Phân tích kỹ thuật nhân CPU trên Intel Meteor Lake - Không dành cho Windows 10?

Phân tích kỹ thuật nhân CPU trên Intel Meteor Lake - Không dành cho Windows 10?
tt.png
Meteor Lake (MTL) là một chip đa thành phần (SoC), thì sức mạnh CPU vẫn là "linh hồn" của một hệ thống PC. Ở bài viết này, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn kiến trúc P-Core Redwood Cove và E-Core Crestmont nằm trên con chip mới nhất của Intel, vừa có màn ra mắt hoành tráng ở triển lãm CES 2024 hồi đầu năm.

Trước hết, vấn đề Windows 10 (trở về trước) không phải mới xuất hiện từ MTL. Khi Intel chuyển sang dùng thiết kế hybrid (lai) tương tự big.LITTLE của ARM thì nó đã không tương thích với kernel (nhân) của Windows 10. Trên thực tế, việc Microsoft ra mắt Windows 11 có nguyên nhân sâu xa từ Intel. Nếu không phải do Intel "tác động", Microsoft có lẽ vẫn chần chừ khi từng "mạnh mồm" tuyên bố Windows 10 sẽ là bản Windows cuối cùng.

Những con chip Core thế hệ 12 (Alder Lake hay ADL), thế hệ 13/14 (Raptor Lake hay RTL) và giờ là Core Ultra (MTL) đều đã có mặt ở đây. Thế là phóng lao phải theo lao, Windows 11 cũng thế mà ra đời thôi. Giờ đây, chúng ta còn nghe phong thanh về việc Windows 12 sẽ xuất hiện đâu đó trong 2024, nhưng đó sẽ là một câu chuyện khác (đằng nào thì bản cập nhật kế tiếp cũng chưa mang mác Windows 12).
tt-1.png
Nếu là một người mê "nghịch" máy tính, chắc bạn cũng từng thử vọc vạch cài qua Windows đôi ba lần. Hẳn nhiên bạn sẽ thấy vấn đề Windows 10 trên ADL, RTL (và mới đây là MTL) không quá "nghiêm trọng" như truyền thông vẫn nói. Mấy con chip trên vẫn chạy tốt với Windows 10, bạn vẫn dùng được bình thường. Vậy thì cái vấn đề ở đây là gì?
Windows10vs11.png
Về cơ bản Windows 10 (và các bản trước) vốn không được thiết kế để phân biệt nhiều kiến trúc CPU khác nhau trên cùng một hệ thống. Bạn cấp cho nó bao nhiêu nhân, nó sẽ "ngốn" hết bấy nhiêu nhân, không phân biệt đời cũ hay đời mới, to hay nhỏ, mạnh hay yếu. Do đó trên thực tế, bạn vẫn dùng Windows 10 được bình thường với các thiết kế hybrid của Intel, nhưng nó sẽ không-tối-ưu hoặc không-khai-thác-tốt.

Trong một vài trường hợp, hiệu năng trên Windows 10 thậm chí còn bị tụt đi do kernel của OS này "đùn" việc cho các nhân yếu làm. Đã từng có thủ thuật "tắt" bớt các nhân E-core trong BIOS để Windows 10 không bị tụt hiệu năng do đặc tính này! Nhưng nhìn chung mua CPU mới về để tắt bớt E-core đi thì... thà mua AMD cho rồi...
Thread-Director.png
Nên để khai-thác-hiệu-quả kiến trúc hybrid, buộc lòng Microsoft phải ra mắt OS mới, và nhiệm vụ của Windows 11 (trở về sau) là phải "hiểu" thêm một thành phần mới của Intel - Thread Director. Chức năng của Thread Director là nó sẽ nằm giữa OS kernel và các nhân CPU nhằm điều phối công việc. Trước đây nhân nào nhận tác vụ nào sẽ do OS kernel quản lý còn từ nay, mọi thứ phải thông qua Thread Director. Đây có lẽ cũng là một phần lý do mà lúc mới ra mắt, hiệu năng Windows 11 trên các chip Zen của AMD "trồi sụt" vì bên AMD không có thiết kế này.

Nhưng nếu Windows 10 vẫn có thể dùng trên MTL thì lại trở về câu hỏi, vấn đề của hôm nay là gì? Đó là khác với ADL hay RTL, Thread Director trên MTL không chia việc theo kiểu từ P-core trở xuống (E-core có tồn tại hay không không ảnh hưởng) mà từ E-core trở lên (E-core bắt buộc phải có). Thậm chí vấn đề tệ hơn khi MTL có tới 3 cấp core - LP E-core trên SoC (nhận việc đầu tiên), E-core và P-core trên die CPU. Có nghĩa bạn không thể "tắt" chúng đi như đã từng làm trên ADL hay RTL. Vậy nên nếu "cố chấp" với Windows 10, người bị tổn thương sẽ chính là bạn...
Thread-Director-RTL-vs.png
tt-2.png
Trở lại với chủ đề chính, trong ngày ra mắt MTL, Intel đã tuyên bố "đây là cuộc cách mạng chip lớn nhất 40 năm qua của hãng". Do đây là lần đầu tiên công ty này lấy trọng tâm thiết kế nằm ở die SoC, chứ không phải die CPU. Mọi tác vụ đầu tiên sẽ được xử lý tại SoC, sau đấy mới được "phân phối" tới từng die chức năng riêng biệt. Chi tiết đáng chú ý là ngay trên die SoC sẽ có sẵn 2 nhân E-core tiết kiệm điện. Khi 2 nhân này "bị đuối", chúng sẽ chuyển công việc lên cho die CPU ở tuyến trên. Chúng ta hãy bắt đầu với nhân P-core Redwood Cove.

Thực tế mà nói, Intel không nói gì nhiều về P-core này, ngoại trừ một slide rất sơ sài với cái tên và vài dòng chữ vô vị... May thay, ảnh chụp diagram Redwood Cove cho thấy nó... y chang như Golden Cove (ADL) hoặc Raptor Cove (RTL). Dựa vào những gì chúng ta biết thì Raptor Cove chỉ là bản refresh của Golden Cove trong đó L2 Cache tăng lên 2 MB (so với 1.25 MB của đời trước). Khác biệt chính ở đây là ADL/RTL được xây dựng trên tiến trình 10 nm (hoặc Intel 7), còn die CPU MTL là 7 nm (hoặc Intel 4).
Redwood-Cove-overall.png
Do đó tuy không chắc chắn 100%, nhưng ta có thể tạm kết luận Intel vẫn dùng lại kiến trúc P-core có trên RTL cho MTL. Và trong trường hợp bạn chưa biết P-core của dòng chip Core thế hệ 13/14 như thế nào, thì chúng ta hãy vào cuộc.

Về căn bản, một kiến trúc CPU phổ thông sẽ có 3 phần - front-end, execution và back-end. Quá trình làm việc tương tự như bạn đặt mua một món hàng qua mạng. Ở front-end, sau khi nhận được yêu cầu của bạn, hệ thống sẽ lên đơn để đưa vào danh sách chờ. Tới execution, cửa hàng nhận đơn từ hệ thống, bắt đầu quá trình kiểm tra xem hàng còn không, nguyên liệu còn không, nhân lực phù hợp có không... bắt đầu việc xử lý để ra món hàng mà bạn yêu cầu. Xuống back-end, món hàng mà bạn đặt đã hoàn tất và được chuyển qua bộ nhận giao nhận để gửi tới tay bạn.
Sunny-cove-block-diagram.png
tt-3.png
Với Golden Cove, nó là một sự thay đổi lớn về kiến trúc so với thế hệ trước đó (Sunny Cove/Cypress Cove). Trước hết, ở front-end, bộ phận decode các tập lệnh được mở rộng thành 6-wide (so với 4-wide ở thế hệ cũ). Đối với kiến trúc x86, bước đi này khá táo bạo vì với đặc trưng độ dài các tập lệnh biến thiên, nó tương đối phức tạp hơn các kiến trúc RISC (ví dụ ARM) khi muốn mở rộng decoder. Nếu không thiết kế kỹ càng, việc mở rộng decoder x86 có thể bị "phản dam" khi làm giảm hiệu năng chip. Có thể nói thêm là cả 4 thế hệ kiến trúc Zen bên AMD vẫn áp dụng 4-wide decoder. Theo một số tin đồn thì Zen 5 có thể sẽ thay đổi triết lý trên, nhưng đó sẽ là một câu chuyện khác nữa.

Golden Cove 01.jpg

Tất nhiên mở rộng decoder sẽ vô nghĩa nếu các thành phần hỗ trợ nó không được cải tiến theo. Cụ thể iTLB hỗ trợ tới 256 entry (tăng từ 128) các tập lệnh 4K, hoặc 32 entry (tăng từ 16) với các tập lệnh 2M/4M. Riêng dung lượng I-Cache trên Redwood Cove được tăng lên 64 KB (Golden Cove chỉ có 32 KB). Vai trò của µOP Cache cũng "nặng nề" hơn khi nó đóng vai trò "giảm tải" điện năng khi decoder được mở rộng. Intel cho biết 80% thời gian làm việc của decoder là "ngắt mạch" (gated) do phần lớn các vi lệnh được lấy ra từ µOP Cache. µOP Cache trên Golden Cove có thể chứa tới 4K entry (tăng từ 2250), cho phép đạt năng suất 8 vi lệnh/chu kỳ (tăng từ 6). Mục đích là để tăng hiệu suất decode 16 byte/chu kỳ lên 32 byte/chu kỳ. Tất cả các tập lệnh được "xé lẻ" thành vi lệnh sẽ được dồn xuống µOP Queue để chờ xử lý ở bước tiếp theo.

Golden Cove 02.jpg

Và trước khi mọi thứ rời khỏi front-end để sang execution, Intel còn thêm một khu vực "đệm" dùng để phân loại, sàng lọc, đáng giá, sắp xếp các vi lệnh ở trên gọi là Out of Order Engine. Cần chú ý là Engine này cũng được mở rộng thành 6-wide (tăng từ 5). Nên trên lý thuyết, Golden Cove/Redwood Cove có thể đạt hiệu suất 6 IPC (kết hợp với 6-wide decoder), nhưng ở đây chúng ta dùng vi lệnh (µOP) thay cho tập lệnh (intruction).
tt-4.png
Với phần front-end mở rộng nhiều đến thế, dĩ nhiên phần execution cũng không thể giữ nguyên như kiến trúc cũ được. Golden Cove có tới 12 pipeline xử lý số nguyên (tăng từ 10), trong đó 5 pipeline chuyên ALU (tăng từ 4) và 7 pipeline chuyên AGU (tăng từ 6). Có một chi tiết thú vị trong diagram Redwood Cove của Intel là pipeline 11 & 10 hoán vị cho nhau mà mình cũng không rõ có tác dụng gì (có thể bị là nhầm lẫn ở khâu đánh máy không chừng). Còn lại các chi tiết vẫn y hệt nhau.

Golden Cove 03.jpg

Cũng cần chú ý thêm để đáp ứng đủ "đầu việc" cho 12 pipeline trên, kích thước bộ đệm re-order buffer (ROB) Golden Cove cũng phải tăng đáng kể tới 512 entry (tăng từ 352). Đây là con số cực kỳ lớn và có lẽ chỉ đứng sau các chip M của Apple (không khó hiểu vì kiến trúc ARM dễ mở rộng hơn so với x86). Bộ đệm này cũng là thành phần sẽ gửi việc các đơn vị xử lý số thực (FPU) nằm sát cạnh các đơn vị số nguyên (INT). Nhưng khác với INT, FPU trên Golden Cove không được tăng thêm số pipeline. Chúng chỉ được bổ sung thêm tính năng FADD (so với Sunny Cove), hỗ trợ tập lệnh AVX-512 cùng với toán tử FP16 dùng trong thuật toán AI. Thanh ghi FPU cũng được tăng lên 332 entry (tăng từ 224) để đáp ứng các thay đổi trên.

Golden Cove 04.jpg

Sự thiên vị INT so với FPU này cũng dễ hiểu vì thiết kế INT đơn giản và tốn ít silicon hơn FPU. Chưa kể FPU hay được dùng cho các ứng dụng cao cấp như HPC hay siêu máy tính, còn INT thường gặp trong đời sống hàng ngày hơn.
tt-5.png
Từ 2 phần front-end lẫn execution trên, không khó để thấy back-end Golden Cove cũng phải được mở rộng thêm để có thể "chứa" được hết lượng dữ liệu phát sinh trên kiến trúc mới. Nếu như Sunny Cove chỉ có 2 cổng Load dữ liệu thì con số này trên Golden Cove là 3 cổng (số cổng Store vẫn là 2). Với các tập lệnh liên quan tới dữ liệu 256-bit, mỗi chu kỳ cho phép đạt tới 3 lần Load. Còn với dữ liệu AVX-512, hiệu suất là 2 lần Load/chu kỳ.

Golden Cove 05.jpg
Golden Cove 06.jpg

Về mặt cache, dung lượng L1 không thay đổi so với thế hệ cũ, ở mức 48 KB. Trong khi đó L2 Cache tăng vọt lên 1.25 MB (Golden Cove) hoặc 2 MB (Raptor Cove/Redwood Cove) so với con số "khiêm tốn" 512 KB (Sunny Cove). Sự gia tăng đáng kể kích thước L2 Cache thậm chí ngay giữa Golden Cove với Raptor Cove cho thấy với sự thay đổi cơ bản từ 4 IPC lên 6 IPC đã phát sinh ra nhiều dữ liệu như thế nào và phần back-end buộc phải "chạy đua" thì mới có thể "theo kịp" front-end lẫn execution.

Ngoài ra, bên cạnh những tập lệnh vốn có sẵn trên Sunny Cove, Golden Cove còn bổ sung thêm các tập lệnh khác như AVX-VNNI, AVX512-FP16, TSX. Do Intel không đề cập gì khác với Redwood Cove, có thể hiểu MTL cũng như giữ nguyên các tập lệnh giống ADL hoặc RTL.

Dài rồi, mình sẽ có thêm nội dung khác về E-core Crestmont và E-core Gracemont sau.

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

140 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm tắt bằng bot google cho ai lười đọc:

Windows 10 không tối ưu cho kiến trúc CPU hybrid của Intel:

- Windows 10 không phân biệt các kiến trúc CPU khác nhau, dẫn đến hiệu năng không tối ưu trên các CPU hybrid như Meteor Lake.
- Windows 11 được thiết kế để "hiểu" kiến trúc hybrid với Thread Director, giúp phân phối công việc hiệu quả giữa các nhân P-core và E-core.
- Meteor Lake có 3 cấp core (LP E-core, E-core và P-core) và không thể tắt E-core như trên các thế hệ trước.

Kiến trúc P-core Redwood Cove:

- Giống như Golden Cove (Alder Lake) hoặc Raptor Cove (Raptor Lake) với một số thay đổi nhỏ.
- Nâng cấp front-end: decode 6-wide, iTLB 256 entry, I-Cache 64 KB, µOP Cache 4K entry.
- Nâng cấp execution: 12 pipeline số nguyên, ROB 512 entry.
- Nâng cấp back-end: 3 cổng Load, L2 Cache 2 MB.
- Hỗ trợ các tập lệnh AVX-VNNI, AVX512-FP16, TSX.

Bài viết còn đề cập đến: E-core Crestmont và E-core Gracemont sẽ được trình bày trong phần sau.

Kết luận:
Hiệu năng của Meteor Lake trên Windows 10 sẽ không được tối ưu như trên Windows 11.
P-core Redwood Cove có nhiều cải tiến so với thế hệ trước, hứa hẹn mang lại hiệu năng cao hơn.
@NguoiCamLaiViDai Intel + microSf bẫn chơi bựa : cài độ AMd:
brownberry
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@NguoiCamLaiViDai Bác dùng tính năng tóm tắt của samsung hả
Tóm tắt bằng người: phần mềm và phần cứng luôn là đôi bạn thân để bào túi tiền người dùng
Quan trọng là Intel chưa hạ đc bóng bán dẫn xuống 4nm, nếu hạ đc 4nm thì pin trâu hơn Macbook là cái chắc
@sky_tiger Dạng ITX thì chơi AMD cho lành chứ Intel thì tích hợp lò sưởi luôn ah 😆)
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Nitro 5 2021 Vấn đề là ở VN, mainboard ITX cho AMD nó ít lựa chọn và toàn loại đắt tiền. Có lẽ phải đặt mua từ nước ngoài.
@sky_tiger Main ITX đã đắt, đã hiếm thì AMD còn hiếm hơn
Intel thì có dòng H ITX thì rẻ chứ AMD thì cứ phải Bx50 trở lên
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Nitro 5 2021 Rẻ nhất chắc chỉ có mua Asrock DeskMini X300, lắp con 5600G (cả bộ tầm 8 củ rưỡi). Có điều bộ này chỉ có cho AM4, không lắp được VGA rời, chỉ chơi được mấy game online với game cũ nhẹ nhàng. Cổng I/O cũng ít hơn so với ASRock DeskMini B760 chạy CPU Intel.
Windows 10 sắp bị ngừng hỗ trợ vào năm 2025 rồi thì hỗ trợ làm sao nữa.
ThànhYx
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Xem có đột phá gì không đã. Chứ thích AI thà để tiền đó đu RTX5090 ngon x100 lần con cpu pha tạp 😃
Jala
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@ThànhYx RTX 5090D nhe'!
từ bữa giờ đang phân vân liệu giờ e mua bản quyền win 11 pro sau này có lên được win 12 không vậy mn, e lo nên chưa dám mua
@Bơm Lốp Tàu Hỏa thoải mái nhé bác, e mua lap có win bản quyền xong lên đc 11 thoải mái bác ạ. Không thích về lại win ban đầu mua cũng đc
@Bơm Lốp Tàu Hỏa Windows 10, 11 hay 12 về sau xài chung bản quyền digital bạn à. Bạn cứ yên tâm. Cài lại win, kết nối mạng, bản quyền digital tự lích hoạt.
Và lấy bản quyền digital cũng rất dễ, cài bản pro rồi dùng script MAS, chọn phương thức HWID là có bản quyền digital luôn mà không cần mua key.
https://github.com/massgravel/Microsoft-Activation-Scripts

GitHub - massgravel/Microsoft-Activation-Scripts: A Windows and Office activator using HWID / Ohook / KMS38 / Online KMS activation methods, with a focus on open-source code and fewer antivirus detections.

A Windows and Office activator using HWID / Ohook / KMS38 / Online KMS activation methods, with a focus on open-source code and fewer antivirus detections. - massgravel/Microsoft-Activation-Scripts
github.com
@caocaolatre199x Lại còn Win fake Vẫn cho lên bản quyền 😆
@NDL98_107 Ám ảnh bây giờ là thuê bao, mình bị mấy phần mềm thuê bao; mỗi cái 1 năm vài triệu ko cho mua đứt như ngày xưa;
đọc bài này mới biết hồi xưa Mic mạnh mồm nói Win 10 là bản win cuối cùng. Hóa ra khi tung win11 thì vấn đề là do Intel tác động, chứ ko phải đến từ Mic.
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Không rõ Meteor Lake thế nào chứ tôi thấy có nhiều người phản ánh ở voz là họ phải tắt E-core vì bị giật, lag, khựng trong quá trình sử dụng. Tôi hỏi 1 người trong số họ thì họ trả lời là sử dụng Windows 11.
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Nitro 5 2021 Vậy là khả năng tương thích của CPU Intel quá kém cỏi rồi.
@sky_tiger Mua Meteor Lake chỉ có laptop là các hãng m cài sẳn win11 rồi, thậm chí kiếm driver win10 cũng khó, định giả ngu ah? CPU thì 2024 lại muốn dùng Windows 2015, gà thiệt, voz member đâu có tệ vậy.
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@XuyenViet2019 1 vấn đề rất rõ ràng là có rất nhiều phản ánh hệ thống dùng chip Intel bị giật lag, chậm... phải tắt E-core, cho dù là dùng với windows 11. Vậy tức là kiểu cpu P-core - E-core của Intel bị lỗi trong 1 khoảng thời gian khá dài, chưa biết lúc nào thì khắc phục được. Chưa có khẳng định đáng tin tưởng nào về điều này. Vẫn chỉ là những bài viết dẫn dắt lung tung để kiếm cái đổ lỗi. Rất rõ ràng nhiều đời chip của Intel chất lượng kém, thiếu ổn định, trải nghiệm tệ hại...

Meteor Lake đời mới liệu có giải quyết được vấn đề trên hay không thì tôi không rõ. Vì tôi không dùng CPU Intel. Nhưng những nghi ngại về lỗi E-core vẫn còn đó, cho dù là Intel đã không cho tắt E-core. Và có 1 câu hỏi chưa ai trả lời được. Hệ thống phân nhiệm vụ khi nào dùng nhân hiệu năng cao, khi nào dùng nhân hiệu năng thấp đã hoạt động tốt chưa?

Thêm 1 vấn đề muôn thuở của Intel là luôn bị các lỗ hổng. Sau khi vá lỗ hổng thì hiệu năng luôn bị sụt giảm (giảm 10% hoặc hơn)
https://thanhnien.vn/bo-xu-ly-intel-gap-lo-hong-giam-10-hieu-suat-de-va-loi-185240317124848151.htm

Bộ xử lý Intel gặp lỗ hổng, giảm 10% hiệu suất để vá lỗi

Một lỗ hổng RFDS đã được phát hiện trong các lõi E tiết kiệm năng lượng trên bộ xử lý hiện đại từ Intel, để khắc phục điều đó, hiệu suất của những CPU này sẽ bị giảm 10%.
thanhnien.vn
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@XuyenViet2019 Nói cho rõ ràng hơn, không chỉ đến lúc Meteor Lake ra đời thì mới có E-core. Chip Intel các đời trước đó đã có E-core rồi. Và dĩ nhiên, chúng gây trải ra các trải nghiệm cự kỳ tệ hại cho người tiêu dùng, bất kể là người tiêu dùng dùng windows 10 hay là windows 11. Người ta đã phải tắt E-core. Và bài viết chính ở đây nói vòng vo... chẳng qua là đổ lỗi cho windows 10 (nhưng mà rõ ràng, người ta dùng windows 11 mà vẫn phải tắt E-core). Bản chất lỗi là do con chip chất lượng kém của Intel.
Intel và Mic bắt tay với nhau bào tiền người dùng 😆
CPU desk thì cần quái gì quan tâm đến tiêu thụ điện mà cần mấy con E core yếu đuối.
@sky_tiger Bịa 😆 ông có chơi chứng khoán không thế ?
sky_tiger
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@bomduc Cứ nói láo tiếp đi. Xin mời.
@sky_tiger Mời ông nói láo, tôi nói thật thôi nhé; tin hay không tùy ông;
@king_of_mar1311 Bớt xàm đi bạn, CPU không chạy nó tự hạ xung, mấy con i3, i5, hay AMD R3 R5 chạy văn phòng tản stock vẫn ngon lành. Bật Word vs Excel quạt còn kêu nhỏ hơn cái máy lạnh.

Mà mình đang dùng AMD R9 rồi bạn. LoL. Không cần phải thách.
LYSM
TÍCH CỰC
3 tháng
Vậy hóa ra do Window 10 chưa tối ưu kiến trúc nhân to nhỏ của Intel nên mới ra cơ sự này. Sang 2024 bên Window chắc chỉ hóng Zen 5 của AMD với Snadragon X Elite của Qualcomm thôi, Mac thì không quen dùng nên chẳng hóng.
vanthoan
TÍCH CỰC
3 tháng
@LYSM Kiểm tra xem còn RAM không? SSD sắp chết chưa? Tui đang dùng laptop i7 1270p đây, Windows 10, ngon lành mượt mà, chỉ có điều là nóng kinh khủng. Lướt web thôi mà quạt hú như máy bay.
LYSM
TÍCH CỰC
3 tháng
@vanthoan Máy mới, Ram 16 GB, SSD 512 GB, hiện tượng cũng không phải thường xuyên nhưng thỉnh thoảng vẫn có, mà đa số là mở office professional 2021 bản quyền (vì là máy công ty). Có vẻ MS tối ưu các chương trình chưa tốt lắm.
Dark Man
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@LYSM SSD nhanh hơn HDD thôi chứ vẫn có giới hạn của nó mà, đâu phải unlimited đâu =))))))

đến cáp quang trả tiền hàng tháng còn lâu lâu lăn ra bất tử nữa là =))))))

data nhiều quá nó load chưa kịp thì bị lag thôi
@sky_tiger Đang dùng macbook pro m1 vẫn lag thường đây, mua i9 + RTX 4090 cho bớt lag nha.
cao1004
TÍCH CỰC
3 tháng
đau đầu quá mua amd cho rồi
nsphim
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Đọc hết 1 bài rút ra kết luận từ này về sau sẽ mua AMD cho khỏe
😁 Quá đau đầu và quá NÓNG 😆
Điện thì bú X2 AMD luôn, nói chung là bạn của nhà nông bạn của EVN
lazy0338
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Kinh vãi

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019