Tháng 3/2012, AV-Test, một tổ chức bảo mật độc lập chuyên kiểm tra, đánh giá các phần mềm bảo mật dành cho máy tính và smartphone đã kiểm tra 41 phần mềm quét vi rút dành cho Android về khả năng phát hiện malware (mã độc) của từng phần mềm.
Tổ chức này đã chia các phần mềm diệt vi rút trên di động thành 4 nhóm căn cứ vào tỉ lệ phát hiện malware.
Phần mềm CMC Mobile Security đứng gần “áp chót” trên bảng xếp hạng của AV-Test với tỉ lệ phát hiện mã độc thấp hơn 40%.
Các sản phẩm tốt nhất trong thử nghiệm của AV-Test (với tỉ lệ phát hiện malware từ 90% trở lên) đến từ 10 công ty đứng đầu được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm: Avast, Dr.Web, F-Secure, Ikarus, Kaspersky, Lookout, McAfee, MYAndroid Protection/MYMobile, NQ Mobile Security/NetQin, Zoner. Người sử dụng các sản phẩm được phát triển từ các công ty này hoàn toàn yên tâm và đảm bảo rằng thiết bị của họ đã được bảo vệ chống lại các phần mềm độc hại. Các sản phẩm có tỉ lệ phát hiện malware từ 65% đến 90% có tiềm năng tham gia vào nhóm các sản phẩm tốt nhất nêu trên nếu thực hiện thêm những thay đổi nhằm tập hợp các phần mềm độc hại được thử nghiệm. 13 sản phẩm trong nhóm này xếp theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm: AegisLab, Mobilation AVG, BitDefender, BullGuard, Comodo, ESET, Norton/Symantec, QuickHeal, Super Security, Total Defense, Trend Micro, Vipre/GFI và Webroot.
Nhóm thứ 3 bao gồm các sản phẩm với tỉ lệ phát hiện từ 40% đến 65%, là Blue Point, G Data và Kinetoo.
Đại diện duy nhất của Việt Nam được AV-Test đánh giá là CMC Mobile Security (của công ty CMC Infosec) được xếp ở nhóm thứ 4, nhóm sản phẩm có tỉ lệ phát hiện malware thấp hơn 40% không đến từ các hãng nổi tiếng chuyên sản xuất phần mềm bảo mật. Trong số 19 họ mã độc mà tổ chức AV-Test đưa ra, phần mềm CMC Mobile Security chỉ phát hiện 3 họ mã độc với tỉ lệ nhỏ hơn 40%, còn 16 họ còn lại, phần mềm của CMC không thể phát hiện được. Ngoài 2 phần mềm không phát hiện ra bất kì mẫu vi rút nào, CMC Mobile Security và Android Antivirus là 2 phần mềm có tỉ lệ phát hiện mẫu vi rút thấp nhất khi chỉ nhận dạng được 3 mã độc.
Tổ chức AV-Test nhận xét, phiên bản miễn phí của CMC Mobile Security đã “lỗi mốt” và không phát hiện được các mẫu vi rút mới trên hệ điều hành Android, phiên bản cuối cùng được cập nhập từ ngày 15/8/2011.
Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam, đại diện Công ty CMC Infosec cho biết, bản CMC Mobile Security đang trong quá trình cấu trúc lại nhằm phù hợp hơn với người dùng nên không có bất kì bình luận nào về kết quả AV-Test đưa ra. “Trong thời gian ngắn nữa, CMC Infosec sẽ cho ra phiên bản CMC Mobile Security mới với cấu trúc và tính năng hoàn thiện hơn”, vị đại diện này cho biết thêm.
Một chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin cho biết, một phần mềm bảo mật của Việt Nam không đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của thế giới là chuyện bình thường nhưng việc CMC Mobile Security đứng “áp chót” bởi vì doanh nghiệp này chưa có sự quan tâm đúng mức đối với phần mềm diệt vi rút trên di động. Theo đại diện Bkav, đơn vị cũng đang cung cấp phần mềm diệt vi rút trên di động, doanh nghiệp này chưa rõ tiêu chí chọn phần mềm để kiểm tra của AV-Test và trong thời gian tới, Bkav có thể sẽ nghiên cứu phương án liên hệ với AV-Test đánh giá phần mềm Bkav Mobile Security.
CMC Mobile Security chính thức ra mắt ngày 8/7/2011, chỉ sau 2 tháng sản phẩm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người sử dụng smartphone tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới với tổng số lượt download gần 5.000 lượt qua market.android.com, trong đó Việt Nam chiếm 61%, Mỹ 14,1% và Ấn Độ là 5,6%.
Theo ICTNews
Tổ chức này đã chia các phần mềm diệt vi rút trên di động thành 4 nhóm căn cứ vào tỉ lệ phát hiện malware.
Phần mềm CMC Mobile Security đứng gần “áp chót” trên bảng xếp hạng của AV-Test với tỉ lệ phát hiện mã độc thấp hơn 40%.
Các sản phẩm tốt nhất trong thử nghiệm của AV-Test (với tỉ lệ phát hiện malware từ 90% trở lên) đến từ 10 công ty đứng đầu được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm: Avast, Dr.Web, F-Secure, Ikarus, Kaspersky, Lookout, McAfee, MYAndroid Protection/MYMobile, NQ Mobile Security/NetQin, Zoner. Người sử dụng các sản phẩm được phát triển từ các công ty này hoàn toàn yên tâm và đảm bảo rằng thiết bị của họ đã được bảo vệ chống lại các phần mềm độc hại. Các sản phẩm có tỉ lệ phát hiện malware từ 65% đến 90% có tiềm năng tham gia vào nhóm các sản phẩm tốt nhất nêu trên nếu thực hiện thêm những thay đổi nhằm tập hợp các phần mềm độc hại được thử nghiệm. 13 sản phẩm trong nhóm này xếp theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm: AegisLab, Mobilation AVG, BitDefender, BullGuard, Comodo, ESET, Norton/Symantec, QuickHeal, Super Security, Total Defense, Trend Micro, Vipre/GFI và Webroot.
Nhóm thứ 3 bao gồm các sản phẩm với tỉ lệ phát hiện từ 40% đến 65%, là Blue Point, G Data và Kinetoo.
Đại diện duy nhất của Việt Nam được AV-Test đánh giá là CMC Mobile Security (của công ty CMC Infosec) được xếp ở nhóm thứ 4, nhóm sản phẩm có tỉ lệ phát hiện malware thấp hơn 40% không đến từ các hãng nổi tiếng chuyên sản xuất phần mềm bảo mật. Trong số 19 họ mã độc mà tổ chức AV-Test đưa ra, phần mềm CMC Mobile Security chỉ phát hiện 3 họ mã độc với tỉ lệ nhỏ hơn 40%, còn 16 họ còn lại, phần mềm của CMC không thể phát hiện được. Ngoài 2 phần mềm không phát hiện ra bất kì mẫu vi rút nào, CMC Mobile Security và Android Antivirus là 2 phần mềm có tỉ lệ phát hiện mẫu vi rút thấp nhất khi chỉ nhận dạng được 3 mã độc.
Tổ chức AV-Test nhận xét, phiên bản miễn phí của CMC Mobile Security đã “lỗi mốt” và không phát hiện được các mẫu vi rút mới trên hệ điều hành Android, phiên bản cuối cùng được cập nhập từ ngày 15/8/2011.
Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam, đại diện Công ty CMC Infosec cho biết, bản CMC Mobile Security đang trong quá trình cấu trúc lại nhằm phù hợp hơn với người dùng nên không có bất kì bình luận nào về kết quả AV-Test đưa ra. “Trong thời gian ngắn nữa, CMC Infosec sẽ cho ra phiên bản CMC Mobile Security mới với cấu trúc và tính năng hoàn thiện hơn”, vị đại diện này cho biết thêm.
Một chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin cho biết, một phần mềm bảo mật của Việt Nam không đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của thế giới là chuyện bình thường nhưng việc CMC Mobile Security đứng “áp chót” bởi vì doanh nghiệp này chưa có sự quan tâm đúng mức đối với phần mềm diệt vi rút trên di động. Theo đại diện Bkav, đơn vị cũng đang cung cấp phần mềm diệt vi rút trên di động, doanh nghiệp này chưa rõ tiêu chí chọn phần mềm để kiểm tra của AV-Test và trong thời gian tới, Bkav có thể sẽ nghiên cứu phương án liên hệ với AV-Test đánh giá phần mềm Bkav Mobile Security.
CMC Mobile Security chính thức ra mắt ngày 8/7/2011, chỉ sau 2 tháng sản phẩm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người sử dụng smartphone tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới với tổng số lượt download gần 5.000 lượt qua market.android.com, trong đó Việt Nam chiếm 61%, Mỹ 14,1% và Ấn Độ là 5,6%.
Theo ICTNews