ toshiba, hitachi, panasonic.... dùng yên tâm cực kì.
@hieunokia đồ gia dụng nhật nó cắt giảm để hạ chi phí tè le kìa bác
cách đây 50 năm mà làm đc mấy cái này thì chất xám quá khủng khiếp. những thứ chất xám made in japan thì ko phải bàn cãi về chất lượng. nhìn cái xe chở đá là đủ hiểu rồi =))
@Phú1991 Đều học từ Đức Đại Ca thôi. Về máy móc kĩ nghệ máy ảnh lẫn Âm Thanh kĩ thuật số. Đức vẫn Nhỉnh hơn Nhật 1 bậc. Sony làm thương hiệu tốt hơn thôi. Đến giờ vẫn chưa có sản phẩm Audio Interface nào, tại sao có thể làm micro cao cấp cả chục nghìn đô mà lại không có năng lực sản xuất các thiết bị chuyển âm AC to DC?
@NgoHongMinh9981 telefunken với akg có sx interface hả a zai?
@NgoHongMinh9981 học đc từ Đức mà họ vươn lên số 1 số 2 thế giới mà ko gớm à. trong khi đó việt nam sao ko học đi. Tư duy khác nhau, nên xe đức thì tập trung phô diễn sức mạnh động cơ, thiết kế sáng tạo. Còn xe nhật thì tập trung vào sự bền bỉ, tối ưu giữa giá bán và công năng sử dụng. Mỗi ông đều có điểm mạnh. vđ là giờ tư duy tiêu dùng của con người thay đổi, và nếu áp tư duy sx của nhật vào bây giờ thì nó đang dần bị lạc thôi. nói gì thì nói với 1 nước đang phát triển như việt nam thì mua đồ nhật vẫn cứ là lựa chọn số 1.
@hieunokia VN học LX Tàu thì chịu thôi. 2 thằng đại ca 70 năm cnxh, lương thực còn không lo đủ cho dân nói gì phát triển khcn. Trò không thể giỏi hơn thầy, lựa sai thầy ngu hơn giòi thì phải chấp nhận con ốc vít sx chính xác 50 năm còn sx không nổi.

Trồng táo đẻ ra táo, trồng búa liềm thì đi làm Culi hihi.
Đồ Nhật thì có cái cốt lõi cực kỳ tốt rồi. Nhưng giá thành nó cao khi mà thế giới chuyển dịch liên tục. Đồ Hàn Trung nó không tốt bằng nhưng nó giá tốt, thiết kế đẹp, nhiều tính năng màu mè.
@Nguyennguyen0127 bạn nói đúng.
k biết JAV với PỎN nó dùng loại Micro hãng nào nhỉ ? âm thanh đôi khi nghe thật sống động
@nefertem Có mấy cái mic mà! Nhưng mic sony ko ra sữa
@nefertem Mic shotgun thôi, 1 là boom cầm riêng 2 là gắn luôn trên máy nếu quay POV gần nhân vật. Tiếng cũng ok nhưng tất nhiên ko so với hàng như trong bài được.
Quá đỉnh ạ!? 😃
Cười vui vẻ
Đúng là một huyền thoại về âm thanh mà.
Thích nhà máy dành cho người khuyết tật. Sony đúng là rất nhân văn
Mình chưa sở hữu món đồ công nghệ nào thêm của sony kể từ cái máy nghe băng cassette Sony và máy Sony walkman hàng nội địa.
Món sắp tới sẽ mua ủng hộ sony
cubisn
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài dài và rất công phu, phải đăng nhập để cảm ơn ban!
Ở Nhật hãng làm Micro đỉnh nhất là Technical Audio và sản phẩm bán chạy nhất thế giới hiện tại là AT2020.

Công nghệ Âm thanh Nhật nói chung và Sony nói riêng. Đều học từ Đức Đại Ca thôi. Về máy móc kĩ nghệ máy ảnh lẫn Âm Thanh kĩ thuật số. Đức vẫn Nhỉnh hơn Nhật 1 bậc. Sony làm thương hiệu tốt hơn thôi. Đến giờ vẫn chưa có sản phẩm Audio Interface nào, tại sao có thể làm micro cao cấp cả chục nghìn đô mà lại không có năng lực sản xuất các thiết bị chuyển âm AC to DC?

HIện giờ các thiết bị thu âm, và chuyển đổi âm thanh kĩ thuật số vẫn là của Tây Âu và Mỹ đỉnh nhất. Những sản phẩm microphone thu âm của các hãng Mĩ như MXL hoặc Neumann đã sản xuất tới mức độ dành riêng cho mỗi loại chất giọng và thể loại Vocal âm nhạc khác nhau. Chứ không All In One nữa như Sony.

@NgoHongMinh9981 toàn lùa gà hút máu bác nhỉ
@NgoHongMinh9981 rồi ok vn pro quá không có studio nào thèm con mic giá trên trời chỉ có mấy thg tây lông ngu mới mua con mic đấy về thu

ok audio interface xịn không làm nổi, thế mấy hãng làm adc, ai xịn top đỉnh cúa chóp như SSL, RND hay RME có làm microphones không ạ? cho xin cái ảnh 😃)

anh zai bảo "Microphone đỉnh nhất thế giới là của Audio Technica 5040 và 5047" mà tôi thấy studio nào ngon cũng toàn neumann u87 với akg c414 vậy 😃)
cái web a đưa ra cũng k thấy đăng con AT 4xxx 5xxx nào cả?
@haobcyqhdvb Chính xác lùa gà là chính. Sony giờ cái gì cũng ôm nhưng năng lực thì bảo thủ còn thua cả Yamaha mảng âm nhạc...nhạc cụ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019