Nuôi cấy thành công mô dây thanh quản trong phòng thí nghiệm, có thể giúp phục hồi giọng nói

MinhTriND
23/11/2015 9:56Phản hồi: 18
Nuôi cấy thành công mô dây thanh quản trong phòng thí nghiệm, có thể giúp phục hồi giọng nói
Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) đã nuôi cấy sinh học thành công mô của dây thanh âm, với khả năng rung và tạo ra âm thanh tương tự như mô tự nhiên. Kết quả đáng mừng này đang được cộng đồng khoa học thế giới ca ngợi như một bước đột phá trong việc hồi phục giọng nói. Cụ thể, các mô được tạo ra trong phòng thí nghiệm này một ngày nào đó có thể được dùng để khôi phục lại tiếng nói của bệnh nhân bị tổn thương dây thanh quản, hoặc những người mất giọng nói của họ sau phẫu thuật ung thư hay do thương tích.

"Tôi đã rất ngạc nhiên, thậm chí bị sốc khi thấy mô hoạt động", tiến sĩ Nathan Welham - nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và tiếng nói tại trường đại học và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. "Bạn luôn tham gia vào nghiên cứu vì bạn hy vọng vào những gì tốt đẹp nhất, nhưng tôi chắc rằng các chức năng của nó sẽ không thể sánh được so với tự nhiên".

Quá trình nuôi cấy


Để tạo ra dây thanh âm nhân tạo, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập tế bào tạo nên mô dây thanh quản của con người, sau đó làm sạch và nuôi cấy trước khi xếp chúng vào một cấu trúc ‘giàn giáo’ 3D. Hơn hai tuần, các tế bào tiếp tục phát triển trên cấu trúc đó. Chúng dần dần mang hình dạng dây thanh âm, với độ nhớt và độ đàn hồi tương tự như của con người.

Nhằm thử nghiệm mô dây thanh âm tạo ra trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cấy nó vào thanh quản của một chú chó đã chết. Khi được cấy vào thanh quản, nó được gắn liền với một khí quản nhân tạo, lúc bấy giờ, luồng khí ấm áp đã được thổi qua, trong một nỗ lực nhằm tái tạo giọng nói. Các nhà nghiên cứu phát hiện các mô nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cũng rung và tạo ra âm thanh tương tự như mô tự nhiên trong cơ thể sống. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã cấy mô nhân tạo vào những con chuột đột biến với hệ thống miễn dịch tương tự con người. Kết quả: hệ thống miễn dịch chấp nhận mô được nuôi cấy nhân tạo.

Những tín hiệu khả quan

dây-thanh-âm_tinhte_02.gif
Dây thanh âm bao gồm 2 nếp cơ đàn hồi có thể rung động nhằm phản ứng với luồng không khí thổi lên từ phổi để tạo ra âm thanh. Ảnh: ibtimes.

"Đây là bằng chứng cho thấy các mô nuôi cấy hoạt động tương tự như mô thật", tiến sĩ Sundaram Gunasekaran - chuyên gia vật liệu và kỹ sư sinh học tại trường đại học nói trên và là đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng cấy mô được nuôi cấy sinh học cho những bệnh nhân gặp các vấn đề trong việc nói do tổn thương hoặc mất mô dây thanh quản có thể khôi phục lại khả năng giao tiếp của họ.

Việc sử dụng mô dây thanh âm nhân tạo hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến giọng nói bình thường của người được cấy ghép, chẳng hạn như sắc thái và cao độ. Có rất nhiều yếu tố phải kể đến như: miệng, cổ họng và thậm chí cả bộ não có tác động đến việc phát âm, Welham cho biết. Tuy nhiên, mô nuôi trong phòng thí nghiệm cho phép bệnh nhân kiểm soát tốt giọng nói của họ.

Việc cần làm ở tương lai

dây-thanh-âm_tinhte_01.jpg
Tiến sĩ Nathan Welhamis và các cộng sự của ông còn có nhiều việc phải làm trong tương lai. Ảnh: dailymail.

"Đây chỉ là bước đầu tiên", tiến sĩ Welham nói. "Nó không thực sự được dùng cho các bệnh nhân ngay ngày mai. Cách tiếp cận này đã đưa ra nhiều hứa hẹn trong tương lai". Bước tiếp theo của nghiên cứu là phải làm sao để đưa dây thanh âm nhân tạo vào cơ thể động vật sống, từ đó tạo bước đệm để thực hiện điều tương tự trên người trong các thử nghiệm lâm sàng.

Quảng cáo


Tiến sĩ Robert Sataloff - trưởng khoa tai-mũi-họng tại trường Y thuộc đại học Drexel University ở Philadelphia, người không tham gia vào nghiên cứu, cho rằng bước kế tiếp nói thì dễ nhưng làm thì không dễ. "Vẫn còn một chặng đường dài để đi, trước khi chúng ta có thể thay mới niêm mạc dây thanh âm của một ai đó để nó hoạt động một cách bình thường", Sataloff nói. Bên cạnh đó, ông cũng không giấu được sự kỳ vọng của mình khi nói kết quả nghiên cứu là một "khởi đầu đáng ngưỡng mộ".

Theo: Huffingtonpost
18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Em muốn thay vài bộ phận khác được không
haidth
ĐẠI BÀNG
8 năm
có khi nào đi đâu cũng nghe giọng mít tờ đờm không ta
peterpan80
TÍCH CỰC
8 năm
@haidth ĐỜM nhìu, nói khó nghe lắm..😁:D:D..
Liệu sau khi cấy xong, họ có tìm ra cách chỉnh để có giọng gần gần giống ca sĩ hem ta :p.
Em sẽ phẫu thuật thay thanh quản, cộng vs độ đẹp trai sẵn có,
Em sẽ thành ca sỉ nổi cmn tiếng
kilitink
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mơ ước trở thành ca sỉ sắp thành hiện thực
😁:D:D
palmpixi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
🆒....................
tin vui cho mấy em "cú có gai"😁
rồi dần dần ai cũng thành diva hết 😁
tương lai sẽ có nhiều ca sĩ và sẽ có nhiều người phải thất nghiệp😁
Tôi muốn thành đan trường
tức là nếu 1 người mất trí nhớ sẽ có giọng khác à
phải công nhận mấy ông này giỏi nhỉ, lọ mọ trong phòng thí nghiệm mà ra toàn những phát minh vs sáng chế tuyệt cú mèo, đầu toàn sạn 😁
tuhai944
TÍCH CỰC
8 năm
Và họ sẽ hồi sinh đc MJ 😃
vannh0
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình sẽ thay dây thanh quản để thành tenor 😁
Sắp tới ngoài chuyển giới ra chắc có thêm chuyển giọng nữa 😁
Èo, mai mốt phải thay để có giọng như mấy ca sỹ nổi tiếng.
shuchanglove
ĐẠI BÀNG
8 năm
mình muốn thành bằng kiều thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019