Phát minh ra loại sơn phản xạ 98.1% ánh sáng, giúp nhà cửa tiết kiệm tối đa điện chạy máy lạnh

P.W
26/4/2021 8:59Phản hồi: 82
Phát minh ra loại sơn phản xạ 98.1% ánh sáng, giúp nhà cửa tiết kiệm tối đa điện chạy máy lạnh
Các nhà khoa họcđại học Perdue, Mỹ vừa phát triển ra một loại sơn siêu trắng, có khả năng phản xạ gần như tuyệt đối ánh sáng mặt trời, giảm tối đa nhiệt năng hấp thụ từ nguồn năng lượng này. Những bề mặt phủ lớp sơn này có nhiệt độ thấp hơn xung quanh khoảng 10 độ C, từ đó các nhà khoa học muốn ứng dụng loại sơn này để phủ ngoại thất nhà cửa, giúp bên trong tiết kiệm điện chạy quạt và máy lạnh để làm mát không khí.

Nghiên cứu này vừa được đăng tải trên tờ tạp chí ACS Applied Materials & Interfaces, và được cấp vốn nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu công nghệ làm mát của đại học Perdue kết hợp với văn phòng nghiên cứu khoa học của Không quân Mỹ.

Xiulin Ruan, giáo sư ngành kỹ thuật cơ khí đại học Perdue, một trong những đồng chủ biên cuộc nghiên cứu này cho biết: “Loại sơn chúng tôi nghiên cứu ra chỉ hấp thụ 1.9% ánh sáng mặt trời, trong khi những loại sơn thương mại hiện giờ hấp thụ từ 10 đến 20% nguồn năng lượng này.” Điều này có nghĩa là theo giáo sư Ruan, sơn ngoại thất hiện giờ chỉ tán xạ được từ 80 đến 90% ánh sáng mặt trời.

Dưới máy đo nhiệt độ hồng ngoại, các nhà khoa học phát hiện ra loại sơn này không chỉ không khiến bề mặt nóng lên, mà còn giúp những khu vực lân cận tản nhiệt:

[​IMG]


Theo tính toán từ thử nghiệm của các nhà khoa học, với khả năng tán xạ gần hết ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt lớp sơn, thì mỗi mét vuông sơn này có khả năng cách nhiệt tương đương 113 W năng lượng. Nếu đem loại sơn này phủ lên mái nhà diện tích gần 100 mét vuông, bề mặt cách nhiệt tương đương 10 kW năng lượng vận hành hệ thống làm mát như máy lạnh chẳng hạn. Con số này cao hơn nhiều so với công suất thực tế của hầu hết các hệ thống điều hòa không khí hộ gia đình hiện tại. Bản thân loại sơn này hấp thụ nhiệt ít hơn, tản nhiệt mạnh hơn, từ đó đạt được một mục tiêu rất khó, đấy là tạo ra bề mặt có nhiệt độ thấp hơn so với trung bình xung quanh.

Theo giáo sư Ruan, những loại sơn cách nhiệt hiện tại trên thị trường thường được tạo ra từ hợp chất titanium dioxide, tán xạ những bước sóng ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy và bước sóng cận hồng ngoại, nhưng lại hấp thụ bước sóng tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, khiến bề mặt vẫn nóng lên. Chúng chỉ “mát” hơn so với những bề mặt có màu tối hơn xung quanh mà thôi, chứ vẫn ấm hơn so với nhiệt độ môi trường xung quanh.

Tinhte_Son2.jpg

Dù rằng những loại sơn cách nhiệt ngoại thất hiện giờ “có còn hơn không”, nhưng giáo sư Ruan và các cộng sự muốn tìm ra một giải pháp khác có thể tán xạ cả tia tử ngoại thay vì hấp thụ chúng như những loại sơn có bán trên thị trường hiện tại. Và thế là trong 7 năm qua, các nhà khoa học ở đại học Perdue đã thử nghiệm hơn 100 chất liệu khác nhau, cuối cùng đi đến kết luận với barium sulfate, một hợp chất phản xạ được tia UV hiện tại đang được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, giấy ảnh, sơn dầu, cùng nhiều ứng dụng khác. Không chỉ dừng ở đó, họ còn tạo ra được một loại sơn khác ứng dụng calcium carbonate, tán xạ được 95.5% ánh sáng mặt trời.

Barium sulfate chỉ là điểm khởi đầu, vì các nhà khoa học còn tối ưu hóa khả năng tán xạ ánh sáng và tản nhiệt của loại sơn này bằng cách tăng hàm lượng hợp chất phản xạ tia UV lên 60% so với khoảng 10% như trong những loại sơn thương mại hóa hiện tại. Và có thể nói, đây là một phát kiến mới trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Lý do cho lời khẳng định này là, loại sơn vừa được phát minh ra giúp bề mặt mát hơn, nghĩa là bên trong ngôi nhà sẽ cần ít điện năng tiêu thụ hơn để làm mát không khí, từ đó giảm tối đa việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt, mục đích cuối cùng là giảm thải khí nhà kính. Tác dụng thứ hai của loại sơn này vẫn liên quan đến việc giảm sử dụng máy lạnh, khi nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời có thể được tán xạ dưới dạng những bước sóng điện từ ra khỏi bầu khí quyển.

Tinhte_Son3.jpg

Bản chất máy lạnh vận hành theo phương pháp đẩy khí nóng trong nhà ra ngoài, và nó tạo ra một hiện tượng gọi là đảo nhiệt đô thị, khi trong nhà thì mát nhưng khí hậu ở các thành phố nói chung đều nóng hơn trung bình vì khí nóng trong nhà bị cục nóng điều hòa xả hết ra ngoài trời, dẫn tới việc lại phải dùng nhiều máy lạnh hơn trong nhà để làm mát. Với loại sơn siêu trắng này, con người đã có giải pháp để khắc phục tình trạng đảo nhiệt ở các thành phố lớn.

Quảng cáo



Giáo sư Ruan cho biết: “Máy lạnh có thể làm mát nhà các bạn, nhưng nhiệt đẩy từ bên trong ra ngoài căn nhà vẫn ở trong thành phố, vẫn ở trong bầu khí quyển, trong bầu không khí. Vì thế nó vẫn sẽ đóng góp vào tốc độ nóng lên của Trái đất. Sơn của chúng tôi tạo ra không chỉ không sử dụng năng lượng để tản nhiệt mà còn biết gửi nhiệt năng vào không gian, không gây ảnh hưởng đến khí quyển, giúp giảm tốc độ ấm lên của Trái đất.”

Dựa vào mô hình mô phỏng thống kê qua máy tính, các nhà khoa học ước tính nếu sử dụng loại sơn này phủ ngoại thất nhà, thì ở những thành phố được coi là nóng nhất nước Mỹ như Reno, Nevada hay Phoenix, Arizona, cả thành phố có thể giảm tới 70% tần suất sử dụng máy lạnh trong nhà. Một mô hình giả lập đầy tích cực khác thì cho thấy sử dụng rộng rãi loại sơn này, bao phủ từ 0.5 đến 1% toàn bộ bề mặt trái đất sẽ giúp chặn đứng tốc độ nóng lên của hành tinh xanh.

Đáng chú ý hơn cả, loại sơn đầy tiềm năng này có giá không đắt hơn so với những loại sơn ngoại thất cách nhiệt đang có trên thị trường hiện tại. Các nhà khoa học đang đăng ký bản quyền loại sơn này và triển khai nghiên cứu tác động lâu dài của phát minh này.

Theo Smithsonian Magazine
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay ta.
@The_Hobbit_AK Nguyên liệu chính là đá vôi thì rẻ rồi .
tamha44
ĐẠI BÀNG
3 năm
lý tưởng
phúc chồn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Fan_phong_trào Nó có phải cái gương chiếu phản xạ tia nắng trực tiếp vào mắt đâu mà mù. Người ta giới khoa học kỹ thuật phát minh ra mà làm mù mắt thì nói làm gì nữa ?
cattrieu
TÍCH CỰC
3 năm
@Fan_phong_trào Nguyên lý như mấy áo khoác chống nắng UV đó, nó phản chiếu lại tia UV giảm hấp thụ của tia UV vào bề mặt sản phẩm
@Fan_phong_trào Phản xạ qua nhà hàng xóm !
lethetung
ĐẠI BÀNG
3 năm
đọc bài đi hãy coment bác , bác có thấy cái hình demo ko mà bảo phản xạ ánh sáng, thanh viên tích cực mà tya nhanh hơn não thế
Triển khai sớm đi. Chứ ngày càng nắng nóng trong các thành phố nhiệt độ cao hơn ở nông thôn đến 3-4 độ.
lalapro1391
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ks.TrongHieu Triển khai ở Việt Nam chắc phải mấy chục năm nữa bác ơi...
Cười vô mặt
chuconghuy
TÍCH CỰC
3 năm
Cũng lại là từ Mỹ thôi
Như vậy sớm muộn sẽ có tổng thống Mỹ gốc tq thôi. À, hy vọng anh em Việt cố gắng. Hiện mới có mỗi 1 anh gốc Phi làm nên chuyện.
Bannerman
ĐẠI BÀNG
3 năm
@T.NC "Xiulin Ruan, giáo sư ngành kỹ thuật cơ khí đại học Perdue, một trong những đồng chủ biên cuộc nghiên cứu". Nghĩa là còn người khác làm chủ biên cho đề tài nghiên cứu này cùng ông này nữa. Ông này chỉ là đại diện đứng ra phát biểu cho những người đồng cấp khác thôi.
Ngoài ra dự án này còn hợp tác với văn phòng nghiên cứu khoa học của Không quân Mỹ nữa.
Phát minh thiết thực quá.
hipppo
CAO CẤP
3 năm
Mình đang cần. Nhà hướng tây bắc nóng vãi đái.
Thế thì nó cũng phản hết lại ra môi trường. Nhà mát thì ngoài nhà lại nóng hơn bây giờ. Vẫn cứ phải là giảm thiểu sự nóng lên của trái đất mới là gốc vẫn đề.
@maithang215 Bạn có thấy cây xanh cũng nhận 100% ánh nắng từ mặt trời chiếu xuống nhưng tại sao không nóng như nhà bê tông không?
Cây nó cũng có tán hết ra xung quanh gây nóng đâu.
Cái nữa là sơn này tán hết nhiệt lượng mà mặt trời chiếu vào nhà, nên nhà sẽ mát hơn, k sử dụng máy lạnh nhiều như trước, nên ko cần nguyên liệu hóa thạch để tạo ra điện cho máy lạnh. Chưa kể nhiệt lượng cục nóng tạo ra môi trường nữa. Ước chừng nhiêu đó cũng hơn kha khá nhiệt lượng mà sơn nó tán ra khỏi bề mặt nhà ùi.
ngocdai102
ĐẠI BÀNG
3 năm
@maithang215 Bạn nên tìm hiểu thêm về hiệu ứng lồng kính (nhà kính) để hiểu tại sao trái đất nóng lên. Có thể nói ngắn gọn như sau: ánh sáng mặt trời có mang theo năng lượng. Khi chiếu xuống trái đất sẽ bị các bề mặt trên trái đất hấp thụ 1 phần năng lượng và bị phản xạ ngược trở lại, tia phản xạ này vẫn còn năng lượng đi qua bầu khí quyển để trở ra không gian ngoài trái đất. Nếu các bề mặt trên trái đất hấp thụ càng ít thì càng đỡ nóng mà phần lớn nl sẽ quay trở về không gian. Còn hiệu ứng lồng kính làm trái đất nóng lên là do bầu khí quyển bị con người thải vào nhiều chất lạ và CO2 làm thay đổi so với thành phần nguyên thủy của nó. Nên tia năng lượng phản xạ của ánh sáng mặt trời khó thoát ra ngoài ko gian hơn và năng lượng đó làm trái đất nóng lên.
Alibace
ĐẠI BÀNG
3 năm
@maithang215 Giáo sư Ruan cho biết: “Máy lạnh có thể làm mát nhà các bạn, nhưng nhiệt đẩy từ bên trong ra ngoài căn nhà vẫn ở trong thành phố, vẫn ở trong bầu khí quyển, trong bầu không khí. Vì thế nó vẫn sẽ đóng góp vào tốc độ nóng lên của Trái đất. Sơn của chúng tôi tạo ra không chỉ không sử dụng năng lượng để tản nhiệt mà còn biết gửi nhiệt năng vào không gian, không gây ảnh hưởng đến khí quyển, giúp giảm tốc độ ấm lên của Trái đất.”
@bestofstrongman Cây xanh nó hấp thụ ánh sáng chuyển thành dạng năng lượng khác ko phải phản xạ hiểu không?
vhhai_c3
TÍCH CỰC
3 năm
Nhưng các nhà cao tầng vẫn còn rất nhiều kính. Hiệu ứng nhà kính mới nan giải 😔
n3_bmt
TÍCH CỰC
3 năm
@vhhai_c3 ủa nhà nhiều kính gây ra hiệu ứng nhà kính hả
Kinh vãi
ghost85
CAO CẤP
3 năm
@vhhai_c3 Nếu thay bằng bê tông sẽ có hiệu ứng nhà bê tông, quây bằng tôn sẽ có hiệu ứng nhà tôn,… nan giải thật, cứ vậy chắc ở lều không ở nhà nữa
@ghost85 vậy dưới nông thôn sẽ có hiệu ứng nhà lá
ghost85
CAO CẤP
3 năm
@zombie01 @zombie01 thành phố cũng có hiệu ứng chòi lá mà
edios
TÍCH CỰC
3 năm
@n3_bmt về nguyên lý thì không sai đâu bạn ơi. Bức xạ xuyên qua kính, làm nóng không gian bên trong nhà rồi từ bề mặt đó phản xạ vào mặt trong kính và phản xạ ngược một lần nữa vào bề mặt không gian bên trong cứ thế lặp đi lặp lại. Cứ lên tầng thượng của các nhà có nhiều cửa sổ là biết mùi liền 😁
Bh tiến hoá thành Kryptonian. Hấp thụ bức xạ mặt trời là xong hết 😆.
AI tinhte cảnh báo hình ảnh này chỉ mang tính chất Quảng cáo 😂
Screenshot_20210523-204700090.jpg
St@rK3
ĐẠI BÀNG
3 năm
Phản xạ 98.1% thì trước tiên nó cũng dội vào lại môi trường xung quanh và khí quyển. Thử trên 1 vài nhà thì có vẻ hời. Còn bao phủ nhà nhà thì chưa chắc gì được.
1stLIFE
ĐẠI BÀNG
3 năm
@St@rK3 1. Không khí dẫn nhiệt giữ nhiệt rất kém, có thể coi nó là chất cách nhiệt. Bình cách nhiệt giữ đồ uống nóng/lạnh lâu dù làm bằng kim loại vì giữa thành bình là 1 lớp không khí giúp cách nhiệt. Cái nóng cảm thấy ở môi trường/không khí xung quanh thực chất phần nhiều là nhiệt tỏa ra các ngôi nhà/tòa nhà, mặt đất.
2. Nhiệt truyền đc cơ bản là nhờ bức xạ hồng ngọai. Mắt người không thấy được.
3. Sơn này phản xạ bức xạ tốt hơn. Phản xạ ra môi trường xung quanh? Chính xác hơn là phản xạ ra ngoài vũ trụ. Phản xạ nhiệt từ mặt trời ra khỏi trái đất.
4. Sơn lên ngôi nhà thì tất nhiên là không thể nào phản xạ hết 100% lên không gian. Và tất nhiên ko thể nào 100% hắt nhiệt xuống các công trình kế bên.
Có loại sơn này thì nên mừng chứ cứ đi lo bò trắng răng thế!!
St@rK3
ĐẠI BÀNG
3 năm
@1stLIFE Sơn quanh cái nhà thì phụ thuộc vào đường đi ánh sáng mà nó phản xạ lại theo góc độ, chứ đâu phải sơn là nó tìm vũ trụ mà phản ra, góc nó chiếu ngang ra hay chiếu xuống đường nữa chứ đâu phải nhằm vào vũ trụ mà lao ra. Trường hợp phủ hầu hết các công trình thì lượng bức xạ đảo qua đảo lại hay chiếu xuống nền bê tông vs nền đường cũng đâu có ít. Chưa phổ biến diện rộng thì lợi ích duy nhất biết được chỉ là bên trong ngôi nhà đó sẽ mát hơn. Và bạn nói lo xa là sai nhé, giờ cái gì chả phải lo, môi trường khí hậu như bây giờ cũng là do chủ quan vì lợi ích trước mắt mà k tính đến môi trường, lo thêm ý kiến thêm để tối ưu, phải soi kĩ mấy vấn đề kiểu này.
St@rK3
ĐẠI BÀNG
3 năm
@songoku_1206 Vấn đê đó là 1 chuyện xung quanh nó còn nhiều vấn đề khác, giống như việc 1 toà nhà lắp kính tráng cái loại phản chiếu lại hầu hết bức xạ đó, các công trình xung quanh và mặt đường bị nung nóng có thứ còn biến dạng. Chưa tính đến việc nó có góc độ để phản ra ngoài vũ trụ được bao nhiêu (oke là có lợi vì phần nào nó xẽ phản ra hơn), lại tính tới cái gần là những công trình xung quanh, mặt đường, nền bê tông sẽ tập chung nhiệt nhiều hơn vì nhiều nguồn dội vào. Nói chung là cứ phải thực nghiệm cẩn thận, soi là cứ phải soi để ngta tối ưu nhất có thể.
St@rK3
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Andydo611 Theo t cứ cây xanh là tốt nhất. Trước chả để ý môi trường, sau các đợt bão liên miên lở đất nhà t ở quê vỡ mất cái bếp, tết thì mưa đá, bây giờ thấy căng cực ra phết
ndthuanx
TÍCH CỰC
3 năm
Quá tuyệt vời. Thích những nghiên cứu làm giảm tiêu thụ năng lượng
somienbac
ĐẠI BÀNG
3 năm
để mai mua thùng kem trộn trắng da lên trét mái tôn
dlcky
TÍCH CỰC
3 năm
nhà này phản xạ vào nhà kia nhưng bài toán trước đây của pin mặt trời, ví dụ một thành phố nhà cao tầng chi chít sơn cái này thì người đi đường bị nướng sống à?
Rồi nó phản xạ xuống đường phố thì người tham gia giao thông phải làm sao ?
Alibace
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Methanol "Sơn của chúng tôi tạo ra không chỉ không sử dụng năng lượng để tản nhiệt mà còn biết gửi nhiệt năng vào không gian, không gây ảnh hưởng đến khí quyển, giúp giảm tốc độ ấm lên của Trái đất."
1stLIFE
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Methanol Chưa làm nhà đã lo nhà bị dột
"Sơn của chúng tôi tạo ra không chỉ không sử dụng năng lượng để tản nhiệt mà còn biết gửi nhiệt năng vào không gian, không gây ảnh hưởng đến khí quyển, giúp giảm tốc độ ấm lên của Trái đất." Nghe kinh thiệt.
macinPhone
TÍCH CỰC
3 năm
Xiulin một cái tên đến từ xứ sở của vua Tập

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019