Vài nguồn tin giấu tên của Financial Times cho biết, OpenAI đang cân nhắc việc trao cho ban quản trị mảng nghiên cứu phi lợi nhuận quyền biểu quyết đặc biệt. Nguyên nhân là startup giá trị vốn hóa 157 tỷ USD này đang tìm cách tránh khỏi việc bị Elon Musk mua lại mảng phi lợi nhuận với giá hơn 97 tỷ USD.
Theo nguồn tin ấy, CEO Sam Altman và những thành viên hội đồng quản trị đang cân nhắc một loạt những cơ chế quản lý mới, khi mà cùng lúc họ vẫn đang muốn thực hiện quá trình tái cơ cấu để tạo ra một OpenAI vận hành và kinh doanh vì lợi nhuận, thứ cho phép họ tiếp cận được hàng chục, hàng trăm tỷ USD tiền vốn từ rất nhiều các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Trao vào tay ban quản trị mảng nghiên cứu phi lợi nhuận quyền biểu quyết đặc biệt, đồng nghĩa với việc những người ngồi ở vị trí này sẽ đảm bảo quyền kiểm soát OpenAI kể cả sau khi startup nghiên cứu trí tuệ nhân tạo này hoàn thành quá trình tái cơ cấu để trở thành một tập đoàn kinh doanh kiếm lời. Lý do là, khi có quyền biểu quyết đặc biệt, ban quản trị mảng phi lợi nhuận sẽ được phủ quyết cả những nhà đầu tư lớn nhất đang rót tiền cho OpenAI, chẳng hạn như Microsoft hay trong tương lai có thể là SoftBank.
Cũng với quyền lực như thế này trên bàn đàm phán, quyền biểu quyết của ban quản trị mảng phi lợi nhuận có thể giúp ngăn chặn những thương vụ chiếm quyền kiểm soát tập đoàn, như đề xuất trị giá 97.4 tỷ USD mà Elon Musk đưa ra vào tuần trước. Vị tỷ phú này đưa ra đề xuất kể trên để mua lại toàn bộ mảng phi lợi nhuận của OpenAI, trong đó bao gồm cả cổ phần kiểm soát cả công ty con với nhiệm vụ kinh doanh kiếm lời của startup này.
Theo nguồn tin ấy, CEO Sam Altman và những thành viên hội đồng quản trị đang cân nhắc một loạt những cơ chế quản lý mới, khi mà cùng lúc họ vẫn đang muốn thực hiện quá trình tái cơ cấu để tạo ra một OpenAI vận hành và kinh doanh vì lợi nhuận, thứ cho phép họ tiếp cận được hàng chục, hàng trăm tỷ USD tiền vốn từ rất nhiều các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Trao vào tay ban quản trị mảng nghiên cứu phi lợi nhuận quyền biểu quyết đặc biệt, đồng nghĩa với việc những người ngồi ở vị trí này sẽ đảm bảo quyền kiểm soát OpenAI kể cả sau khi startup nghiên cứu trí tuệ nhân tạo này hoàn thành quá trình tái cơ cấu để trở thành một tập đoàn kinh doanh kiếm lời. Lý do là, khi có quyền biểu quyết đặc biệt, ban quản trị mảng phi lợi nhuận sẽ được phủ quyết cả những nhà đầu tư lớn nhất đang rót tiền cho OpenAI, chẳng hạn như Microsoft hay trong tương lai có thể là SoftBank.

Cũng với quyền lực như thế này trên bàn đàm phán, quyền biểu quyết của ban quản trị mảng phi lợi nhuận có thể giúp ngăn chặn những thương vụ chiếm quyền kiểm soát tập đoàn, như đề xuất trị giá 97.4 tỷ USD mà Elon Musk đưa ra vào tuần trước. Vị tỷ phú này đưa ra đề xuất kể trên để mua lại toàn bộ mảng phi lợi nhuận của OpenAI, trong đó bao gồm cả cổ phần kiểm soát cả công ty con với nhiệm vụ kinh doanh kiếm lời của startup này.
Tuy nhiên hiện tại đó mới chỉ là đề xuất, chứ chưa có quyết định chính thức.
Chưa kể, cùng lúc, ý tưởng này, tức là trao cho ban quản trị mảng nghiên cứu phi lợi nhuận quyền biểu quyết đặc biệt, cũng sẽ giải quyết chính những phê phán của Elon Musk đưa ra nhắm tới OpenAI và Sam Altman. Những năm qua, Musk liên tục có những phát biểu cho rằng OpenAI, dưới quyền kiểm soát và điều hành của Altman, đã đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu khi OpenAI được thành lập năm 2015, đó là phát triển trí tuệ nhân tạo hiệu năng cao để phục vụ lợi ích của nhân loại, chứ không phải phục vụ lợi ích của các cổ đông đầu tư.
Còn với quá trình tái cơ cấu cả startup phức tạp, sau khi hoàn thành, OpenAI từ chỗ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, sẽ trở thành một doanh nghiệp kinh doanh gọi là PBC - public benefit corporation, với mục tiêu tạo ra những tác động tích cực cho con người và xã hội.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2025/02/8645148_Screenshot_2025-02-18_213809.jpg)
Như đã đề cập, kế hoạch tái cơ cấu kể trên, qua cả từ ngữ lẫn biểu đồ mô tả, bị Elon Musk tìm cách ngăn cản. Năm 2015, Musk cùng 5 người khác, trong đó có Sam Altman sáng lập OpenAI. Trong khoảng thời gian đó, Musk rót hàng chục triệu USD cho OpenAI. Rồi đến năm 2018, sau khi xung đột không còn có thể hàn gắn, Musk rời khỏi OpenAI.
Tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh về AI tổ chức tại Dubai, Musk, trong một cuộc gọi videocall, đã nói rằng “OpenAI đang cố gắng xóa bỏ hoàn toàn mảng nghiên cứu phi lợi nhuận, và đó là hành động đi quá giới hạn.”
Tuyên bố trên được đưa ra khi ban lãnh đạo OpenAI cũng đang đi tìm con số mô tả cái giá hợp lý cho khối tài sản kinh doanh mang tên mảng nghiên cứu phi lợi nhuận của họ, và định hướng xem khi trở thành một tập đoàn vì lợi ích cộng đồng, mảng nghiên cứu này sẽ có nhiệm vụ gì. Trước đó, tờ Financial Times đã dẫn nguồn tin của họ, nói rằng OpenAI đã bàn thảo tới việc quy đổi giá trị mảng nghiên cứu phi lợi nhuận ở mức 30 tỷ USD, dưới dạng cổ phần của tập đoàn kinh doanh. Con số 97.4 tỷ USD của Elon Musk đưa ra chứng tỏ con số mà nội bộ OpenAI đưa ra quá thấp so với giá trị thực của mảng này.
Để hoàn thành quá trình tái cơ cấu tập đoàn, chưởng lý bang Delaware, nơi OpenAI đăng ký kinh doanh, sẽ phải xác định xem con số định giá mảng nghiên cứu phi lợi nhuận có công bằng và có lợi cho cộng đồng hay không. Những nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo OpenAI cho biết, ban lãnh đạo đơn vị này không buộc phải bán mảng phi lợi nhuận, hoặc phải đẩy giá trị của mảng đó lên mức tối đa.
Quảng cáo

Thứ 6 tuần trước, ban quản trị OpenAI thống nhất từ chối đề xuất của Musk, gọi đây là “nỗ lực mới nhất để phá hoại đối thủ cạnh tranh.” Chủ tịch hội đồng quản trị OpenAI, Bret Taylor khẳng định: “OpenAI không bán.”
Luật sư đại diện cho Elon Musk, Marc Toberoff thì phản ứng lại: “Dĩ nhiên là họ đang rao bán mảng nghiên cứu phi lợi nhuận. Nói là tái cơ cấu cho oai, chứ thực tế là như vậy. Họ đơn thuần đang tự rao bán bản thân với mức giá chỉ bằng một phần con số mà Musk đề xuất, tự kiếm lời cho các thành viên hội đồng quản trị bằng một giao dịch tự làm với nhau. Có ai đó thử giải thích xem điều đó “có lợi cho nhân loại” ở chỗ nào không?"
Giáo sư trường luật đại học Richmond, Carl Tobias cho rằng đề xuất của Musk cơ bản sẽ không ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu của OpenAI: “Tôi nghĩ Musk chỉ đơn giản đang quấy phá OpenAI và cả Sam Altman mà thôi.”
Tuy nhiên, đề xuất mua lại mảng phi lợi nhuận của Musk cũng đã khiến những giám đốc cấp cao tại OpenAI phải làm cùng lúc hai việc: Hoàn thành quá trình tái cơ cấu, và tìm cách để ban quản trị vẫn còn quyền kiểm soát tập đoàn khỏi những thương vụ theo kiểu “Hostile Takeover”.

Quảng cáo
Thông thường thì để tránh tình trạng này, các tập đoàn ở Silicon Valley thường áp dụng cơ cấu tập đoàn với những nhóm có quyền biểu quyết đặc biệt, và những nhóm này thường sẽ là những người thân cận và đáng tin cậy nhất của các nhà sáng lập hay CEO. Ví dụ điển hình chính là Mark Zuckerberg. Dù chỉ nắm chưa đầy 15% cổ phần tập đoàn Meta, nhưng những cổ phần này đi kèm với quyền biểu quyết đặc biệt, nên tới giờ Zuck vẫn nắm toàn quyền điều hành tập đoàn.
Một giải pháp khác có thể được cân nhắc bởi ban quản trị OpenAI là “viên thuốc độc”, hay còn gọi là kế hoạch quyền của cổ đông. Kế hoạch này cho phép các cổ đông mua thêm cổ phần ở mức giá thấp hơn bình thường, để tránh việc bị mua lại. Người đi đầu trong việc ứng dụng kế hoạch này là luật sư Martin Lipton, đồng sáng lập đơn vị hiện tại đang làm nhiệm vụ tư vấn cho ban lãnh đạo OpenAI.
Nhưng cũng chính kế hoạch quyền của cổ đông đã đánh dấu việc Twitter rơi vào tay của Elon Musk, sau khi ban quản trị mạng xã hội này thất bại trong việc thực hiện kế hoạch, để Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.
Theo FT