Nhiều chị em dù đã lên kế hoạch sinh đẻ từ lâu nhưng lại khó có thai (hay còn gọi là hiếm muộn). Nguyên nhân cho việc khó có thai này có thể đến từ bệnh lý, cũng có khi đến từ tâm lý hoặc canh trứng không đúng thời điểm, v.v. Dù là xuất phát từ nguyên nhân nào, nếu không giải quyết sớm thì theo thời gian tuổi tác của phụ nữ càng tăng lên, khả năng mang thai sẽ càng thấp.
1. Nguyên nhân phụ nữ khó mang thai
1.1. Tuổi tác
Phụ nữ có tuổi tác càng cao thì khả năng mang thai càng thấp, nhất là phụ nữ sau 30 tuổi trở đi. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự lão hóa có ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của các cơ quan sinh sản.
1.2. Thể trạng thiếu cân hoặc thừa cân
1. Nguyên nhân phụ nữ khó mang thai
1.1. Tuổi tác
Phụ nữ có tuổi tác càng cao thì khả năng mang thai càng thấp, nhất là phụ nữ sau 30 tuổi trở đi. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự lão hóa có ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của các cơ quan sinh sản.
1.2. Thể trạng thiếu cân hoặc thừa cân
Thực tế, cân nặng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mang thai. Phụ nữ quá gầy thì cơ thể sẽ không có đủ chất dinh dưỡng, khả năng tiết hormone cũng kém. Phụ nữ thừa cân lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý có ảnh hưởng đến việc điều tiết nội tiết tố. Chính vì vậy, việc duy trì một cân nặng vừa phải là rất quan trọng đối với những ai đang có kế hoạch có con.
1.3. Bệnh lý
Các cặp vợ chồng sau khi nỗ lực 6 tháng- 1 năm mà vẫn chưa có con, thì nên đi khám tổng quát để kiểm tra xem có mắc bệnh lý nào gây hiếm muộn hay không. Có rất nhiều bệnh lý có thể gây hiếm muộn, trong đó phổ biến là:
- Các bệnh ở cơ quan sinh dục nữ như: bệnh viêm nhiễm phụ khoa (như viêm buồng trứng, viêm âm đạo), tắc buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, polyps tử cung, rối loạn phóng noãn, trứng lép…
- Các vấn đề ở cơ quan sinh dục nữ, như bẩm sinh đã thế hay khuyết thiếu một bộ phận nào đó, chẳng hạn như: niêm mạc mỏng, tử cung nhi hóa, …
- Các bệnh ở cơ quan sinh dục nam giới như: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu,...
- Các bệnh về tuyến giáp
- Các bệnh về nội tiết
1.4. Canh ngày trứng rụng chưa chuẩn
Canh ngày trứng rụng là một phương pháp hỗ trợ thụ thai hiệu quả và rất hữu hiệu đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều. Tuy nhiên, đối với những người không có kinh nguyệt đều thì khó mà có thể canh ngày trứng rụng chính xác được, từ đó cũng dẫn đến khó có con.
1.5. Tần suất quan hệ thấp
Tần suất quan hệ các cặp vợ chồng nên thực hiện là 3 lần/tuần. Việc thực hiện quan hệ ít hơn cũng là một trở ngại lớn đối với việc có con, bởi khi đó xác suất trứng và tinh trùng kết hợp thành công cũng ít hơn rất nhiều.
1.6. Trở ngại tâm lý
Quảng cáo
Sự lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng khiến cho các cặp vợ chồng khó có thể có con. Nguyên nhân là bởi tâm lý căng thẳng, tiêu cực ảnh hưởng mạnh tới nội tiết và rất dễ gây rối loạn nội tiết trong cơ thể. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp người vợ hoặc chồng hoặc có con có trở ngại tâm lý đối với việc quan hệ hoặc bẩm sinh đã không có nhu cầu/ lãnh cảm đối với việc quan hệ. Trong những trường hợp như này, vợ chồng nên thống nhất với nhau về quan điểm hôn nhân và kế hoạch có con để cùng nhau giải quyết.
2. Các biện pháp hiệu quả cho chị em khó có thai
2.1. Bồi bổ cơ thể
Để chuẩn bị cho việc có thai, cặp vợ chồng cần phải đảm bảo cơ thể ở trạng thái đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh nhất. Theo đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của hai vợ chồng (tham khảo bài: chế độ ăn cho cặp đôi hiếm muộn của lão nhà quê). Bạn nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo no, sắt, kẽm, vitamin, chất khoáng…, đồng thời hạn chế dùng các thực phẩm có hại cho cơ thể như: đồ đông lạnh, đồ đóng hộp, bánh kẹo…. Ngoài ra, đồ uống có cồn, nước ngọt cùng các chất kích thích, thuốc lá nên được hạn chế triệt để.
2.2. Tập luyện nâng cao thể lực
Việc tập luyện thường xuyên không chỉ có tác dụng nâng cao thể lực mà còn giúp tăng khả năng sinh lý, giúp điều hòa hệ nội tiết trong cơ thể. Bạn áp dụng thực hiện các bài tập của lão nhà quê, bao gồm: ĐI BỘ 3~5km/ngày; NẰM NGỬA ĐẠP XE, XOA BỤNG, LĂN BỤNG.
Quảng cáo
2.3. Bài thuốc của lão nhà quê
Bạn áp dụng kết hợp bài VIÊM GAN B, GAN C; GỬI MẸ MONG CON; CHUYỆN CÁI LÁ BÀNG Đây là những bài thuốc có tác dụng: bổ gan, bổ thận, điều hòa khí huyết, tăng sức đề kháng, tăng khả năng sinh lý, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh ở cơ quan sinh sản; giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều để dễ dàng tính ngày rụng trứng. Bạn đọc lưu ý đọc kỹ trước khi thực hiện.
Nước lá bàng lão nhà quê
2.4. Canh ngày rụng trứng
Cách tốt nhất là bạn nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa sản hỗ trợ tính ngày rụng trứng để lên kế hoạch. Trong trường hợp bạn muốn tự tính thì làm như sau: lấy 28 ngày làm chu kỳ kinh nguyệt chuẩn, ngày rụng trứng sẽ là ngày 14 tính từ ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo đếm ngược lại, ngày dễ mang thai nhất sẽ là ngày 11~15 tính từ ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo đếm ngược lại. Nếu chu kỳ dài hơn 28 ngày thì cứ dài thêm 1 ngày lại cộng thêm 1 ngày vào ngày rụng trứng và ngày dễ mang thai. Ngược lại, nếu chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì cứ ngắn hơn 1 ngày, ta trừ đi ngày ở ngày rụng trứng và khoảng thời gian dễ mang thai.
Chu kỳ kinh nguyệt
2.5. Lên kế hoạch tiêm phòng trước mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ người mẹ và thai nhi an toàn trong thai kỳ. Nó không chỉ giúp củng cố hệ miễn dịch của người mẹ mà còn giảm nguy cơ thai nhi dị tật, gặp các vấn đề sức khỏe bẩm sinh. Về cơ bản, trước khi mang thai, bạn nên có kế hoạch tiêm phòng các mũi tiêm sau: mũi tiêm phòng cúm, mũi tiêm vắc xin 3 trong 1: sởi - quai bị - rubella, mũi tiêm phòng thủy đậu, mũi tiêm vắc xin 3 trong 1: bạch hầu - ho gà - uốn ván, mũi tiêm phòng viêm gan A + B, mũi tiêm phòng uốn ván. Ngoài ra, đối với phụ nữ dưới 26 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Về lịch trình tiêm và lưu ý khi tiêm cụ thể thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.