Nỗi sợ điện thoại hết pin - căn bệnh tâm thần của thế giới hiện đại

MinhTriND
9/7/2018 10:9Phản hồi: 95
Nỗi sợ điện thoại hết pin - căn bệnh tâm thần của thế giới hiện đại
Bạn đang ở bên ngoài, mở điện thoại lên rồi nhận thấy máy chỉ còn 7% pin nhưng trớ trêu thay, bạn sựt nhớ là sáng nay mình ra khỏi nhà mà không mang theo đồ sạc cũng chả có pin dự phòng. Tim bắt đầu đập nhanh hơn khiến bạn cảm thấy hồi hộp và nếu trải quả tất cả những cảm giác này, bạn đang rơi vào cảm giác mà các chuyên gia gọi là “nỗi sợ hết pin”.

Nếu cảm thấy khó chịu, mồ hôi tay đổ đầm đìa khi không thể dùng điện thoại, bạn có thể đã mắc phải một dạng nghiêm trọng hơn của Nomophobia - hội chứng mà các nhà khoa học dùng để chỉ những người sợ hãi quá mức khi không được tiếp cận với điện thoại.

Kể từ năm 2014 đến nay, đã có khoảng 15 bài báo liên quan đến "nomophobia" được xuất bản, và cũng có hơn chục nghiên cứu tìm hiểu mối liên kết giữa “nomophobia” và smartphone được thực hiện kể từ năm 2016. Smartphone ngày nay dường như trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống và điều này thôi thúc các nhà tâm lý học, tâm thần học và các chuyên gia về truyền thông bắt tay vào cuộc để xem xét liệu tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

Tại Đại học Missouri (Mỹ), các nhà nghiên cứu cố tình cách ly những tình nguyện viên với smartphone của họ và theo dõi phản ứng. Ở Hàn Quốc, các bác sĩ tâm thần phát triển một thước đo nhằm đánh giá mức độ nghiện điện thoại thông minh của một người. Tại Đại học bang California, các chuyên gia tâm lý yêu cầu những người tham gia xem một đoạn phim còn điện thoại thì phải đặt lên một chiếc bàn sau lưng. Sau đó, nhóm nhà khoa học nhắn tin đến cho từng chiếc điện thoại rồi tiến hành đo nhịp tim của mỗi tình nguyện viên.

Kết luận cho thấy việc không được xem các thông báo từ điện thoại khiến cho họ có những biểu hiện của “FOMO – Fear Of Missing Out”- Hội chứng sợ bị bỏ rơi.


so_het_pin_tinhte_01.jpg
Sợ điện thoại hết pin là nỗi ám ảnh đối với nhiều người

Một ứng dụng mang tên Die With Me cho phép người dùng có thời lượng pin dưới 5% đăng nhập vào các phòng chat và trò chuyện với những người đồng cảnh ngộ. Đó là nơi mà nhà phát triển app tạo ra để họ có thể cùng nhau vượt qua tâm trạng chán nản khi điện thoại sắp hết pin. “Tốt nhất là nên im lặng để tiết kiệm pin”, Scotsman Jamie Dorman khuyên một người dùng khác trong phòng chat.

Các nghiên cứu về mối tương quan giữa smartphone và đời sống bắt nguồn từ một nghiên cứu công bố năm 2008 bởi dịch vụ bưu chính Anh. Thời điểm đó, tổ chức này đang kinh doanh thẻ điện thoại cho thuê bao trả trước và họ bất ngờ trình bày một nghiên cứu cho thấy có đến 13 triệu người Anh xem việc mất điện thoại hoặc hết pin như thứ gì đó rất kinh khủng đối với tâm trạng của họ. Họ dùng thuật ngữ “nomophobia” để diễn tả cho hiện tượng này và nó cũng đã được đưa vào từ điển Merriam-Webster từ năm 2016.

Sau đó vào năm 2010, một nhóm các chuyên gia y tế ở Brazil công bố nghiên cứu của họ sau thời gian theo dõi một bệnh nhân không thể rời xa chiếc điện thoại cầm tay của mình trong suốt mười mấy năm. Nội dung bài báo cho biết về tình trạng rối loạn và sợ hãi của người này khi quá phụ thuộc vào điện thoại. Sau cùng, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc cũng như các liệu pháp tâm lý và không còn các triệu chứng đã nêu bên trên trong suốt 4 năm.

so_het_pin_tinhte_02.jpg

Năm 2014, các nhà khoa học về y tế cộng đồng tại Ý bắt đầu phân tích và so sánh những triệu chứng của “nomophobia” với các hội chứng khác như musophobia (chứng sợ chuột) và brontophobia (sợ sấm sét). Sau khi có kết quả, họ quyết định thực hiện một cuộc vận động hành lang để “nomophobia” chính thức có mặt trong Hệ thống Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM).

Trong DSM, nội dung về các chứng rối loạn lo âu dường như đã không được cập nhật trong nhiều năm qua, theo Michelle Craske, người đứng đầu bộ phận này. Theo quan điểm của bà, việc phân loại “nomophobia” thành một dạng bệnh riêng biệt là điều không cần thiết. Trái lại, Nancy Cheever - chuyên gia tâm lý đến từ Đại học bang California cho rằng cần đưa “nomophobia” vào danh sách nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của vấn đề. Các nhà khoa học cho biết ngày càng có nhiều trường hợp mắc các chứng ám ảnh có liên quan đến điện thoại thông minh và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường.

Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp đầy hứa hẹn trong việc điều trị hội chứng “nomophobia” chính là kết hợp điều trị về nhận thức lẫn can thiệp bằng dược liệu. Các chuyên gia cho rằng người bệnh nên tập thói quen giao tiếp với bạn bè hay các mối quan hệ một cách trực tiếp thay vì dùng điện thoại và hít thở sâu, thư giãn ngauy khi cảm thấy khó chịu quá mức chỉ vì bỏ quên sạc điện thoại ở nhà. Ở những trường hợp nặng, bác sĩ thậm chí cần phải dùng đến thuốc chống trầm cảm.

Quảng cáo


Nguồn: WSJ
95 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sời ơi. Ở VN chạy vài mét đã có cửa hàng điện thoại. Ra họ sạc nhờ vài phút. Không thì mua hẳn cái dây với củ sạc. Đây đã mua đến 7 cái củ và chục cái dây micro với lighting vì đi công tác quên đem sạc.
@hackieuhoang Chết rồi. Vậy là bác bị chứng đãng trí đó. Bệnh này khó trị lắm luôn.
@chetdichoroi Có lẽ vậy. Tháng trước mần vợ xong lăn ra ngủ, sáng dậy chả biết mần chưa lại mần tiếp!!!
@Thạch Xuyên Ngờ... u. Đãng trí làm gì có thuốc mà uống.
@hackieuhoang Chưa hết. Sở hữu đến 4 cái điện thoại mà có hôm đi làm không cầm theo một cái nào. Hix. Chiều về một đống cuộc gọi nhỡ!!!
"Tim bắt đầu đập nhanh ...mồ hôi tay đổ đầm đìa" <- miêu tả ghê vl, làm mình tưởng là bị ỉa chảy chứ
@ThietKeWebChuyen-Com Em quì với bác. Cơ mà đúng
tminhdn
TÍCH CỰC
6 năm
Đến thằng viết bài này cũng sợ thế thôi :v đừng tỏ ra nguy hiểm.
cyan.1618
TÍCH CỰC
6 năm
Nỗi sợ lớn nhất là đi vào nhà vệ sinh, tụt quần xuống rồi mới biết là quên cầm điện thoại theo.
Lưu Di Dân
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cyan.1618 Còn cách đây mười mấy năm là vô nhà vệ sinh éo có tờ báo, quyển sách hay là cuốn manga cầm theo.
cyan.1618
TÍCH CỰC
6 năm
@Lưu Di Dân Có chai hoặc gói dầu gội dầu xã lôi ra đọc thành phần, hướng dẫn sử dụng...
@cyan.1618 y hệt ha ha
@cyan.1618 Chuẩn bác
@cyan.1618 Chuẩn vãi 😁
Có thằng bạn đang xài s8, bị bệnh "sợ hết pin". Lúc nào độ sáng màn hình và âm thanh cũng = 0% hết. Ai mà mượn máy nó nghịch rồi trả lại chắc chắn nó sẽ chỉnh 2 cái trên về 0. Lý do là hồi còn nghèo, xài con galaxy y nát hơn cả nát, sạc 100% rút điện ra đã xuống còn 99 rồi 😁
@SuzukiAxeloHPcity Giờ giới trẻ thật không biết trên dưới, ai cũng có thể gọi trẻ trâu, đầu 7x có khi ngang tuổi bố nó vẫn bọn nó gọi trẻ trâu như thường
@SuzukiAxeloHPcity Có thể bạn chưa cầm S8, nhưng cũng đừng chém quá, S8 mà hạ xuống 0% phải đếm tối tắt hết đèn mới thấy được.
Đúng là "Seeder", ngờ u và anti cũng phải vừa vừa chứ
Thien Quoc
TÍCH CỰC
6 năm
@SuzukiAxeloHPcity Mình bị ám ảnh smartwatch nè. Hồi dùng LG, sau qua Sony, giỏi lắm 2 ngày là kịch, phải sạc nếu không có xác suất cao nhỡ cuộc gọi, tin nhắn hay email. Đến hồi xài qua thằng Amazfi Bip cả tuần chưa sạc cứ bồn chồn sao á, lúc nào cũng nhìn báo pin xem sụt chưa.
Sau khi apple giảm hiệu năng do chai pin. Thêm 1 bệnh nữa “sợ chai pin” mục hỏi đáp gần đây nhiều vô số 😁:D
kaichuan
TÍCH CỰC
6 năm
“FOMO – Fear Of Missing Out” dịch là Hội chứng sợ bị bỏ rơi - WTF? Google Translate?
@kaichuan Dịch thế nào mới chuẩn bạn? Mình cũng hơi thắc mắc
@bamboovn1 Theo mình thì là bỏ lỡ
kaichuan
TÍCH CỰC
6 năm
@trung76 Hội chứng sợ bỏ lỡ (hoặc hội chứng sợ bỏ sót), không có chữ "bị". Là hội chứng sợ mình sẽ bỏ qua một điều gì đó thú vị khi không có mặt trực tiếp ở đó. Còn mod dịch sợ bị bỏ rơi chắc là dịch từ missing (thất lạc) trong khi missing out là một cụm từ có nghĩa khác với missing.
@kaichuan Cảm ơn bạn, mình cũng tra từ điển để tìm từ gần nghĩa nhất. Các mod thì tiếng Việt còn viết sai chính tả suốt nên dịch chỉ thế thôi, đúng là đọc nhiều lúc bỏ qua vì tối nghĩa
Saigonam
TÍCH CỰC
6 năm
Bệnh sẵn rồi đổ thừa đt với pin.
taosung
TÍCH CỰC
6 năm
Sợ hết pin, sợ chai pin, sợ xước màn hình
Từ hồi smartphone ra đời mới có mấy căn bệnh quái ác như này
kazihaha
TÍCH CỰC
6 năm
Sợ người nhà gọi thôi :v
Cách chữa bệnh cho những ng sợ hết pin đó là tắt hiển thị thông báo % pin đi.
ldhieu8th
TÍCH CỰC
6 năm
Mình luôn kèm cái đt và tablet nên xài luân phiên ko sợ hết pin
THONG_PQ
TÍCH CỰC
6 năm
No-mobile-phone-bia không đáng sợ bằng nomoneyia đâu
Vớ vẩn . Điện thoại 110i xài cả tuần . Lo hết cái con khỉ nhá .
ZeusFate
TÍCH CỰC
6 năm
Đã 3 năm chưa bao giờ sợ hết pin vì luôn có dock sạc pin phụ. Có đi xe máy đâu xa thì trong cốp cũng có bộ chuyển giống trên oto vứt trong cốp không bao giờ lo. Bác nào phòng xa hơn nữa thì mua thêm bộ sạc năng lượng mặt trời 😁
Làm thêm miếng thu ánh sáng như Casio í.
Đã tắt % Pin và sạc bất cứ lúc nào tiện. Chả sợ.
1275D447-CD51-4504-A443-DA3820F2C493.png
@iAndroids %pin chả giúp ích đc gì mà còn làm tốn pin hơn, cứ để khi nào đt báo dưới 15% rồi sạc thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019