Nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết khác nhau thế nào?

Lê Nhật Long
6/7/2020 6:55Phản hồi: 1
Nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết khác nhau thế nào?
Mọi người chắc hẳn đã nghe và sử dụng thành thạo 3 cụm từ nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết để gọi trước tên của các nhãn hàng nước uống quen thuộc, ví dụ như nước khoáng Lavie, nước suối Aquafina, nước tinh khiết Satori,... và thậm chí là có người sẽ gọi chung "nước suối" cho tất cả các nhãn hàng mà họ biết. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi các loại nước trên khác nhau thế nào? Các nhãn hàng nước phân chia ra cách gọi để làm gì? và liệu nếu khác nhau thì chúng sẽ có tác dụng như thế nào khi vào cơ thể của bạn?

Hôm nay, mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về điểm giống nhau và khác nhau của những loại nước trên.

Đầu tiên mình cần làm rõ đó là "nước suối" không phải là một loại nước. Mà đơn giản chỉ là cách gọi chung cho cả 2 loại nước khoáng và nước tinh khiết.
https://aqualife.vn/wp-content/uploads/rat-nhieu-cac-loại-nuoc-dong-chai.jpg
Cả 2 loại nước này đều có cùng những điểm chung là tiệt trùng, đáp ứng đủ các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể uống tươi mà không cần đun sôi như nước mưa, nước máy,... Cả 3 đều có giá trị sử dụng cơ bản như nhau đó là bổ sung nước cho cơ thể con người. Điểm khác biệt rõ nhất chính là thành phần và các kỹ thuật xử lý nước, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị sử dụng phù hợp trên mỗi thể trạng cơ thể của từng cá nhân là khác nhau.

Về sự khác biệt, nước khoáng đơn giản là nước có chứa... khoáng, còn nước tinh khiết là nước không chứa khoáng. Sự khác biệt của 2 loại nước này đến chủ yếu từ thành phần, nguồn gốc sản xuất và cách xử lý chúng.


Nguồn gốc và thành phần của nước khoáng và nước tinh khiết
https://www.conlatatca.vn/wp-content/uploads/2019/12/sau-sinh-nen-uong-nuoc-gi-de-suc-khoe-doi-dao-sua-ve-uot-ao.jpg

Nước tinh khiết có đa dạng nguồn gốc. Có thể từ nước sông, nước giếng, nước hồ hay thậm chí là cả nước sinh hoạt cũng được. Chủ yếu là chúng sẽ được trải qua một quy trình tiệt trùng và sử dụng cơ chế màng lọc RO để hình thành ra nước tinh khiết.

Nguồn gốc của nước khoáng đến từ các dòng nước tự nhiên chảy qua các tầng địa chất, khí tự nhiên và hợp chất khoáng. Các loại khoáng có thể được tạo ra bởi con người bằng công nghệ lọc RO hiện đại hoặc khoáng chất tự nhiên trong nước từ lọc Nano, UF… và sau đó được bổ sung vào nước khoáng.

Đến đây, các bạn có thể thấy sự khác biệt từ nguồn gốc, cách xử lý của nước khoáng và nước tinh khiết sẽ ảnh hưởng đến các thành phần có trong nước của chúng. Cụ thể, trong nước tinh khiết không có bất kì loại thành phần nào khác ngoài nước, nên còn được gọi là nước trơ, nước chết. Còn trong nước khoáng có chứa khoáng, nhiều vi chất thiết yếu cho cơ thể như Natri, Kali, Canxi và Magie.

Công dụng của nước khoáng và nước tinh khiết
https://sudospaces.com/karofi-com/2019/11/may-loc-nuoc-10-1.jpg

Về công dụng, có thể thấy nước tinh khiết chỉ đơn thuần có thể giúp bạn bổ sung nước thêm mà thôi, ngoài ra không có thêm bất kì tác dụng nào khác…. việc này sẽ tốt nếu bạn sử dụng nước tinh khiết để uống thuốc tây vì sẽ không ảnh hưởng đến các thành phần có trong thuốc.

Trong nước khoáng có chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên thì nhiều người không uống được nước khoáng vì có mùi đặc trưng. Bên cạnh đó, nếu bạn có vấn đề về huyết áp, thần kinh hay suy thận,... thì nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng loại nước khoáng có tính kiềm cao. Một loại nước khoáng dễ uống, không có mùi nồng và vẫn bổ sung được 7 loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mà các bạn có thể tham khảo thử đó là nước khoáng Vĩnh Hảo.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019