Các nhà khoa học Anh và Trung Quốc phát triển một loại sơn tự làm sạch mới, có tính ứng dụng cao trên nhiều chất liệu và vẫn hoạt động hiệu quả kể cả khi bị trầy xước.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 5/3, các nhà khoa học cho biếtloại sơn hoàn toàn không thấm nước được làm từ hạt nano titanium dioxide. Không giống các loại sơn phủ chống nước khác, phát minh mới này vẫn có thể tự làm sạch kể cả khi bị hư hại hay bị ngâm dầu mỏ.
“Thách thức lớn nhất đối với các bề mặt tự rửa là tìm cách giúp chúng chống chịu được các yếu tố gây hư hại hàng ngày“, Clair Carmalt, giáo sư về hoá vô cơ tại Đại học London (UCL), người đồng chỉ đạo nghiên cứu, nói.
Do độ bền cao, loại sơn này có thể được ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực từ vải vóc, giấy, kính đến thép. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng sử dụng các nguyên liệu sẵn có giúp tăng tính ứng dụng của sản phẩm.
“Khả năng chống nước giúp các vật liệu tự làm sạch, bởi nước tạo thành những giọt hình bi lăn trên bề mặt, giống như những chiếc máy hút bụi mini, cuốn theo chất bẩn, virus và vi khuẩn“, tác giả nghiên cứu Yao Lu thuộc UCL cho biết.
Tuỳ theo chất liệu bề mặt, các nhà khoa học sử dụng các công nghệ phủ sơn khác nhau như súng bắn tia cho bề mặt kính và thép, phương pháp phủ nhúng dành cho bề mặt cotton, len và phương pháp phun cho giấy. Ngoài UCL, Học viện Hoàng gia London và Đại học Công nghệ Dalian, Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 5/3, các nhà khoa học cho biếtloại sơn hoàn toàn không thấm nước được làm từ hạt nano titanium dioxide. Không giống các loại sơn phủ chống nước khác, phát minh mới này vẫn có thể tự làm sạch kể cả khi bị hư hại hay bị ngâm dầu mỏ.
“Thách thức lớn nhất đối với các bề mặt tự rửa là tìm cách giúp chúng chống chịu được các yếu tố gây hư hại hàng ngày“, Clair Carmalt, giáo sư về hoá vô cơ tại Đại học London (UCL), người đồng chỉ đạo nghiên cứu, nói.
Do độ bền cao, loại sơn này có thể được ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực từ vải vóc, giấy, kính đến thép. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng sử dụng các nguyên liệu sẵn có giúp tăng tính ứng dụng của sản phẩm.
“Khả năng chống nước giúp các vật liệu tự làm sạch, bởi nước tạo thành những giọt hình bi lăn trên bề mặt, giống như những chiếc máy hút bụi mini, cuốn theo chất bẩn, virus và vi khuẩn“, tác giả nghiên cứu Yao Lu thuộc UCL cho biết.
Tuỳ theo chất liệu bề mặt, các nhà khoa học sử dụng các công nghệ phủ sơn khác nhau như súng bắn tia cho bề mặt kính và thép, phương pháp phủ nhúng dành cho bề mặt cotton, len và phương pháp phun cho giấy. Ngoài UCL, Học viện Hoàng gia London và Đại học Công nghệ Dalian, Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu.