Theo báo cáo mới cho thấy ô nhiễm không khí đang là nguyên nhân cướp đi mạng sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới. Đồng thời, đây cũng là mối đe doạ lớn đối với tuổi thọ hơn cả thói quen hút thuốc, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hay chiến tranh. Từ báo cáo Chỉ số Chất lượng Không khí (AQLI) được công bố hàng năm bởi Viện Chính sách Năng lượng cho thấy, ở những quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình người dân tại những nơi đó mất 2,2 năm cuộc đời.
Trong khi đó, Ấn Độ có mức ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn cầu và người dân của quốc gia này có thể đã bị suy giảm tuổi thọ nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Ước tính người dân Ấn Độ bị tổn thọ khoảng 5,9 năm cuộc đời. Còn ở khu vực miền Bắc Ấn Độ, 480 triệu người đang phải sống và hít thở không khí ô nhiễm ở mức cao gấp 10 lần những nơi khác trên Trái Đất. Thậm chí ở một số vùng tại khu vực này bao gồm thành phố như Delhi và Kolkata, người dân có thể bị tổn thọ đến 9 năm cuộc đời nếu như mức độ ô nhiễm ghi nhận vào năm 2019 vẫn không được cải thiện.
Mặt khác, 5 quốc gia có số năm tổn thọ trung bình cao nhất đều nằm ở Châu Á. Theo đó, xếp sau Ấn Độ là Bangladesh, nơi người dân trung bỉnh tổn thọ khoảng 5,4 năm, tiếp đến là Nepal với con số 5 năm, Pakistan (3,9 năm) và Singapore là 3,8 năm.
Trong khi đó, Ấn Độ có mức ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn cầu và người dân của quốc gia này có thể đã bị suy giảm tuổi thọ nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Ước tính người dân Ấn Độ bị tổn thọ khoảng 5,9 năm cuộc đời. Còn ở khu vực miền Bắc Ấn Độ, 480 triệu người đang phải sống và hít thở không khí ô nhiễm ở mức cao gấp 10 lần những nơi khác trên Trái Đất. Thậm chí ở một số vùng tại khu vực này bao gồm thành phố như Delhi và Kolkata, người dân có thể bị tổn thọ đến 9 năm cuộc đời nếu như mức độ ô nhiễm ghi nhận vào năm 2019 vẫn không được cải thiện.
Mặt khác, 5 quốc gia có số năm tổn thọ trung bình cao nhất đều nằm ở Châu Á. Theo đó, xếp sau Ấn Độ là Bangladesh, nơi người dân trung bỉnh tổn thọ khoảng 5,4 năm, tiếp đến là Nepal với con số 5 năm, Pakistan (3,9 năm) và Singapore là 3,8 năm.
Nhóm nhà nghiên cứu thực hiện báo cáo cũng cho biết rằng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí chủ yếu xuất hiện do việc sử dụng và sản xuất nhiên liệu hoá thạch. Quá trình này đang gây ra “một vấn đề toàn cầu và đòi hỏi các chính sách mạnh mẽ hơn ở mọi mặt".
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không khí trên thế giới đã trong lành hơn và tình hình đã được cải thiện khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Chính nhờ vào việc dừng hoạt động các dịch vụ phương tiện giao thông đường bộ, hàng không, tàu thuỷ mà chất lượng không khí đã được cải thiện rõ rệt. Thế nhưng đồng thời, một số khu vực trên thế giới lại có mức ô nhiễm không khí cao dạo gần đây do cháy rừng, thiên tai. “Những sự kiện tự nhiên đáng chú ý này càng giúp chúng ta thấy rõ ô nhiễm không khí không chỉ là thách thức toàn cầu mà còn đan xen với biến đổi khí hậu. Mà nguyên nhân dẫn đến 2 điều này đều do phát thải nhiên liệu hoá thạch từ các nhà máy điện, xe cộ và các ngành công nghiệp khác.”
Do đó, các nhà nghiên cứu cũng muốn thông qua kết quả cuộc báo cáo này kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới khẩn trương thực hiện các chính sách để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch như than, dầu, gas.
Trên thực tế, người dân tại các thành phố sầm uất của Châu Á đang là đối tượng chịu tác động lớn nhất của việc suy giảm tuổi thọ do chất lượng không khí kém. Lấy ví dụ, ở thành phố Bandung của Indonesia, người dân mất đến gần 7 năm, trong khi ở thủ đô Jakarta thì con số là gần 6 năm.
Còn tại khu vực Trung và Tây Phi, tác hại của ô nhiễm không khí đối với tuổi thọ con người “tương đương với mức thiệt hại mà những mối đe doạ nghiêm trọng khác gây ra như HIV/AIDS và sốt rét”. Ước tính có hơn một nửa trong số 611 triệu người sống tại khu vực Châu Mỹ Latin phải hứng chịu mức độ ô nhiễm cao, thậm chí ở thủ đô Lima của Peru, người dân có thể mất trung bình 4,7 năm cuộc đời.
Theo CNN
Quảng cáo