Vừa qua mình có nhận 1 dự án ráp máy tính chơi game cho người bạn, cấu hình ở tầm trung cao nên muốn chia sẻ với anh em. Sản phẩm mà mình tập trung nhiều hơn là thùng máy Cooler Master HAF 500, vì suy cho cùng thì chính thiết kế của thành phần này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm trong suốt quá trình lắp đặt linh kiện. Khi hầu hết các quy chuẩn là như nhau (9 ốc cố định mainboard ATX hay 4 ốc nguồn hoặc lắp card đồ họa nằm ngang) thì cách bố trí các lỗ đi dây, vị trí quạt, radiator cùng 1 chút sáng tạo trong thùng máy sẽ cho anh em sự thoải mái và thú vị lúc thao tác.
Tổng quan về HAF 500 là 1 thùng máy cỡ mid tower, kích thước 516 x 224 x 510 mm, sử dụng kết hợp chất liệu từ thép, nhựa và kính cường lực. Khả năng hỗ trợ của Cooler Master HAF 500 là khá tốt với các chuẩn mainboard từ Mini-ITX đến E-ATX, 7 khe PCI, đặc biệt có thể gắn radiator 360 mm trên nóc, đây là điểm mình đánh giá cao. Đối với tản nhiệt khí cho CPU, chiều cao được hỗ trợ là 167 mm, trong khi độ dài card đồ họa lớn nhất tới 410 mm, nhìn chung là thoải mái cho hầu hết các linh kiện hiện nay (trừ radiator 420 mm).

Tổng quan về HAF 500 là 1 thùng máy cỡ mid tower, kích thước 516 x 224 x 510 mm, sử dụng kết hợp chất liệu từ thép, nhựa và kính cường lực. Khả năng hỗ trợ của Cooler Master HAF 500 là khá tốt với các chuẩn mainboard từ Mini-ITX đến E-ATX, 7 khe PCI, đặc biệt có thể gắn radiator 360 mm trên nóc, đây là điểm mình đánh giá cao. Đối với tản nhiệt khí cho CPU, chiều cao được hỗ trợ là 167 mm, trong khi độ dài card đồ họa lớn nhất tới 410 mm, nhìn chung là thoải mái cho hầu hết các linh kiện hiện nay (trừ radiator 420 mm).


Cooler Master HAF 500 trang bị 1 mặt kính cường lực ở hông trái (nhìn từ phía trước), gắn vào thùng máy bằng ngàm gài, bổ sung thêm ốc cố định phía sau để đảm bảo chắc chắn trong quá trình di chuyển. Mình thử nghiệm thì nếu không cố định ốc, mặt kính vẫn đủ chắc, đồng thời khi tháo gỡ thì không sợ lỡ tay làm rơi do nó có cơ chế mở 1 phần hơi nghiêng, giữ lại với thùng máy bằng cạnh dưới. Anh em có thể mở hờ như trong ảnh mà không lo gì cả, khác với 1 số kiểu thiết kế khác thì phải giữ lại bằng tay nếu không muốn bị rơi bể.

Mặt trên hơi chéo góc là các cổng giao tiếp của HAF 500, ngay giữa là nút nguồn có đèn LED, cạnh đó có 2 cổng USB 3.2 Gen 1, cổng âm thanh 3.5 mm, nút reset (hoặc tùy biến thành nút chuyển chế độ LED nếu gắn vào hub controller), 1 cổng USB 3.2 Gen 2 Type-C.

Khoang bên trong HAF 500 rộng rãi, khoảng trống phía trên mainboard khá lớn, đủ sức cho radiator 360 mm cùng quạt làm mát dày 25 mm. Trong trường hợp thao tác khó do bàn tay lớn, giả sử lúc kết nối dây nguồn EPS12V cho CPU, anh em có thể tháo rời phần nắp trên này luôn, tiếp cận linh kiện bên trong rất dễ.


Đây là 1 điểm nhấn trên HAF 500 - quạt làm mát hỗ trợ cho GPU. Tận dụng khoảng trống ngay bên trên khay ổ cứng 3.5 inch, Cooler Master thiết kế cơ chế xoay trong khoảng 90 độ cho 1 quạt 120 mm, từ phương ngang đến thẳng đứng tùy nhu cầu. Nếu không thích kiểu hút gió từ mặt trước thổi phụ vào GPU, anh em có thể đổi chiều quạt cũng đơn giản. Quạt trang bị cho phần này là SickleFlow 120, khá ngon.

Quảng cáo

Mặc định theo HAF 500 là 2 quạt 200 mm ở mặt trước, tuy nhiên với nhu cầu cá nhân, quạt 200 mm đã được thay thế bằng 3 quạt 120 mm, model FA12025L12LPT. Đây là phiên bản màu đen của loại quạt trang bị cho tản nhiệt Cooler Master MasterLiquid PL360 Flux White Edition mà mình từng thử nghiệm. FA12025L12LPT là các mẫu quạt SickleFlow được Cooler Master làm lại, có 7 cánh quạt Air Balance liên kết với nhau bởi vòng nhựa ở đầu cánh. Quạt tiêu thụ tối đa 3.6 W (12 V @ 0.3 A), tốc độ lớn nhất 2300 RPM, tạo ra luồng gió 72.37 CFM, áp suất tĩnh 2.96 mmH2O và độ ồn cao nhất 32 dBA. Đương nhiên là quạt có trang bị đèn LED RGB.

Khu vực lắp đặt PSU có bổ sung thêm nắp che bằng nhựa, cố định vào thùng máy theo kiểu ngàm trượt.

Mặt sau case có các vị trí gắn SSD 2.5 inch. Tổng cộng trong thùng máy HAF 500 anh em có thể gắn tối đa 4 ổ cứng 2.5 inch hoặc 2 ổ 3.5 inch và 2 ổ 2.5 inch. Khoảng trống giữa nắp hông phải và đế mainboard tương đối rộng rãi, dễ đi dây.
Quảng cáo

Ngay bên dưới khu vực PSU có lưới lọc bụi tháo rời được để vệ sinh khi cần thiết. HAF 500 thiết kế phần chân đế cao và thoáng để cách biệt với mặt phẳng, đồng thời cũng dễ hút gió từ phí dưới thùng máy hơn. Cả 4 chân đế đều có cao su chống trượt và tránh rung khi hoạt động.

Để đỡ cho PSU thì Cooler Master cũng gắn sẵn 2 dải xốp êm ái.


Trên tay mainboard ASUS TUF GAMING Z790-PLUS WIFI
ASUS TUF GAMING Z790-PLUS WIFI là mẫu mainboard thuộc dòng sản phẩm siêu bền, trang bị chipset Intel Z790 mới nhất, hỗ trợ đầy đủ CPU Alder Lake-S và Raptor Lake-S. Không hào nhoáng ở vẻ ngoài, nhưng bên trong mainboard TUF GAMING Series cũng có…
tinhte.vn
Mainboard được sử dụng là ASUS TUF Gaming Z790-PLUS WIFI, đây là mẫu TUF Z790 cao nhất hiện nay. Mình cũng đã từng có bài thử nghiệm rồi, anh em có thể tham khảo lại. Với cỡ ATX tiêu chuẩn, mainboard nằm gọn gàng trong lòng HAF 500.


Trải nghiệm Corsair iCUE 5000T RGB - Thùng máy mid-tower rất khác
Sau khi quyết định “liều” nhờ người quen vận chuyển giúp kèm theo vài mã giảm giá trên website, mình đặt mua thùng máy Corsair iCUE 5000T RGB về Việt Nam. Hơn 1 tháng chờ đợi và thêm 2 tuần gom đồ, mình muốn chia sẻ với anh em trải nghiệm sử dụng…
tinhte.vn
Tương tự như CORSAIR 5000T trước đây hay các thùng máy cao cấp thì việc lắp đặt linh kiện đơn giản và thoải mái. Anh em không cần phải theo thứ tự nào cả, lắp cái này trước cũng được, khoảng trống vẫn đủ để thao tác.

Các vị trí cắt khoét trên tray mainboard của HAF 500 cũng hợp lý (hoặc là nó vô tình rất phù hợp với TUF Gaming Z790-PLUS WIFI).


Thử nghiệm Intel Core i9-13900KS - Vi xử lý nhanh nhất thế giới cho desktop
Chưa đầy 1 năm sau khi Core i9-12900KS xuất hiện, Intel tiếp tục cho ra mắt Core i9-13900KS, kế thừa danh hiệu vi xử lý desktop nhanh nhất thế giới, hiện tại ở mức xung boost 6 GHz. Đây là lần đầu tiên người dùng dễ dàng sở hữu 1 mẫu CPU hoạt động…
tinhte.vn
Tản nhiệt được sử dụng là Cooler Master MasterLiquid PL360 Plux White Edition. Đối với những linh kiện trong bộ máy này thì màu trắng hay đen đều phù hợp. Ngay bên dưới block nước là vi xử lý Intel Core i9-13900KS - con chip desktop nhanh nhất thế giới. Qua những thử nghiệm của mình thì MasterLiquid PL360 Plux có hiệu năng còn tốt hơn 1 chút so với sản phẩm dùng bơm Asetek thế hệ 8, vì vậy tản nhiệt sẽ đủ sức cho CPU hoạt động.


Thử nghiệm tản nhiệt Cooler Master MasterLiquid PL360 Flux White Edition
Dải sản phẩm tản nhiệt nước AIO của Cooler Master có tên là MasterLiquid, chia làm 4 phân khúc theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm MasterLiquid Maker, MasterLiquid Pro, MasterLiquid và MasterLiquid Lite.
tinhte.vn
Mình cố định tới phần radiator 360 mm ở phía trên, lúc này chưa lắp nguồn và dây EPS12V cho CPU, khoảng trống thao tác vẫn còn. Nếu gặp khó, như đã nói, anh em có thể tháo luôn phần nắp trên case cho tiện cũng được.


Bộ nguồn được sử dụng là Cooler Master MWE 850 Gold - V2. Sản phẩm đạt chứng nhận hiệu suất 80 Plus Gold, có 2 đầu EPS12V cho những hệ thống mới, 4 đầu PCIe 6+2 pin, quạt làm mát 120 mm hydro dynamic bearing. Đây là bộ nguồn theo kiểu truyền thống, dây cáp dính liền, sẽ hơi tốn diện tích cho những phần dây cáp không sử dụng, bù lại tất cả dây là dạng bẹ (ribbon).

Hình ảnh mặt sau thùng máy khi đã có nguồn và đi dây cơ bản. Mình có sử dụng 1 hub điều khiển đèn RGB cho các quạt làm mát phía trước lẫn radiator. Dây nhiều là do mình dùng dây chia chữ Y để gom các đèn RGB làm 1, vì hub điều khiển chỉ có 3 vị trí cắm.


Thử nghiệm card đồ họa MSI RTX 4070 Gaming X Trio
Rất nhanh sau khi đại diện GPU Ada Lovelace thứ 4 xuất hiện, MSI cung cấp ra thị trường các bản tùy biến, trong số đó có RTX 4070 Gaming X Trio. Kết hợp giữa GPU RTX 40 Series mới, hệ thống tản nhiệt TRI FROZR 3 và backplate cứng cáp…
tinhte.vn
Card đồ họa dùng cho thùng máy cũng là sản phẩm đã được thử nghiệm trên Tinhte - MSI GeForce RTX 4070 Gaming X Trio. Sức mạnh của GPU RTX 4070 cho phép anh em thoải mái tung hoành trong thế giới ảo ở độ phân giải 1080p thiết lập cao nhất và 1440p ở thiết lập phù hợp hơn.
Nhìn chung Cooler Master HAF 500 là 1 thùng máy mid tower rộng rãi cho các cấu hình tầm trung tới cao cấp. Khả năng hỗ trợ của sản phẩm là khá tốt, không gian thoáng đãng, trải nghiệm lắp đặt dễ dàng, khoảng trống đi dây thoải mái. HAF 500 bổ sung thêm phần quạt làm mát phụ cho card đồ họa, có thể điều chỉnh, giúp tăng cường giải nhiệt khi sử dụng dòng card cao cấp hay khi chạy tác vụ nặng. Mặt trên case có thể tháo rời cũng là điểm cộng để người dùng có thể tiếp cận linh kiện dễ hơn lúc cần sửa chữa, thay thế.