Các nhà khoa học thuộc trường đại học Chile vừa thông báo họ mới phát hiện ra 1 dạng vi khuẩn tại khu vực Nam Cực được coi là có "siêu năng lực" khi có trong mình những đoạn gen có khả năng chống lại các kháng sinh tự nhiên cũng như kháng kháng sinh. Họ cũng cho rằng rất có khả năng vi khuẩn này sẽ lây lan ra các khu vực của Nam Cực trong thời gian tới.
Lý giải cho cụm từ "siêu năng lực" người đứng đầu nghiên cứu Andres Marcoleta cho biết vi khuẩn này có các mảnh ADN đã tiến hóa để chịu được các điều kiện cực kì khắc nghiệt và cũng được thiết lập để có thể dễ dàng truyền sang các vi khuẩn khác. Ông này cũng chia sẻ họ biết rõ nền đất ở dưới lớp băng đang tan chảy mạnh mẽ của Bán đảo Nam Cực có rất nhiều các dạng vi khuẩn khác nhau, và 1 trong số đó có thể có chứa các đoạn gen cổ có khả năng chống lại kháng sinh.
Nhóm nghiên cứu cho biết các vi khuẩn này được phát hiện trong những mẫu vật phẩm họ thu thập được tại Nam Cực trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019 và cho rằng đây là 1 trong những câu hỏi cần được đưa ra để xác định có phải thay đổi khí hậu đã tác động lên sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm trên thế giới hay không. Đoạn vi khuẩn Pseudomonas, vốn từng chiếm ưu thế ở Bán đảo Nam Cực hồi trước, tuy không lây lan nhưng được cho là nguồn gốc của việc kháng lại các dạng kháng sinh, nó đủ mạnh để không thể bị tiêu diệt bằng các dạng diệt khuẩn thông thường, và rất có thể sẽ làm các kháng sinh thường bị vô hiệu, gây cản trở trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Vấn đề lớn nhất của việc phát hiện ra các dạng vi khuẩn kiểu này vào thời điểm hiện tại là việc thế giới vẫn chưa qua đại dịch. Có thêm các dạng bệnh mới hay các đợt bùng phát những bệnh vốn được để ý khi chưa có dịch nhưng bị bỏ quên khi covid xuất hiện sẽ làm cho hệ thống y tế nhiều nước vốn đã rã rời vì dịch lại phải chịu thêm nhiều sức ép nữa.
Tham khảo 1
Lý giải cho cụm từ "siêu năng lực" người đứng đầu nghiên cứu Andres Marcoleta cho biết vi khuẩn này có các mảnh ADN đã tiến hóa để chịu được các điều kiện cực kì khắc nghiệt và cũng được thiết lập để có thể dễ dàng truyền sang các vi khuẩn khác. Ông này cũng chia sẻ họ biết rõ nền đất ở dưới lớp băng đang tan chảy mạnh mẽ của Bán đảo Nam Cực có rất nhiều các dạng vi khuẩn khác nhau, và 1 trong số đó có thể có chứa các đoạn gen cổ có khả năng chống lại kháng sinh.
Nhóm nghiên cứu cho biết các vi khuẩn này được phát hiện trong những mẫu vật phẩm họ thu thập được tại Nam Cực trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019 và cho rằng đây là 1 trong những câu hỏi cần được đưa ra để xác định có phải thay đổi khí hậu đã tác động lên sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm trên thế giới hay không. Đoạn vi khuẩn Pseudomonas, vốn từng chiếm ưu thế ở Bán đảo Nam Cực hồi trước, tuy không lây lan nhưng được cho là nguồn gốc của việc kháng lại các dạng kháng sinh, nó đủ mạnh để không thể bị tiêu diệt bằng các dạng diệt khuẩn thông thường, và rất có thể sẽ làm các kháng sinh thường bị vô hiệu, gây cản trở trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Vấn đề lớn nhất của việc phát hiện ra các dạng vi khuẩn kiểu này vào thời điểm hiện tại là việc thế giới vẫn chưa qua đại dịch. Có thêm các dạng bệnh mới hay các đợt bùng phát những bệnh vốn được để ý khi chưa có dịch nhưng bị bỏ quên khi covid xuất hiện sẽ làm cho hệ thống y tế nhiều nước vốn đã rã rời vì dịch lại phải chịu thêm nhiều sức ép nữa.
Tham khảo 1