AbacusBasic là 1 chiếc máy tính ẩn mình bên trong bộ khung của bàn phím, do Pentaform (trụ sở tại London, Anh) nghiên cứu chế tạo. Pentaform hi vọng mang lại cơ hội sở hữu máy tính cho tất cả mọi người nhờ mức giá chỉ 120 bảng Anh (khoảng gần 150 USD) của AbacusBasic. Đặc biệt, sản phẩm còn rất thân thiện với môi trường.
Nếu anh em còn nhớ thì hồi cuối tháng 2/2022, Apple đã nộp bằng sáng chế mới với tựa đề “Computer in an input device”, phác thảo 1 chiếc bàn phím với các thành phần của máy tính Mac bên trong, khi hoạt động cần kết nối với màn hình rời. Kiểu thiết kế máy tính trong bàn phím này không mới, khi mà thập niên 80 chúng ta đã có các sản phẩm Amiga do Commodore International cung cấp. Và Pentaform dường như đã nhanh chân hơn Apple khi hiện thực hóa 1 thiết bị cụ thể, theo kế hoạch sẽ bán ra ngay trong tháng 6/2022.
Theo Pentaform, AbacusBasic là chiếc máy tính có giá cả phải chăng nhất trên thế giới. Thiết kế của sản phẩm là 1 bàn phím văn phòng thông thường, cạnh phải có vùng chạm touchpad, và ẩn bên dưới là 1 hệ thống máy tính với vi xử lý, RAM, lưu trữ cũng như tất cả thành phần để có thể hoạt động được. Dĩ nhiên, chúng ta cần phải kết nối AbacusBasic với màn hình ngoài thông qua cổng HDMI để sử dụng.
Nếu anh em còn nhớ thì hồi cuối tháng 2/2022, Apple đã nộp bằng sáng chế mới với tựa đề “Computer in an input device”, phác thảo 1 chiếc bàn phím với các thành phần của máy tính Mac bên trong, khi hoạt động cần kết nối với màn hình rời. Kiểu thiết kế máy tính trong bàn phím này không mới, khi mà thập niên 80 chúng ta đã có các sản phẩm Amiga do Commodore International cung cấp. Và Pentaform dường như đã nhanh chân hơn Apple khi hiện thực hóa 1 thiết bị cụ thể, theo kế hoạch sẽ bán ra ngay trong tháng 6/2022.
Theo Pentaform, AbacusBasic là chiếc máy tính có giá cả phải chăng nhất trên thế giới. Thiết kế của sản phẩm là 1 bàn phím văn phòng thông thường, cạnh phải có vùng chạm touchpad, và ẩn bên dưới là 1 hệ thống máy tính với vi xử lý, RAM, lưu trữ cũng như tất cả thành phần để có thể hoạt động được. Dĩ nhiên, chúng ta cần phải kết nối AbacusBasic với màn hình ngoài thông qua cổng HDMI để sử dụng.
Ngoài giá bán, điểm đáng chú ý khác của AbacusBasic là tính thân thiện môi trường của nó. Phần khung dày 3.5 mm bên ngoài được làm từ nhựa ABS (acrylonitrile butadiene styrene) tái chế, có khả năng phân hủy sinh học, cứng cáp và không tiêu hao tài nguyên Trái Đất. Không chỉ vậy, những linh kiện bên trong cũng được thiết kế để dễ dàng sửa chữa hoặc tái chế. Pentaform cũng cho biết mức tiêu thụ năng lượng của AbacusBasic là 31 kWh điện, nhưng tính theo năm. Mức này chỉ tương đương với 1 đèn LED 3 W mà thôi.
Phần mainboard của AbacusBasic được tùy chỉnh lại để có kích thước nhỏ gọn, quá trình sản xuất thải ra carbon ít hơn 22 lần so với 1 mainboard ATX tiêu chuẩn. Cấu hình sản phẩm có vi xử lý Intel Atom x5-Z8350 (Cherry Trail), 4 nhân, xung gốc 1.44 GHz và Turbo 1.84 GHz, đồ họa Intel HD Graphics thế hệ 8, RAM LPDDR3-1866 tùy chọn 2/4/8 GB thiết lập kênh đôi, lưu trữ eMMC dung lượng 16 GB đến 128 GB, có khe microSD hỗ trợ đến 512 GB. Kết nối của AbacusBasic gồm WiFi 802.11ac, Bluetooth 4.2, HDMI 2.0, cổng âm thanh 3.5 mm, USB 3.0 OTG, USB 2.0, USB Type-C (hỗ trợ Qualcomm Quick Charge 3.0 và Power Delivery 2.0), Gigabit Ethernet.
Máy tính trong bàn phím của Pentaform tương thích với hệ điều hành Windows 7, 10, 11, Windows App Store và hỗ trợ tất cả Linux Distro. Windows có lẽ sẽ hơi chậm, đặc biệt là phiên bản 10, 11, do đó Linux là hệ điều hành hợp lý hơn, đồng thời cũng đáp ứng được các nhu cầu mà AbacusBasic nhắm đến: lướt web, học lập trình, soạn thảo văn bản, xem video... Dù vậy, Pentaform sẽ cài đặt sẵn Windows 10 trên thiết bị của mình trước khi bán đến tay khách hàng.
Như đã nói, giá bán cho AbacusBasic là 120 bảng Anh, nhưng anh em sẽ được Pentaform giảm 20% nếu đăng ký theo dõi (subscribe) với thông tin gồm họ tên và địa chỉ email.
Pentaform
Quảng cáo