NTSB cảnh báo hành vi vừa sử dụng thiết bị điện tử cá nhân vừa lái máy bay

bk9sw
9/4/2013 16:57Phản hồi: 18
NTSB cảnh báo hành vi vừa sử dụng thiết bị điện tử cá nhân vừa lái máy bay
Life_Net.jpg
Một chiếc máy bay Life Net của AIRM

Mối nguy hiểm từ việc vừa nhắn tin vừa lái xe đã được ghi nhận trong rất nhiều hồ sơ về các vụ tai nạn giao thông và luật pháp tại nhiều nơi trên thế giới cũng đã quy định các mức phạt cho hành động này. Tuy nhiên, nguy hiểm không chỉ đến với người lái xe hơi hay xe máy mà còn cả … máy bay trực thăng. Mới đây, Cơ quan an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ (NTSB) đã tìm ra một bằng chứng cho thấy phi công lái máy bay trực thăng cứu thương đã dùng điện thoại nhắn tin trước khi gây nên vụ tai nạn làm chết chính anh ta và 3 hành khách vào năm 2011. Đây là lần đầu tiên hành vi nhắn tin được chứng minh là 1 phần nguyên nhân gây tai nạn máy bay chết người.

Qua điều tra, NTSB khẳng định sự chi phối từ hành động nhắn tin đã khiến viên phi công cất cánh với không đủ nhiên liệu trên máy bay. Mặc dù hành động nhắn tin góp phần là nguyên nhân thay vì trực tiếp gây nên vụ tai nạn, hôm nay NTSB đã phát đi cảnh báo đến các phi công về nguy cơ bị xao lãng khi sử dụng các thiết bị không dây trong chuyến bay.

Chủ tịch NTSB - Debbie Hersman cho biết: "Chúng tôi tiếp tục điều tra mở rộng trên nhiều loại hình vận tải khác. Liệu đã có bao nhiêu người mất mạng trước khi chúng tôi đưa ra ý kiến về điều này (hành vi nhắn tin khi điều khiển phương tiện)?"

Theo điều tra viên Bill Bramble tại NTSB, có ít nhất 240 tin nhắn được gởi và nhận bởi viên phi công máy bay trực thăng nói trên trong ngày xảy ra tai nạn. 20 trong số đó được anh này nhắn với một người đồng nghiệp trước và trong khi tai nạn. Chiếc máy bay cứu thương thương mại của Air Methods Corp (AIRM) đã rơi xuống đất khi hết nhiên liệu và ngay lập tức công ty đã ban hành lệnh cấm các phi công sử dụng thiết bị điện tử trong chuyến bay.

Theo David Strayer - một giáo sư tâm lý học tại đại học Utah, thành phố Salt Lake: "Vụ việc trên là một ví dụ rất cơ bản của sự phân tâm theo một cách thức làm ảnh hưởng đến sự an toàn." Ông cũng là người thực hiện nghiên cứu về sự mất tập trung gây ra bởi các thiết bị điện tử cá nhân và khi đề cập đến vấn đề an toàn, ông cho biết thường hỏi mọi người rằng họ sẽ nghĩ sao khi một viên phi công máy bay liên tục gọi điện đặt bàn cho bữa tối trong khi đang chuẩn bị hạ cánh xuống một sân bay?

Mike Allen, chủ tịch dịch vụ y tế đường không nội địa của AIRM cho biết công ty đã cải tiến các yêu cầu an toàn kể từ khi vụ tai nạn xảy ra bao gồm cả chính sách không khoan nhượng đối với hành vi sử dụng điện thoại trên chuyến bay.

AIRM là công ty có trụ sở chính tại Englewood, bang Colorado và điều hành hơn 300 bãi đáp máy bay y tế trên 48 bang của Mỹ. Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 26 tháng 8 năm 2011 tại Mosby, bang Missouri, làm chết Terry Tacoronte - một bệnh nhân lúc đó đang được chuyển viện. Phi công James Freudenbert, y tá Randy Bever và Chris Frakes cũng tử nạn.

Freudenbert đã nhận 4 tin nhắn, 3 trong số đó từ một người bạn làm cùng công ty và gởi đi 3 tin nhắn khác trong khi bay với nội dung xung quanh kế hoạch ăn tối cùng đồng nghiệp, theo báo cáo của NTSB. Ngoài ra, Cơ quan an toàn vận tải quốc gia cũng tìm thấy 13 tin nhắn còn lưu lại trong điện thoại của viên phi công trước chuyến bay cuối cùng 71 phút, trong đó bao gồm 2 tin nhắn anh ta nhận trong chuyến bay kế trước.

Chiếc máy bay trực thăng Eurocopter AS350 được trang bị một đèn cảnh báo giúp phi công biết được khi nào nhiên liệu đang ở mức thấp. Tuy nhiên, Freudenbert đã không thông báo về bộ phận điều vận rằng anh ta đang gặp phải trường hợp khẩn cấp. Thêm vào đó, ngay từ đầu bản báo cáo của NTSB không cho biết lý do tại sao chiếc máy bay lại đâm xuống đất bởi lẽ khi đã hết nhiên liệu, một chiếc trực thăng vẫn có thể hạ cánh an toàn.

Trong khi theo luật của Cục hàng không liên bang FAA, hành vi trò chuyện riêng và sử dụng thiết bị điện tử cá nhân bị cấm trong các giai đoạn quan trọng của một chuyến bay thương mại nhưng luật vẫn cho phép phi công sử dụng khi máy bay đã ổn định độ cao.

John Lee - giáo sư kĩ thuật tại đại học Wisconsin nói: Vụ rơi máy bay nói trên rất khác so với những vụ tai nạn thường thấy do người điều khiển phương tiện mất tập trung, rời mắt khỏi con đường phía trước và gây tai nạn.'' Thay vào đó, nó lại tương tự như việc một nhân viên văn phòng vừa nhận một cuộc gọi rồi quên bén phải gởi e-mail. Sự xao lãng từ hoạt động đa tác vụ cùng lúc liên quan đến những sai sót về mặt y học, ông nói.

Việc sử dụng các thiết bị điện tử trong buồng lái xuất hiện khá thường xuyên trong các trường hợp được NTSB điều tra. Vào ngày 12 tháng 2 năm 2009, cơ phụ của một chiếc máy bay thuộc hàng Colgan Air đã rơi gần Buffalo làm 50 người thiệt mạng. NTSB đã phát hiện ra rằng cô này đã nhắn tin cho chồng trong khi chiếc máy bay vẫn còn trên mặt đất trước khi cất cánh. Kể từ năm 2011, đã có 13 vụ tai nạn máy bay cứu thương tại Mỹ, làm chết 12 người và 3 trong số đó là các máy bay của AIRM.

Quảng cáo



18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chừng nào rớt thì biết việc j phải lo cho khổ :p
Đang lái máy bay nhận dc tin ngằn vợ anh đã ngoại tình thì...

Gửi từ cục đất galaxy y
Nguy hiểm
Cái này quá nguy hiểm. Ở nước mình đầy bác ra đi vì dùng điện thoại trong lúc lái xe.
Làm quả cảnh sát chặn giữa đường như mấy anh giao thông VN ấy. Sợ ngay.
P/s: rất nhiều người đi xe máy bị tai nạn vì vừa đi vừa nt.
tdl90
TÍCH CỰC
12 năm
Phi công máy bay sắt thì chắc ở đây ko có ai đâu, ace nào mà lái máy bay bà già thì chú ý mục này
phải cố gắng mua 1 cái chơi mới đc
bernerasu
TÍCH CỰC
12 năm
đúng là hết nhiên liệu vẫn đáp được, nhưng mà có biết hết đâu....
quana75
TÍCH CỰC
12 năm
Có hệ thống cảnh báo mà vẫn không biết... Người ta ko nói rõ nguyên nhân rơi máy bay, nt cũng chỉ góp một phần nào đó thôi, có thể ko phải nguyên nhân chính

Sent from my GT-S5360 using Tinhte.vn
"Bình phi" cài autopilot ngồi binh sập xám khoẻ re,ngoại trừ bay qua những nơi như ở Vũng Rô(Phú yên) mới đáng ngại,có gì hỏi kiểm soát không lưu là biết ngay thời tiết,hướng gió,tốc độ gió...địa điểm sẽ bay qua.Tha hồ chat chit hay gọi tán gẫu.
Bó tay, đi xe máy nhắn tin thì đã thấy ghét roài, đi máy bay mà nhắn tin nữa thì không còn thuốc chữa
arcwin
CAO CẤP
12 năm
Đi xe gắn máy còn nt bằng đt cảm ứng mới máu chứ, vn bom còn cưa sợ đếch gì bay.
Bình thường khi đi máy bay hành khách đều đc yêu cầu tắt đt hoặc bật chế độ airplane, vậy mà phi công vẫn đc sử dụng đt. Có phải đây là lẽ hở của luật pháp?

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn
tuanbode
TÍCH CỰC
12 năm
Bay thương mại thì khi ổn định độ cao rồi thì vào buồng lái hút thuốc, uống 1 ly rượu hay tán phét với cơ trưởng là bình thường nếu bạn được ông ấy mời.
Trước mình cũng hay có thói quen xấu này,giờ thì bỏ dần được rồi 😃
dùng điện thoại khi đang ị mới gọi là khó ị
cai nay thi nen de phi cong tu giac thui chu moi nguoi len tieng lam j chu
lại nhớ tuần trc giờ này,bị thằng dở hơi vừa đi vừa nt nó tông vào chân,tý thì què

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019