Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch của một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất tại miền bắc Tây Ban Nha. Loài rùa này có cỡ bằng chiếc xe con bọ của Volkswagen và chúng đã từng lang thang khắp các vùng biển của châu Âu trong thời đại khủng long.
Đây là một loài rùa mới, được đặt tên là Leviathanochelys aenigmatica (nghĩa là "rùa khổng lồ bí ẩn" theo tiếng Hy Lạp cổ) và chúng được xác định sống cách đây khoảng 70 triệu năm. Sinh vật này ước tính dài khoảng 3,74 m, khiến nó trở thành một trong những loài rùa lớn nhất từng được biết đến. Đây cũng là loài rùa lớn nhất được tìm thấy tại châu Âu và chỉ nhỏ hơn rùa Archelon.
Hóa thạch của Leviathanochelys được phát hiện tình cờ bởi một người leo núi. Người này đã vấp phải một số mảnh xương kỳ lạ khi đi bộ trên ngọn núi Pyrenees, gần làng Coll de Nargo, miền bắc Tây Ban Nha. Các thành viên của một viện bảo tàng địa phương và Sở văn hóa Catalonia đã đến thu thập xương từ địa điểm này nhưng chúng không được nghiên cứu trong nhiều năm. Đến năm 2021, Oscar Castillo-Visa - tác giả nghiên cứu về rùa Leviathanochelys aenigmatica nói trên, tiến hành kiểm tra mẫu xương và mở các cuộc khai quật mới tại địa điểm này. Cũng từ đây thì các nhà cổ sinh vật học tìm được thêm xương chậu và một phần mai của rùa khổng lồ.
Tiến sĩ Sandra Chapman - cựu giám đốc Bảo tàng bò sát và chim hóa thạch cho biết Leviathanochelys có xương chậu lớn quá khổ và mai có hình dạng nhỏ dần về sau. "Khi lớp vỏ của loài tăng kích thước thì khoảng cách giữa các xương trở nên lớn hơn để giảm trọng lượng và mật độ xương," bà cho biết.
Ngoài ra, các nhà cổ sinh vật học còn phát hiện ra một đặc điểm độc đáo là một phần xương nhô ra từ một bên của xương chậu. Cấu tạo này chưa từng được biết đến trên bất kỳ loài rùa nào còn tồn tại hay đã tuyệt chủng từ trước đến nay. Chỉ biết dấu vết trên xương cho thấy có cơ bám vào phần xương này.
Đồng tác giả nghiên cứu về rùa Levianthanochelys, tiến sĩ Angel Hernandez Lujan nói: "Chúng tôi đoán rằng quá trình này đóng vai trò như một điểm neo bổ sung cho các cơ kiểm soát co bóp ở bụng rùa. Nó liên quan đến hệ hô hấp và có thể đã giúp loài rùa phát huy tối đa khả năng hô hấp ở độ sâu lớn."
Các đặc điểm của Leviathanochelys gợi ý rằng nó là một thành viên của họ rùa biển, họ hàng gần với loài rùa Allopleuron - một loài rùa nhỏ hơn đã tuyệt chủng được tìm thấy tại châu Âu, Mỹ và Kazakhstan nhưng không có họ hàng với các loài rùa lớn như Protostega hay Archelon (ảnh trên).
Mặc dù Levianthanochelys có kích thước lớn nhưng nó lớn đến đâu vẫn chưa thể xác định do thiếu bộ xương hoàn chỉnh. Các nhà cổ sinh vật học chỉ có thể ước lượng kích thước của nó thông qua xương chậu và so sánh với rùa Archelon để tính chiều dài tiềm năng.
National History Museum
Đây là một loài rùa mới, được đặt tên là Leviathanochelys aenigmatica (nghĩa là "rùa khổng lồ bí ẩn" theo tiếng Hy Lạp cổ) và chúng được xác định sống cách đây khoảng 70 triệu năm. Sinh vật này ước tính dài khoảng 3,74 m, khiến nó trở thành một trong những loài rùa lớn nhất từng được biết đến. Đây cũng là loài rùa lớn nhất được tìm thấy tại châu Âu và chỉ nhỏ hơn rùa Archelon.
Hóa thạch của Leviathanochelys được phát hiện tình cờ bởi một người leo núi. Người này đã vấp phải một số mảnh xương kỳ lạ khi đi bộ trên ngọn núi Pyrenees, gần làng Coll de Nargo, miền bắc Tây Ban Nha. Các thành viên của một viện bảo tàng địa phương và Sở văn hóa Catalonia đã đến thu thập xương từ địa điểm này nhưng chúng không được nghiên cứu trong nhiều năm. Đến năm 2021, Oscar Castillo-Visa - tác giả nghiên cứu về rùa Leviathanochelys aenigmatica nói trên, tiến hành kiểm tra mẫu xương và mở các cuộc khai quật mới tại địa điểm này. Cũng từ đây thì các nhà cổ sinh vật học tìm được thêm xương chậu và một phần mai của rùa khổng lồ.
Tiến sĩ Sandra Chapman - cựu giám đốc Bảo tàng bò sát và chim hóa thạch cho biết Leviathanochelys có xương chậu lớn quá khổ và mai có hình dạng nhỏ dần về sau. "Khi lớp vỏ của loài tăng kích thước thì khoảng cách giữa các xương trở nên lớn hơn để giảm trọng lượng và mật độ xương," bà cho biết.
Ngoài ra, các nhà cổ sinh vật học còn phát hiện ra một đặc điểm độc đáo là một phần xương nhô ra từ một bên của xương chậu. Cấu tạo này chưa từng được biết đến trên bất kỳ loài rùa nào còn tồn tại hay đã tuyệt chủng từ trước đến nay. Chỉ biết dấu vết trên xương cho thấy có cơ bám vào phần xương này.
Đồng tác giả nghiên cứu về rùa Levianthanochelys, tiến sĩ Angel Hernandez Lujan nói: "Chúng tôi đoán rằng quá trình này đóng vai trò như một điểm neo bổ sung cho các cơ kiểm soát co bóp ở bụng rùa. Nó liên quan đến hệ hô hấp và có thể đã giúp loài rùa phát huy tối đa khả năng hô hấp ở độ sâu lớn."
Các đặc điểm của Leviathanochelys gợi ý rằng nó là một thành viên của họ rùa biển, họ hàng gần với loài rùa Allopleuron - một loài rùa nhỏ hơn đã tuyệt chủng được tìm thấy tại châu Âu, Mỹ và Kazakhstan nhưng không có họ hàng với các loài rùa lớn như Protostega hay Archelon (ảnh trên).
Mặc dù Levianthanochelys có kích thước lớn nhưng nó lớn đến đâu vẫn chưa thể xác định do thiếu bộ xương hoàn chỉnh. Các nhà cổ sinh vật học chỉ có thể ước lượng kích thước của nó thông qua xương chậu và so sánh với rùa Archelon để tính chiều dài tiềm năng.
National History Museum