Hơn một năm sau khi dòng điện thoại E-serie của Nokia ra đời, E61i đã nối tiếp thành công của người anh cả E61 với một thân hình mảnh mai hơn và được trang bị thêm một camera 2 "chấm".
Nokia E61i về cơ bản không khác gì phiên bản trước.
Ảnh: Belgiquemobile.
Nhìn từ bên ngoài có thể dễ dàng phân biệt thiết kế của E61i với E61. Mặt trước của E61i có thêm hai nút, một dành để duyệt danh bạ nhanh và một để người dùng tự cài các chức năng tắt. Dưới nút Power là tên của sản phẩm. Nắp đậy pin của máy cũng được làm bằng thép thay vì bằng nhôm như của phiên bản trước.
Các phím chức năng của E61i được bố trí rất sát với hàng phím số, do vậy, đôi khi bạn sẽ bấm nhầm một cách vô thức. Cần joytick của E61 không còn, thay vào đó là phím bấm 4 hướng hình chữ nhật với nút Enter ở giữa. Bàn phím Qwerty có kích thước lớn giống như E61 tuy nhiên các phím lại bằng cao su nên khi bấm sẽ có tiếng kọt kẹt không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là lỗi nhỏ và việc nhập văn bản hay soạn tin nhắn trên E61i vẫn rất tốt với bàn phím này.
Nokia E61i về cơ bản không khác gì phiên bản trước.
Ảnh: Belgiquemobile.
Nhìn từ bên ngoài có thể dễ dàng phân biệt thiết kế của E61i với E61. Mặt trước của E61i có thêm hai nút, một dành để duyệt danh bạ nhanh và một để người dùng tự cài các chức năng tắt. Dưới nút Power là tên của sản phẩm. Nắp đậy pin của máy cũng được làm bằng thép thay vì bằng nhôm như của phiên bản trước.
Các phím chức năng của E61i được bố trí rất sát với hàng phím số, do vậy, đôi khi bạn sẽ bấm nhầm một cách vô thức. Cần joytick của E61 không còn, thay vào đó là phím bấm 4 hướng hình chữ nhật với nút Enter ở giữa. Bàn phím Qwerty có kích thước lớn giống như E61 tuy nhiên các phím lại bằng cao su nên khi bấm sẽ có tiếng kọt kẹt không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là lỗi nhỏ và việc nhập văn bản hay soạn tin nhắn trên E61i vẫn rất tốt với bàn phím này.
E61i giữ lại gần như hầu hết các tính năng của phiên bản trước đó và bổ sung thêm một vài điểm nữa cho hoàn thiện. Đầu tiên là camera 2 Megapixel, rồi đến thẻ nhớ micro SD nhỏ hơn của E61. Một điểm cần nhưng chưa đổi ở chiếc máy này là để tháo thẻ nhớ, bạn vẫn phải mở nắp đậy pin sau máy ra. Mặc dù camera đã được nâng lên mức 2 "chấm", nhưng nó lại gây thất vọng ít nhiều khi chưa đi kèm đèn flash. Ngoài ra, chất lượng ảnh chỉ đạt mức trung bình.
Nokia E61i (trái) và E60 (phải) với các phím định hướng khác nhau một chút. Ảnh: Cnet.
Giống như E61, E61i có rất nhiều các tùy chọn kết nối, ngoài việc là một điện thoại 4 băng tần (850/900/1800/1900 MHz), điện thoại còn hỗ trợ mạng 3G (UMTS 2100 MHz) và Wi-Fi với tốc độ 802.11b/g. Thêm vào đó dĩ nhiên là Bluetooth, hồng ngoại, USB. Đáng tiếc, sản phẩm này không có chức năng kết nối dữ liệu HSDPA - loại giao thức đang phổ biến trên cả điện thoại và PDA.
Một trong những chức năng mới đáng chú ý nhất của E61i là WidSets chương trình giúp bạn download thông tin trên Internet về điện thoại một cách nhanh chóng. Điểm mạnh của WidSets là nó rất dễ dùng với giao diện đơn giản. Một chương trình khác cũng không kém phần thú vị là Message Reader. Nó hỗ trợ các tin nhắn văn bản, hiện tại ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh và trong tương lai có thể hỗ trợ thêm các ngôn ngữ khác. Là một sản phẩm dành riêng cho doanh nhân nên E61i không thể không có những chương trình hỗ trợ làm việc với văn bản như QuickOffice - dùng cho việc đọc và soạn các tài liệu Word, Excel và PowerPoint - BlackBerry Connect và Mail - for - Exchange.
Nokia E61i dùng loại pin Li-Ion (BP-4L), 1500 mAh nhỏ hơn của E61, tuy nhiên, thời lượng thoại không khác nhau là mấy. Sản phẩm này đã có mặt tại Việt Nam với giá tham khảo 7.750.000 đồng.
Nguồn.